Tắc Kè? Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán ở đâu Tại Hà Nội ...
Có thể bạn quan tâm
Tắc kè là loài bò sát có khả năng đổi màu rất tài tình, khiến nhiều người cảm thấy thích thú. Chúng đã dùng khả năng này để ngụy trang cho mình nhằm tránh thoát khỏi móng vuốt của kẻ thù. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loài động vật thú vị này nhé.
Nội dung bài viết
- I. Tìm hiểu chung về tắc kè
- 1. Đặc điểm hình dáng của tắc kè
- 2. Tắc kè sống ở đâu?
- 3. Tập tính, đặc điểm sinh sản của con tắc kè
- II. Tổng hợp các loài tắc kè trong tự nhiên
- 1. Tắc kè hoa (tắc kè bông)
- 2. Tắc kè bay
- 3. Tắc kè xanh (Tắc kè hoa đeo mạng)
- 4. Tắc kè nước
- 5. Tắc kè mào New Caledonia (Tắc kè đổi màu)
- III. Kỹ thuật nuôi tắc kè hiệu quả
- 1. Cách chọn giống tắc kè
- 2. Con tắc kè ăn gì?
- 3. Cách chọn chuồng nuôi tắc kè
- IV. Tổng hợp các món ngon từ tắc kè
- 1. Tắc kè khô
- 2. Tắc kè nướng
- 3. Tắc kè chiên giòn
- V. Rượu tắc kè có bổ không? Các bước ngâm rượu tắc kè đúng cách
- 1. Rượu tắc kè có bổ không?
- 2. Các bước ngâm rượu tắc kè đúng cách
- VI. Tắc kè vào nhà kêu là điềm tốt hay xấu? Mơ thấy tắc kè đánh con gì?
- VII. Tắc kè giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM
- 1. Tắc kè giá bao nhiêu?
- 2. Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM?
I. Tìm hiểu chung về tắc kè
Tắc kè (tên tiếng Anh: Gekco), là loài động vật rất quen thuộc với con người. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những thông tin về hình dáng nơi sống, tập tính,… của chúng để giúp bạn hiệu rõ hơn về loài bò sát này.
Tắc kè là loài bò sát không còn quá xa lạ với con người
1. Đặc điểm hình dáng của tắc kè
Tắc kè thuộc lớp bò sát và là họ thằn lằn cổ nhất trong các loài thằn lằn hiện nay còn tồn tại. Cơ thể tắc kè có cấu tạo hoàn chỉnh với cái đầu dẹt, có hình tam giác nhọn hướng về phía mõm và được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ, dạng hạt, xếp xen kẽ.
Đôi mắt của chúng to, tinh nhạy, có màu nâu hoặc màu vàng cam. Mắt có một mí với màng trong suốt, con ngươi có khả năng cử động theo chiều dọc. Chúng cũng có một con mắt thứ ba khá đơn giản và thô sơ trên đỉnh đầu, nhằm phối hợp với đôi mắt ở dưới trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Toàn bộ cơ thể từ phần đầu đến phần đuôi được bao bọc bởi những lớp vảy nhỏ hình hạt lồi với nhiều màu sắc khác nhau.
Chúng có lớp da mềm mại, mịn màng khi chạm vào. Thông thường lớp da sẽ có màu xám nhạt với các đốm đỏ hoặc đốm vàng nổi bật trên thân mình.
Tuy nhiên, tắc kè có thể thay đổi màu sắc của cơ thể để trùng với màu của môi trường sống, nhằm ngụy trang trước kẻ thù. Hầu hết ở loài động vật này, con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.
Phần đuôi của tắc kè rất dài và được phân chia khá đều, chúng thường xen kẽ giữa các khúc với 2 mảng màu là vàng và xanh nhạt. Điểm đặc biệt ở phần đuôi của loài này là chúng có thể “Tái sinh” như thạch sùng hay các loài thằn khác, khi đứt, phần đuôi tắc kè sẽ mọc lại.
Tắc kè có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón có vuốt, nên các ngón có khả năng bám dính rất tốt.
Kích thước của chúng khá lớn, trong đó con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm,cân nặng trung bình từ 150-300 g. Tuổi thọ trung bình khoảng 7-10 năm, cũng có những cá thể được nuôi, chăm sóc tốt đã sống tới 18 năm.
2. Tắc kè sống ở đâu?
Tắc kè là loài động vật nhiệt đới được tìm thấy ở khu vực bắc Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và khắp các khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan,…
Chúng thích nghi với đời sống khí hậu nhiệt đới nên môi trường sống khá đa dạng và phong phú. Ở ngoài tự nhiên, chúng có thể sống ở các rừng mưa nhiệt đới, khu vực vùng núi, trên các vách đá, núi, gốc cây, kẽ hở đất, đá, tường nhà…để dễ dàng tìm kiếm thức ăn.
