Tắc Kê Là Vật Liệu Gì? Phân Loại Các Dòng Tắc Kê Trong Thi Công - Bestray

Tắc kê là phụ kiện được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong các công trình nhằm đảm bảo độ an toàn và chắc chắn. Tuy nhiên, trên thực tế tắc kê có rất nhiều loại với những đặc điểm khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Bestray sẽ giới thiệu đến bạn về các dòng tắc kê phổ biến trong thi công.

1. Tìm hiểu về vật liệu tắc kê

1.1. Tắc kê là gì ?

Tắc kê hay còn được gọi là rawlplug, đây là sản phẩm khá thông dụng trong ngành xây dựng. Nó thường được dùng để treo các vật dụng, thiết bị có khối lượng lớn như dàn nóng lạnh, khung xà gồ,…

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tắc kê được làm từ các nguyên liệu khác nhau như inox, nhựa, nở đóng,…

1.2. Đặc điểm của tắc kê

Phụ kiện này có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Có nhiều loại phụ thuộc vào các nhu cầu sử dụng khác nhau. 
  • Thiết kế nhỏ gọn nhưng mang lại độ chắc chắn.

1.3. Vai trò của tắc kê trong thi công xây dựng

Trong thi công xây dựng, thiết bị này có vai trò:

  • Treo các vật dụng, thiết bị có khối lượng lớn.
  • Tăng độ thẩm mỹ, làm phẳng vật liệu với nền để không bị lộ ra bên ngoài.

1.4. Ưu nhược điểm

Tắc kê là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến vì nó mang đến những ưu điểm sau:

  • Kết hợp với một số phụ kiện khác tạo độ chắc chắn cho công trình.
  • Dễ dàng tháo lắp.
  • Giá thành rẻ.

Bên cạnh những ưu điểm, việc sử dụng thiết bị này cũng có một số nhược điểm như:

  • Cần đến sự hỗ trợ của máy móc để tạo độ chắc chắn.
  • Nếu không làm cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng bị thương.

1.5. Ứng dụng

Tắc kê có ứng dụng phổ biến trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày như:

  • Công trình xây dựng như: treo khung xương trần nhà, bảng hiệu, máng cáp điện, tay vịn cầu thang, máng cáp điện,…
  • Dùng để neo các kết cấu lên trần nhà như: hệ thống đường dây điện, ống dẫn nước, hệ thống máy dây, thi công trần thạch cao, lắp đặt hệ thống nóng lạnh,…
  • Dùng để treo các vật dụng trong đời sống hàng này như khung tranh, ảnh, rèm cửa,…

Có thể nói, thiết bị này có ứng dụng rất lớn trong các công trình, giúp cho công trình trở nên hoàn thiện và an toàn hơn.

1.6. Tiêu chuẩn của tắc kê

Để đảm bảo chất lượng trong thi công, phụ kiện này đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như:

  • Kích thước chính xác.
  • Phải được làm từ vật liệu chất lượng.
  • Có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ.
  • Có độ chắc chắn cao.

2. Phân loại các dòng tắc kê phổ biến

2.1. Theo vật liệu

  • Tắc kê gỗ: Còn được gọi là chốt gỗ. Giống như với tên gọi, loại phụ kiện này thường được làm từ gỗ thông để có được độ đàn hồi và giãn nở tốt. Đây là phụ kiện giúp cho việc bắt vít trở nên dễ dàng và chính xác hơn, tạo được độ liên kết và chịu tải lâu dài.
  • Tắc kê thép: Là phụ kiện được làm từ thép cacbon và được mạ màu hoặc mạ kẽm nhúng nóng. Loại phụ kiện này gồm ba phần bao gồm áo nở, phần thân và phần đai ốc.
  • Tắc kê bê tông: Là phụ kiện liên kết với các phụ kiện khác như bulong, ty ren, góp phần tạo ra một công trình vững chắc. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng.
  • Tắc kê hóa chất: Còn được gọi là bulong hóa chất là phụ kiện khá đặc biệt. Đặc điểm của loại phụ kiện này là sử dụng hóa chất để liên kết với nền bê tông, gạch, đá,… Còn nguyên vật liệu để làm phụ kiện này vẫn là thép không gỉ hoặc thép hợp kim. 
  • Tắc kê inox: Được làm từ inox có dạng hình tròn, ở phần thân có bộ phận giãn nở gọi là áo nở. Loại phụ kiện này được sản xuất da dạng kích thước để phù hợp với từng mục đích sử dụng. Mỗi tắc kê inox gồm có 1 bulong hoặc áo nở, 1 long đen vênh, 1 long đen phẳng và 1 – 2 đai ốc tùy vào điều kiện chịu tải.
  • Tắc kê sắt: Là loại được sử dụng khá phổ biến. Nó được làm từ thép, có dạng hình ống. Công dụng chính của phụ kiện này là tạo ra điểm bulong neo dài hạn trong nền tường. Phụ kiện này thường được kết hợp với lục giác và ty ren để treo đỡ các thiết bị có trọng lượng lớn. Ưu điểm của loại phụ kiện này là dễ dàng tháo lắp để kiểm tra độ dãn nở mà không lo bị vướng.
  • Tắc kê nhựa: Hay còn được mọi người gọi biết đến với cái tên là nở nhựa. Chúng thường có kích thước khá nhỏ và có cấu tạo đặc biệt để có thể dãn nở khi đóng hoặc bắn đinh vít. Từ đó, thay đổi kích thước so với trạng thái ban đầu để kết hợp với đinh ngược trên thâm giúp bám chắc vào tường. 

