Tắc Kè Côn Đảo

Tắc kè Côn Đảo con trưởng thành có SVL (chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt) lớn nhất khoảng 69mm. 8 – 10 vảy môi trên, 6 hoặc 7 vảy môi dưới. Vảy bụng trơn láng, vảy đùi và vảy dưới ống chân lớn, hình tấm. 32 – 38 nốt sần dọc xương sống ở phần thân giữa chân trước và chân sau. Nốt sần ở hai bên sườn sắp xếp theo hàng. Một hàng nốt sần trên đuôi chạy dọc xương sống. 1 nốt sần sau huyệt ở mỗi bên gốc đuôi. Vảy dưới bàn của ngón chân trước thứ nhất nở rộng. 25 – 32 nếp da dưới ngón chân sau thứ tư.

Lưng màu nâu đến vàng nhạt. Trên gáy, hai bên cổ và vai có những đốm đen lớn và các vệt vàng dạng lưới, mảnh. Dọc cột sống từ cổ đến đuôi có một dải các đốm thon dài, màu nhạt hơn. Mặt bụng màu be, không có đốm.

Tên Việt Nam: TẮC KÈ CÔN ĐẢO

Tên Latin: Cnemaspis boulengerii

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squamata

Lớp (nhóm): Bò sát

TẮC KÈ CÔN ĐẢO

Cnemaspis boulengerii Strauch, 1887

Cnemaspis glaucus Smith, 1920

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squama

Sinh học, sinh thái:

Loài sống trên các tảng đá mẹ, hay các hang nhỏ trong các khu rừng thường xanh còn tốt ở độ cao từ 10 – 300m. Kiếm ăn ban đêm, thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vực phân bố. Đẻ 2 trứng trong các kẽ đá, hốc cây vào đầu mùa mưa hàng năm.

Phân bố:

Loài đặc hữu Việt Nam, phân bố ở các đảo Côn sơn và Hòn Bảy Cạnh thuộc quần đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sinh vật rừng Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn) Post Views: 429

Từ khóa » Tắc Kè Bà Rịa Vũng Tàu