3. Tập tính, đặc điểm sinh sản của con tắc kè
Tắc kè là loài động vật thích sống đơn độc, chúng chỉ kết giao khi bước vào mùa sinh sản. Những con đực rất hung dữ và chúng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình.
Tắc kè được biết đến là những kẻ ăn đêm, đây là thời điểm chúng tay đổi màu sắc trên cơ thể để lẩn tránh kẻ thù và săn mồi dễ dàng hơn. Thức ăn yêu thích của động vật này là các loài côn trùng.
Ngoài ra, khi xuất hiện kẻ thù hoặc mùa sinh sản, những con đực thường có khả năng phát ra tiếng kêu, tiếng rít vang dội nhằm tìm kiếm các thành viên khác giới trong mùa sinh sản và phòng thủ khi kẻ thù tấn công.
Hàng năm, tắc kề lột da 1 lần vào khảng tháng 7 và tháng 8, lúc đó sức khỏe của tắc kè khá yếu.
Hình ảnh tắc kè lột da
Mùa sinh sản của loài bò sát này kéo dài khoảng 4-5 tháng. Để thu hút bạn tình, những con đực thường sử dụng tiếng kêu “gợi tình” của mình để khẳng định sức mạnh nhằm quyến rũ con cái.
Trong thời kỳ sinh sản, con đực giao hợp thường xuyên với con cái, thường ngậm chúng bằng miệng trong quá trình giao hợp, chúng cắn vào cổ của con cái để cố định nhằm di chuyển dễ dàng hơn.
Con tắc kè cái đẻ trứng và chúng sẽ bảo vệ trứng cho tới khi tắc kè con nở an toàn, sau đó, tắc kè con sẽ phải học cách sống tự lập ngay từ khi mới mở. Trong điều kiện nuôi nhốt, tắc kè có xu hướng ăn trứng của chính mình.
II. Tổng hợp các loài tắc kè trong tự nhiên
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 4 loài tắc kè phổ biến nhất trong tự nhiên. Chúng đề là những loài được rất nhiều người yêu thích và mong muốn sở hữu.
1. Tắc kè hoa (tắc kè bông)
Loài tắc kè này được tìm thấy ở khu vực châu Phi, Nam Âu và miền nam châu Á. Hiện nay, chúng được nuôi và nhân giống nhiều, trở thành thú cưng khá được yêu thích trong nhiều hộ gia đình.
Nhìn bề ngoài chúng có kích thước lớn, khá bự, màu sắc nổi bật với sự kết hợp của nhiều sắc tố khác nhau, tạo nên nét độc đáo đẹp mắt cho loài tắc kè này.
Ngoài ra, màu sắc của chúng cũng phản ánh sự thay đổi của môi trường sống và giúp chúng dễ dàng thích nghi dưới bất kỳ điều kiện nào.
Tắc kè hoa có chiếc lưỡi rất rộng, thân hình cao, đuôi dài, dáng đi lắc lư và trên cơ thể có mào hoặc sừng biến đổi ở trên trán hoặc mõm của chúng.
Mắt của chúng di chuyển tự do, nhưng khi xác định được con mồi chúng thường tập trung chính diện để nâng cao khả năng chính xác khi bắt mồi.
Mỗi ngón chân được trang bị một móng vuốt sắc nhọn để đủ khả năng bám vào các bề mặt như vỏ cây khi leo trèo. Tắc kè hoa có thị lực rất tốt và có khả năng phát hiện tần số âm thanh trong phạm vi 200 đến 600000 Hz.
Chiếc lưỡi dài giúp loài tắc kè này bắt mồi nhanh chóng và dễ dàng
2. Tắc kè bay
Tắc kè bay có kích thước khá nhỏ, ngắn, được biết đến với tên gọi là vì chúng có một đôi cánh gắn ở trên lưng, giữa hai chân.
Chúng thường đậu trên những thân cây ở rừng núi, cách mặt đất tầm 20m và có khả năng bay từ thân cây này sang cây khác để kiếm ăn.
Tắc kè bay là một trong số hiếm những loài bò sát có thể bay lượn trên không trung
Chúng được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới, nơi có cây cối che phủ tốt, như các khu rừng quốc gia tại khu vực Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi,…
Loài tắc kè này có một bộ răng sắc như dao cạo, vô tình để nó cắn sẽ đau đến tận xương tủy, chúng cắn sâu và dai dẳng.