2.2. Theo cấu tạo

  • Tắc kê đạn: Hay còn được gọi là nở đóng hoặc nở đạn. Đây là loại vật liệu kim khí có chức năng chủ yếu là phụ trợ cho những vật liệu khác để đảm bảo việc thi công trở nên an toàn và chắc chắn. Loại phụ kiện này được chia làm 2 phần chính. Một phần sẽ chia làm 4 phần nhỏ để dễ dàng mở ra và bám chặt vào bê tông, tường,… Phần còn lại gồm các ren để siết chặt với các thiết bị khác.
  • Tắc kê bướm: Là loại nở có dạng như cánh bướm được làm từ nhựa polimit. Loại phụ kiện này có thể thay thế cho vít nở thạch cao. Và được cấu tạo hình trụ tròn, ngắn và có thể xếp gọn nếu chưa cần sử dụng đến.
  • Tắc kê nở: Hay còn được gọi là bulong nở, được thiết kế với cấu tạo đặc biệt có khả năng chịu lực và chịu tải rất tốt. Phụ kiện này có bộ phận giãn nở được gọi là áo nở nhằm tăng khả năng liên kết giữa kết cấu với thành bê tông của công trình hoặc giữa các kết cấu với nhau.
  • Tắc kê khung bao: Là phụ kiện được làm từ nhựa nguyên sinh, có chức năng hỗ trợ lắp đặt khung cửa làm bằng gỗ, nhôm, sắt,… Loại phụ kiện này có khả năng chịu nhiệt từ 40 – 80 độ C.
  • Tắc kê bung
  • Tắc kê gập
  • Tắc kê rút: Hay còn được gọi là nở rút thép hoặc bulong nở rút. Loại phụ kiện này được làm từ inox hoặc thép carbon và bên ngoài thường được mạ một lớp vàng. Tắc kê rút có thể kết hợp với ty ren, vít ren và bulong lục giác.

2.3. Kích thước tắc kê

Bên cạnh việc phân loại theo vật liệu và cấu tạo, loại thiết bị này còn được phân loại theo kích thước bao gồm: 

  • Tắc kê 12 ly
  • Tắc kê 6 ly
  • Tắc kê 8mm
  • Tắc kê 5mm

3. Chia sẻ cách sử dụng tắc kê trong thi công

Để loại thiết bị này được sử dụng đúng cách và mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn loại tắc kê phù hợp cần thi công. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ vật dụng để khoan. 
  • Bước 2: Đánh dấu vị trí cần khoan tắc kê trên tường.
  • Bước 3: Kiểm tra đường kính của tắc kê để chọn mũi khoan phù hợp và ước lượng về độ sâu khi khoan.
  • Bước 4: Tiến hành khoan theo vị trí đã đánh dấu.
  • Bước 5: Dùng máy bắn để cố định phần vít.

4. Tổng kết

Trên đây là những điều bạn cần biết về tắc kê. Tùy thuộc vào từng loại công trình thi công, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn phụ kiện phù hợp và mang đến hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, để tìm mua tắc kê hoặc các phụ kiện khác. Bạn nên tìm đến các cơ sở sản xuất để được đảm bảo về mặt chất lượng. Ngoài ra, khi thi công công trình luôn đảm bảo an toàn về hệ thống điện, bạn nên sử dụng hệ thống máng cáp, hộp cáp của Bestray. 

Hình ảnh sản phẩm máng cáp của Bestray:

Máng lưới
Máng lưới
Phụ kiện máng lưới
Phụ kiện máng lưới
Nối đa năng USK (phụ kiện nối máng lưới)
Nối đa năng USK (phụ kiện nối máng lưới)
Thang cáp sơn tĩnh điện
Thang cáp sơn tĩnh điện
Co thang cáp
Co thang cáp
Máng cáp
Máng cáp
Phụ kiện máng cáp
Khay cáp
Khay cáp
Phụ kiện khay cáp
Phụ kiện khay cáp

Trong đó, Bestray với hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất thang cáp, máng cáp, khay cáp,… và các loại phụ kiện chính là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều khách hàng. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng nhằm đảm bảo cho công trình hoạt động một cách tốt nhất. Để biết thêm thông tin về các loại phụ kiện máng cáp hoặc thang cáp, máng cáp, khay cáp tại Bestray, bạn có tìm hiểu tại website https://bestray.com/

Mọi thắc mắc và thông tin đặt hàng sản phẩm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0909 089 678.

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray

Từ khóa » Tắc Kê Gập