Tác Hại Và Cách Phòng Chống Bệnh Giun Truyền Qua đất
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài.
Tại Hà Tĩnh, theo số liệu của Trung tâm Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng tỉnh, có gần 1 ngàn người nằm trong vùng có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đất. Kết quả điều tra năm 2011, có 67,9% dân số tỉnh ta nhiễm giun; trong đó nhiễm một loại giun là 58%, tỷ lệ đa nhiễm từ 2 loại giun trở lên là trên 42%, tỷ lệ nhiễm phối hợp là 35- 47%; trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa là 87%, giun móc là 69,8%, giun tóc là 32%, riêng số trẻ em bị nhiễm giun chiếm 56,4 % , đây là một tỷ lệ còn cao so với toàn quốc.
Từ năm 2006 đến nay, ngành Y tế đã triển khai nhiều chương trình tẩy giun miễn phí cho các đối tượng như: trẻ từ 06-24 tháng, học sinh tiểu học và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ có chương trình này, từ năm 2011 đến nay đã có trên 500 ngàn học sinh tiểu học, 365 ngàn trẻ từ 24-60 tháng, gần 700 ngàn phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được uống thuốc tẩy giun. Sau một số năm triển khai thực hiện, tình trạng người bị các tai biến do giun giảm mạnh, nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh không có trường hợp nào bị các tai biến, biến chứng do giun cần phải can thiệp về y tế, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu. Cô Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng trường mầm non Thạch Xuân cho biết: nhờ tẩy giun định kỳ cho các cháu 6 tháng một lần nên hơn 200 cháu theo học tại trường đều phát triển tốt, cân nặng, chiều cao, sức khỏe đảm bảo, ít bị rối loạn tiêu hóa, thiếu máu.
Theo Bác sỹ Nguyễn Hữu Thanh - GĐ Trung tâm Phòng chống SR-KST-CT: Nhiễm giun đường ruột cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm bệnh nhiệt đới ít được quan tâm do các triệu chứng, biểu hiện không rầm rộ như nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính hay các nguy cơ khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun sán ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Các tác hại của nhiễm giun phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng giun, thời gian nhiễm lâu hay mới, cơ quan nhiễm, sức đề kháng của người bị nhiễm, tình trạng dinh dưỡng của cơ thể. Như giai đoạn ấu trùng, giun đũa và giun móc có thể gây viêm phổi dị ứng, giun móc gây viêm da tại chỗ do ấu trùng qua da. Ở giai đoạn giun trưởng thành, do chất tiết của giun, hoạt động của giun gây kích thích hóa học, cơ học tại chỗ làm thành ruột bị tổn thương, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu lỏng, đi ngoài ra máu. Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ. Giun tóc có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, hội chứng giống lỵ, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, chán ăn, nhiễm nặng và kéo dài gây sa trực tràng, nhiễm trùng thứ phát, thiếu máu nhược sắc. Giun móc có thể gây thiếu máu nặng, suy tim, phù nề, phụ nữ rong kinh, vô kinh, gầy mòn, phù thũng, suy kiệt, phối hợp các bệnh khác. Người nhiễm trứng giun mất 0,02-0,1 ml máu một ngày gây thiếu máu nhược sắc, suy tim, suy kiệt, viêm dạ dày, tá tràng...
Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.
Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Vì vậy để phòng tránh giun sán cần tuân thủ các biện pháp phòng chống sau:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Không ăn uống thức ăn chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Thu Hòa
Từ khóa » Tác Hại Của Giun đũa đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa Với Sức Khỏe Con Người ?
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa Với Sức Khỏe Con Người?
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa đối Với Sức Khỏe Con Người - Tay Thu
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa Với Sức Khỏe Con Người
-
Tác Hại Của Giun đũa đối Với Sức Khỏe Của Con Người? - Selfomy
-
Bệnh Giun đũa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Chống
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa đối Với Sức Khoẻ Con Người ? Muốn Phòng ...
-
Nêu Các Tác Hại Của Giun đũa đối Vs Sức Khỏe Con Người ... - Hoc24
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa Với Sức Khóc Con Người | Tech12h
-
Tác Hại Của Giun đũa Với Con Người Là - Bí Quyết Xây Nhà
-
CÁC BỆNH DO GIUN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Giun đũa Có Tác Hại Gì đối Với Con Người?
-
Giun đũa Gây Tác Hại đối Với Con Người Là?
-
Nêu Tác Hại Của Giun đũa Với Sức Khỏe Con Người - Olm