Tắc Kè: Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Thành Và địa Chỉ Mua Uy Tín

Tìm hiểu chung về tắc kè

1. Tên gọi khác

Con tắc kè còn có tên gọi khác là đại bích bổ, cáp giới,... được dùng để làm thuốc chữa bệnh

Tắc kè còn được gọi với tên gọi khác là: Đại bích bổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học của tắc kè là: Gekko gekko L. Và thuộc họ tắc kè Gekkonidae.

2. Đặc điểm nhận biết

Tắc kè là loài bò sát giống như thạch sùng hay mối rách. Bạn có thể nhận biết chúng với những loài bò sát khác qua các đặc điểm như:

  • Chiều dài khoảng 20 - 30cm, khả năng bám dính, leo trèo trên trần nhà, vách đá, tường vô cùng tốt.
  • Tắc kè có da sần sùi, nhiều màu. Lớp da này có thể thay đổi màu sắc dễ dàng theo điều kiện môi trường.
  • Đầu lưng, đuôi có vảy nhỏ hình hạt tròn và nhiều cạnh.
  • Mỗi lần tắc kè đẻ 2 trứng, thường 90 - 100 ngày mới nở.
  • Đầu hẹp hơi giống hình tam giác, mắt có con ngươi thẳng đứng, 4 chân, mỗi chân gồm 5 ngón rời nhau nối với thân thành hình chân vịt. Phía mặt dưới ngón có các màng phiến mỏng màu trắng, sờ như có chất dính.

3. Thành phần hóa học

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thân tắc kè chứa rất nhiều chất béo, chiếm khoảng 13-15% trọng lượng. Trong đó có tới 3,88% chất không xà phòng hóa.

Các acid amin, phần lớn là các acid amin không thay thế được, trong đó phải kể đến như: lycin, glycin, asparagic, arginin, alanin, cerin hay leucin, isoleucin, phenylalanin, prolin, threolin và cystein, valin, histidin và acid glutamic.

Ngoài ra, đuôi của tắc kè cũng chứa nhiều lipid, hàm lượng lipid chứa tới 23 - 25%.

4. Phân bố

Ở nước ta, tắc kè thường sống tại các đảo lớn ven biển và những vùng rừng núi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên và Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy chúng ở một số quốc gia khác như: nam Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Thái Lan.

5. Phân loại tắc kè

Hiện nay, có 5 loại tắc kè phổ biến ở trong tự nhiên, cụ thể:

Tắc kè hoa (tắc kè bông)

Loài tắc kè này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực châu Phi, Nam Âu và miền nam châu Á. Loại tắc kè này có kích thước lớn, được kết hợp bởi nhiều sắc tố khác nhau nên màu sắc khá nổi bật.

Lưỡi rộng, thân hình cao, đuôi dài, dáng đi lắc lư. Đồng thời trên cơ thể có màu hay sừng biến đổi ở trên trán, mõm. Mắc có khả năng di chuyển tự do.

Mỗi ngón chân đều được trang bị móng vuốt sắc nhọn, thị lực tốt với khả năng phát ra tần số âm thanh khoảng 200 đến 600000 Hz.

Tắc kè bay

Tắc kè bay có kích thước tương đối nhỏ, ngắn, giữa lưng và hai chân có một đôi cánh. Chúng có khả năng bay từ cây này sang cây khác để kiếm ăn. Tắc kè bay thường sống tại các khu vực như: Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi,…

Tắc kè xanh

Loài tắc kè này cũng nằm trong nhóm tắc kè hoa,chúng có kích thước cơ thể khá lớn với cái đuôi dài cùng đôi chân to khoẻ và móng vuốt sắc giúp cho chúng bám víu vào các cành cây một cách dễ dàng hơn

Hơn nữa, toàn bộ cơ thể của chúng được bao bọc bởi một màu xanh tuyệt đẹp, và có thể thay đổi sắc xanh dễ dàng tùy vào từng điều kiện môi trường sống.

Tắc kè nước

Đây là một loài lưỡng cư được tìm thấy ở Việt Nam và được biết tới với tên gọi “cá cóc Tam Đảo”. Hiện nay, loài động vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi vì số lượng cá thể đang ngày một giảm sút nghiêm trọng.