Màu sắc đặc biệt với đôi cánh giang rộng áp vào thân cây giúp chúng lẩn tránh kẻ thù một cách tinh vi.
3. Tắc kè xanh (Tắc kè hoa đeo mạng)
Loài tắc kè này cũng thuộc trong nhóm tắc kè hoa, kích thước cơ thể của chúng khá lớn với cái đuôi dài và hai đôi chân to khỏe với móng vuốt sắc giúp chúng bám víu vào các cành cây dễ dàng hơn.
Toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi màu xanh tuyệt đẹp, và có thể thay đổi sắc xanh tùy vào từng điều kiện môi trường sống.
4. Tắc kè nước
Đây là một loài lưỡng cư được tìm thấy tại Việt Nam và được biết đến với tên gọi “cá cóc Tam Đảo”.
Hiện nay, loài động vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi số lượng cá thể giảm sút nghiêm trọng. Tắc kè nước có hình dạng cơ thể giống thằn lằn, dài, đuôi dẹp và da không có vảy.
Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy, những dãy mụn thường kéo dài theo dọc sống lưng tới phần mút đuôi.
Lưng của chúng có màu đen, bụng màu đỏ, xen kẽ những dãy sọc đen xám nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Kích thước cơ thể thường từ 144 – 206,5mm.
Cá cóc Tam Đảo có khả năng sống được cả ở trên cạn và dưới nước. Chúng thường hoạt động vào ban ngày và ưa thích sống ở những vực nước sâu và trong.
5. Tắc kè mào New Caledonia (Tắc kè đổi màu)
Tắc kè mào có nguồn gốc từ miền nam New Caledonia, đây là một trong những loài tắc kè lớn nhất còn tồn tại đến hiện nay với chiều dài khoảng 36cm.
Tắc kè mào có hai hàng gai chạy dọc từ hai bên đầu đến gốc đuôi, cơ thể lớn với hai đôi chân khỏe giúp chúng bám vào cây chắc chắn.
Tùy vào từng loài khác nhau mà chúng có số lượng và kích cỡ của mào khác nhau. Chúng có khả năng biến đổi màu sắc giữa xám, xanh lục và nâu đỏ, giúp chúng ngụy trang tốt trên cây.
Không giống như một số con tắc kè khác, loài tắc kè này không có khả năng “tái sinh” đuôi khi bị mất, nó sẽ không mọc lại. Vì vậy mà đa số các cá thể tắc kè mào trưởng thành của chúng đều không có đuôi, tuy nhiên, điều này không gây hại gì cho chúng.
Khác với nhiều loài tắc kè khác, tắc kè mào là động vật ăn tạp, bên cạnh ăn côn trùng, chúng còn ăn các loại trái cây và mật hoa. Chúng chủ yếu hoạt động về ban đêm, rất ít di chuyển và thường ngủ trên cây vào ban ngày.
III. Kỹ thuật nuôi tắc kè hiệu quả
Là loài động vật mang lại rất nhiều giá trị về mặt kinh tế. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn kỹ thuật nuôi tắc kè hiệu quả nhất.
1. Cách chọn giống tắc kè
Để chọn giống tắc kè tốt, nhằm đạt hiệu quả và năng suất cao trong công tác nuôi và chăm sóc bạn cần phải chú ý các vấn đề sau đây:
- Cần xác định rõ loại tắc kè bạn muốn nuôi, xem nó có phù hợp với môi trường sống nơi địa phương của bạn hay không rồi mới tiến hành chọn giống.
- Chọn giống khỏe mạnh, không bệnh tật. Đặc biệt bạn cần chú ý đến thế hệ cha mẹ của con giống để xem gene của chúng có tốt cho việc sinh sản sau này hay không.
- Bạn nên lựa chọn số lượng con cái nhiều hơn con đực để tăng khả năng sinh sản nhanh chóng và đạt năng suất cao hơn. Đặc biệt, nên lựa chọn con cái bắt đầu vào độ tuổi sinh sản.
- Cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của con cái và con đực để biết cách nhận dạng và lựa chọn: Con đực thì đuôi sẽ phình to, lỗ huyệt lồi có gờ cao, chấm dưới huyệt của tắc kè đực to, kích cỡ như hạt gạo, màu đen.
2. Con tắc kè ăn gì?
Món ăn khoái khẩu của tắc kè là các loài côn trùng như: Dế mèn, châu chấu,…. Ngoài ra, chúng có thể ăn các loài bò sát nhỏ hay các loài cá biển, tôm nõn khô,…
Tuy nhiên, trong công tác nuôi chăm sóc, không nên cho ăn một số loại như sâu, nhện, bươm bướm, gián, bọ xít… vì các loại côn trùng này thường mang nhiều mầm bệnh dễ lây cho tắc kè.