Tắc kè nước có hình dạng cơ thể gần giống với thằn lằn, dài, đuôi dẹp và da không có vảy. Phía trên da có nhiều mụn xù xì, tiết ra chất nhầy, những dãy mụn thường kéo dài, chạy theo dọc sống lưng đến phần mút đuôi.

Lưng của tác kè nước có màu đen, bụng màu đỏ, xen kẽ các dãy sọc đen xám nối liền với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chúng thường có kích thước cơ thể khoảng từ 144 – 206,5mm.

Tắc kè mào New Caledonia (Còn gọi Tắc kè đổi màu)

Tắc kè mào được tìm thấy tại miền nam New Caledonia, đây là một trong những loài tắc kè có kích thước lớn nhất còn tồn tại tới ngày nay với chiều dài khoảng 36cm.

Tắc kè mào có hai hàng gai chạy dọc song song từ hai bên đầu đến gốc đuôi, cơ thể lớn cùng hai đôi chân chắc khỏe giúp chúng bám chắc chắn vào cây.

Loài tắc kè này có khả năng biến đổi các màu sắc giữa xám, xanh lục và nâu đỏ, giúp chúng ngụy trang, trốn tránh kẻ thù vô cùng tốt. Không giống với các loài tắc kè khác, loài tắc kè này sau khi bị mất đuôi, đuôi sẽ không có khả năng “tái sinh”, mọc lại.

Cũng chính vì thế mà hầu hết các cá thể tắc kè mào trưởng thành thường không có đuôi. Ngoài ăn côn trùng thì chúng còn ăn các loại trái cây cũng như mật hoa.

Công dụng của tắc kè

Con tắc kè có nhiều công dụng trong việc chữa một số bệnh lý

Theo mộ số tài liệu cổ thì tắc kè có vị mặn tính ôn, hay kinh phế thận. Với công dụng bổ phế thận, ích kinh, trợ dương, chữa hen suyễn. Sử dụng điều trị hư lao, ho có mủ, ho ra máu, tiêu khát,...

Dựa trên nghiên cứu y học hiện đại, tắc kè có khả năng: chữa ho, ngừa đờm, tăng lượng hồng huyết cầu, tăng huyết sắc tố, làm tim đập chậm lại, chữa xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ, suy nhược thần kinh, đau thắt lưng, ho ra máu,...

Những bài thuốc hay từ tắc kè

Hiện nay, tắc kè đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý như:

1. Tắc kè trị ho lao, người già ho kèm yếu tim, ho có đàm khi đặc, khi loãng

Bài thuốc con tắc kè chữa ho lao

Chuẩn bị: 1 con tắc kè đực, 1 con tắc kè cái dạng khô, đảng sâm 20g, sa nhân 20g.

Thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu trên đi tán bột, trộn đều. Thêm nạc táo đỏ cùng nhãn nhục mỗi thứ 10g tán nhuyễn. Dùng tay nặn thành mỗi viên có trọng lượng khoảng 1g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1-2 viên cùng nước ấm.

2. Tắc kè trị thận dương hư làm đau lưng, nhức mỏi và suy nhược thần kinh

Chuẩn bị: 1 cặp tắc kè (đực và cái) khô, 1 lít rượu trắng.

Thực hiện: Cho tắc kè và rượu vào trong hũ, ngâm khoảng 1 tuần thì lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống đều đặn từ 1 - 2 chén rượu nhỏ.

3. Tắc kè khắc phục tình trạng kém ăn, chóng mặt cùng tay chân nặng mỏi, tụt áp huyết

Chuẩn bị: 1 cặp tắc kè khô tẩm rượu sấy, nhân sâm 20g.

Thực hiện: Mang các nguyên liệu đã chuẩn bị trên đi tán bột. Sau đó bạn cho vào trong một chiếc lọ kín, mỗi ngày ăn khoảng 4g sẽ giúp khắc phục vấn đề trên một cách hiệu quả.

4. Tắc kè trị phế hư, ho lâu ngày không khỏi, phế tích tụ hư nhiệt lại thành ung, ho ra máu mủ

Chuẩn bị: Tắc kè, A giao, Lộc giác giao và Tê giác (Sống), Linh dương giác, mỗi thứ 2 chỉ rưỡi.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào nồi dùng 3 thăng nước để sắc, mỗi ngày uống 1 lần.

5. Tắc kè giúp bổ phế bình suyễn, trị suyễn lâu năm cùng di tinh, ho suyễn, ho ra máu do Phế Thận bất túc

Chuẩn bị: Tắc kè tán bột.

Thực hiện: Mỗi lần uống 5 phân bột tắc kè cũng nước đường cắt trắng khuấy với nước cơm, ngày uống 2-3 lần.

6. Tắc kè hỗ trợ cải thiện chứng kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, trẻ chậm lớn

bài thuốc tắc kè cải thiện chứng kém ăn, còi xương ở trẻ

Chuẩn bị: 1 - 2 con tắc kè vẫn còn cả đuôi, gừng.

Thực hiện: Chặt bỏ 4 chân tắc kè, bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, lột bỏ lớp ra, mổ bụng bỏ ruột sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp đó, chặt thành từng miếng cho vào nồi cùng gừng, nêm gia vị nấu khi tắc kè chín thì lấy ra ăn.

7. Tắc kè trị Phế Thận đều hư, ho lâu không bớt

Chuẩn bị: 1 cặp tắc kè và nhân sâm 1 chỉ 5 đều đã tán bột.

Thực hiện: Ngày uống 5 phân cùng nước cơm, mỗi ngày uống 2 - 3 lần.

8. Tắc kè trị ho suyễn, tổn thương phế và trong đờm có lẫn máu

Chuẩn bị: Tắc kè 2 chỉ, tri mẫu, bối mẫu và lộc giao, anh bì, hạnh nhân, tỳ bà, đảng sâm mỗi thứ 3 chỉ, cùng cam thảo 1 chỉ.

Thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu trên lấy nước uống.

9. Tắc kè giúp bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương do Thận dương bất túc

Chuẩn bị: Tắc kè 1 cặp khô tán bột

Thực hiện: Mỗi lần dùng 1 chỉ uống 2 lần cùng với rượu ngọt.

Cách ngâm rượu tắc kè chuẩn nhất

Để ngâm tắc kè với rượu cho kết quả cao, bạn thực hiện như sau:

1. Ngâm độc vị tắc kè

Chuẩn bị: 1 lít rượu trắng 35 - 40 độ, 2 đôi tắc kè khô hay tắc kè sống đã mổ bụng làm sạch.

Thực hiện: Cho tắc kè vào lọ thuỷ tinh, đổ rượu trắng vào ngâm trên 20 ngày thì có thể sử dụng.

Tắc kè ngâm rượu

2. Ngâm tắc kè phối hợp với các vị thuốc khác

Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp ngâm tắc kè với các vị thuốc khác, như:

Tắc kè ngâm với các vị thuốc nam

Chuẩn bị: 2 con tắc kè khô (1 đực, 1 cái), đăng sâm 80g, huyết giác 10g cùng trần bì 10g, tiểu hồi 10g và rượu trắng 1,5 lít.

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào hũ ngâm rượu, ngâm trong khoảng 20 ngày thì có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 ly rượu nhỏ trước khi ăn, ngày uống 3 lần.

Tắc kè ngâm cá ngựa

Chuẩn bị: 1 cặp tắc kè, cá ngựa 2 cặp cùng với 2 lít rượu trắng 35-40 độ.

Thực hiện: Mang ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được. Bài thuốc này giúp bổ thận, điều trị chứng xuất tinh sớm hiệu quả, kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới.

Tắc kè ngâm bìm bịp

Chuẩn bị: 2 con tắc kèm 1 lít rượu trắng, 1 con bìm bịp.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào trong lọ ngâm khoảng 3 tháng thì lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 24 - 30ml giúp chữa chứng đau lưng, suy nhược ở tuổi già.

Các món ăn ngon từ tắc kè

Ngoài ngâm rượu thì tắc kè cũng là một trong những điểm tâm được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể chế biến tắc kè với những món ăn như sau:

1. Tắc kè nướng

Tắc kè nướng là một cách chế biến món ăn bổ dưỡng

Chuẩn bị: Tắc kè cỡ lớn, ớt, muối, hạt nêm và bột ngọt, rượu.