3. Cách chọn chuồng nuôi tắc kè
Tùy vào từng loài tắc kè khác nhau mà bạn có thể chọn và xây dựng chuồng nuôi phù hợp. Cần lưu ý một số điểm sau:
- Xây chuồng có sự kết hợp giữa tường gạch và tường lưới, đảm bảo đủ không gian cho chúng hoạt động.
- Mặt đáy chuồng có thể lát xi măng hoặc gạch, nên cách mặt đất khoảng 50cm để dễ dàng dọn phân, vệ sinh sau này.
- Bổ sung vải cũ, quần áo cũ màu tối vào chuồng để chúng có nơi trú ẩn khi gặp ánh sáng, giữ ấm khi mùa đông đến. Bạn có thể tạo không gian như ngoài thiên nhiên hoang dã bằng cách đặt vài cây gỗ hoặc ống tre nứa cho chúng leo trèo và đẻ trứng.
IV. Tổng hợp các món ngon từ tắc kè
Với chất thịt ngon cũng như nhiều công dụng hữu ích, tắc kè ngày càng trở thành món ăn khoái khẩu của rất nhiều dân nhậu. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn được làm từ loài động vật này.
1. Tắc kè khô
Tắc kè khô là một món ăn, vị thuốc bổ được nhiều người yêu thích và sử dụng. Chúng được điều chế thành những loại thuốc quý để hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gan, gout, liệt dương, hiếm muộn và đặc biệt là dùng để bồi bổ tăng cường sức khỏe.
2. Tắc kè nướng
Nguyên liệu: Tắc kè cỡ lớn, ớt, muối, hạt nêm, bột ngọt và rượu.
Quy trình chế biến:
- Tắc kè rửa sạch, bỏ đầu, bỏ chân, mổ ruột và ngâm với rượu để khử mùi tanh của thịt.
- Sau khoảng 15 – 30 phút thì vớt ra, để ráo nước. Ướp thịt với ớt, muối, hạt nêm và bột ngọt khoảng 15 phút rồi mới tiến hành nướng.
- Chuẩn bị bếp than hồng, đặt tắc kè đã ướp lên vỉ nướng, phải chú ý để phần đuôi không bị cháy.
- Khi thịt vừa chín vàng, có mùi thơm tỏa ra là được.
Gia vị chấm: Tắc kè nướng có thể chấm kèm với muối mọi ớt xanh hoặc xì dầu.
3. Tắc kè chiên giòn
Nguyên liệu: Tắc kè, hạt nêm, muối, bột ngọt, rượu.
Quy trình chế biến:
- Trước hết làm sạch tắc kè với rượu: Mổ ruột, bỏ đầu, bỏ chân (phần móng vuốt) rồi ngâm với rượu để giảm bớt mùi tanh.
- Ướp thịt với hạt nêm hoặc muối và bột ngọt trong khoảng 20 – 30 phút cho ngấm đều gia vị, sau đó tiến hành chiên giòn trong chảo dầu.
- Khi thịt có màu vàng, giòn là được. Vớt ra để ráo.
Gia vị chấm: Món này có thể ăn kèm với tương ớt, sốt mayonnaise hoặc có thể chấm nước mắm chua ngọt cũng rất tuyệt.
V. Rượu tắc kè có bổ không? Các bước ngâm rượu tắc kè đúng cách
Những năm gần đây, rượu tắc kè được cho là loại rượu đang được rất nhiều anh em phái mạnh ưa thích. Cùng chúng tôi tìm hiểu công dụng thực sự của rượu tắc kè cũng như cách ngâm rượu tắc kè ngon.
1. Rượu tắc kè có bổ không?
Rượu tắc kè là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được đánh giá là “tiên dược thần kỳ” đặc biệt cho phái mạnh. Tắc kè được biết đến với tính ấm cũng như vị mặn quen thuộc, nếu được xử lý và ngâm rượu đúng chuẩn, nó sẽ mang lại những công dụng vô cùng tuyệt vời như sau:
- Tăng cường sinh lực của phái mạnh, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý
- Hỗ trợ điều trị các chứng đái dắt, đái buốt thường gặp ở người già và trung niên.
- Giảm đau hiệu quả với các triệu chứng thoái hóa xương, mệt mỏi khi làm việc nặng,…
2. Các bước ngâm rượu tắc kè đúng cách
Có 2 loại tắc kè được sử dụng để ngâm rượu đó là: Tắc kè tươi và tắc kè khô. Bạn có thể lựa chọn tắc kè tươi để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 1 cặp tắc kè (1 đực, 1 cái), 400g hà thủ ô, ba kích 400g, huyết giác 40g, các loại tá dược tự nhiên.