Thực hiện: Tắc kè mang đi làm sạch, ngâm qua rượu để khử mùi hôi tanh của thịt. Ngâm trong khoảng 15 – 30 phút thì vớt ra và để ráo nước. Ướp thịt cùng với ớt, muối, hạt nêm, bột ngọt trong khoảng 15 phút rồi bắt đầu tiến hành nướng.

Bếp than hồng sau khi đã chuẩn bị xong thì đặt tắc kè đã ướp lên trên vỉ nướng. Bạn cần chú ý để đuôi của tắc kè không bị cháy.

Sau khi thịt đã chín vàng có mùi thơm toả ra thì được. Bạn có thể chấm tắc kè nướng cùng muối mọt ớt xanh hay xì dầu.

2. Tắc kè chiên giòn

Chuẩn bị: Tắc kè, hạt nêm, muối, bột ngọt, rượu.

Thực hiện: Làm sạch tắc kè, ngâm với rượu để loại bỏ mùi tanh. Ướp thịt tắc kè cùng hạt nêm hay muối, bột ngọt với khoảng thời gian 20 - 30 phút cho ngấm đều gia vị thì tiến hành chiên giòn trong chảo dầu.

Sau khi thịt tắc kè có màu vàng, giòn thì bạn vớt ra. Bạn có thể ăn kèm với tương ớt, nươc sốt hay nước mắm chua ngọt.

Những ai nên sử dụng tắc kè

Những đối tượng nên sử dụng tắc kè đó là:

  • Người mắc chứng xuất tinh sớm, bị liệt dương, yếu sinh lý
  • Người bình thường sử dụng rượu tắc kè giúp hỗ trợ tăng cường sinh lý, khả năng tình dục
  • Người bị suy nhược thần kinh và đau lưng gối mỏi
  • Người mắc chứng ho hen, bị kho có đờm kéo dài

Đối tượng không nên sử dụng tắc kè

Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng tắc kè đó là: Phụ nữ có thai hay đang ở trong giai đoạn cho con bú không được sử dụng.

Cần lưu ý những gì khi sử dụng tắc kè?

Hầu hết những loài vật chữa bệnh đều có 2 mặt, nếu dùng đúng cách thì lợi, còn sai cách thì hại đến sức khỏe. Vì thế, khi sử dụng tắc kè, bạn cũng cần bó túi những lưu ý sau đây:

Lưu ý khi sử dụng tắc kè

  • Không sử dụng cồn pha chung với rượu khi ngâm tắc kè, bởi nó dễ gây hại cho gan và dạ dày.
  • Không lạm dụng uống quá nhiều rượu, đối với những người điều trị bệnh thì chỉ nên uống 1 tới 2 ly nhỏ mỗi ngày.

Mua tắc kè ở đâu? Giá như thế nào?

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán tắc kè uy tín, chất lượng, bạn có thể tham khảo ngay website: Caythuocdangian.vn. Đây là địa chỉ cung cấp tắc kè đảm bảo chất lượng, tốt nhất hiện nay với giá thành vô cùng hợp lý.

Tắc kè tại Cây Thuốc Dân Gian được nhốt trong hệ thống trường trại sạch sẽ, khép kín. Đối với tắc kè khô được làm sạch sẽ, giữ nguyên phần đuôi nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng để làm thuốc.

Hiện nay, tắc kè đang được Cây thuốc dân gian bán với giá 120.000 vnđ/ 1 con.

Để đặt mua tắc kè, bạn hãy liên hệ ngay Cây thuốc dân gian. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!

Share

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay Gửi Tư vấn online Tư vấn Zalo Sản Phẩm Tương Tự Ngưu tất có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Ngưu tất có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

200.000 ₫ Đã bán sản phẩm Me rừng có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

Me rừng có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

450.000 ₫ Đã bán sản phẩm Hoắc hương có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

Hoắc hương có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt...

250.000 ₫ 200.000 ₫ Đã bán 1433 sản phẩm Sâm đất có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

Sâm đất có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt...

150.000 ₫ Đã bán sản phẩm 1 Đánh giá bài viết này 0 5 0 4 0 3 0 2 0 1 0 Đánh giá của bạn ĐÁNH GIÁ BÌNH LUẬN

Từ khóa » Tắc Kè Bay Có Tác Dụng Gì