Quy trình:
- Trước tiên, bạn rửa sạch tắc kè rồi tiến hành mổ. Tiếp đó bạn bỏ chân, đầu, nội tạng rồi dùng bông thấm cồn 700, lau sạch máu.
- Dùng gừng tươi, rượu trắng hòa trong một chiếc bát rồi bóp đều lên người tắc kè, sau đó để nguyên khoảng 30 phút cho sạch mùi và tắc kè bắt đầy khô lại.
Tiến hành ngâm rượu: Bỏ các vị thuốc vào hũ thủy tinh, xếp tắc kè vào (bạn có thể đặt song song hoặc chồng lên nhau) cùng các vị thuốc khoảng 2 – 3 tháng. Ngoài ra, bạn có thể ngâm với tắc kè với các nguyên liệu khác như bìm bịp, cá ngựa,…
Với rượu tắc kè, bạn sự dụng mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-40ml, uống trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn.
VI. Tắc kè vào nhà kêu là điềm tốt hay xấu? Mơ thấy tắc kè đánh con gì?
Theo phong thủy, tắc kè bò vô nhà sẽ mang lại tin vui, là điềm tốt cho gia đình. Báo hiệu tài vận hoặc sự nghiệp sẽ có sự tiến triển trong thời gian tới.
Ngoài ra, tắc kè bò vào trong nhà, phòng ngủ còn báo hiệu đường tình duyên của bạn tốt hơn, những người chưa có người yêu thì thời gian tới sẽ có người thương.
Mơ thấy tắc kè đánh con gì?
– Thông thường khi mơ thấy tắc kè nhiều màu, bạn nên đánh con 54
– Mơ thấy tắc kè cắn, đánh con 23
– Mơ thấy tắc kè chết, đánh con 56 – 77
– Mơ bắt được tắc kè, đánh con 46 – 58
VII. Tắc kè giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM
Là một món hàng quý hiếm, được rất nhiều người săn đón, vậy tắc kè có giá bao nhiêu? Có thể mua được ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM?
1. Tắc kè giá bao nhiêu?
Giá trị của con tắc kè được định giá theo cân nặng và chiều dài của nó. Thông thường hiện nay trên thị trường, tắc kè thịt có giá giao động từ 150k đến 250k 1 con, khoảng 100g – 150g.
Tùy vào loài tắc kè sẽ có những mức giá đắt rẻ khác nhau
Đối với những cá thể có kích thước từ 42cm – 45cm trở lên thường có giá rất cao từ vài trăm triệu đồng đến vài triệu đô bởi vì nó rất ít và hiếm.
2. Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM?
Đối với hai thành phố lớn này, bạn có thể đến tại các trại tắc kè giống để tìm hiểu và lựa chọn phù hợp. Tại Hà Nội, bạn có thể đến trại giống tại khu vực Hoàng Mai, Thường Tín,… Còn ở Tp. Hồ Chí Minh bạn có thể đến các hội sở côn trùng để tham khảo kỹ hơn.
Trên đây là những thông tin về các loài tắc kè, hy vọng sẽ có ích trong việc cung cấp thêm thông tin cho bạn khi tìm hiểu về loài động vật này.
1.5/5 - (2 votes)Từ khóa » Tắc Kè Hoa Có Giá
-
Tìm Hiểu Giá Tắc Kè Hoa Trước Khi Mua Bán Và Nuôi Làm Cảnh
-
Tắc Kè Hoa Giá Bao Nhiêu - Mua Tắc Kè Hoa ở đâu đảm Bảo Uy Tín
-
Top 19 Tắc Kè Hoa Dài 42cm Giá Bao Nhiều Mới Nhất 2022
-
Top 20 Tắc Kè Hoa Giá Bao Nhiêu Mới Nhất 2022
-
Tắc Kè Hoa Mua ở đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Giá Bán Tắc Kè Hoa? Mua Tắc Kè Hoa ở đâu? - Gạo Cưng
-
Tắc Kè Giống: Giá Mua Và Nơi Bán Uy Tín
-
Lời đồn Trường Sinh, Săn Mua Tắc Kè Giá 1 Tỷ đồng/con - VietNamNet
-
Tắc Kè Hoa Nuôi Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
THU MUA TẮC KÈ HOA Giá Cao - Posts | Facebook
-
Nuôi Tắc Kè Hoa Thu Hơn 50 Triệu đồng Mỗi Tháng ở Sài Gòn
-
Giá Bán Tắc Kè Hoa - .vn