Tắc Lệ đạo Và Phương Pháp Phẫu Thuật Nội Soi

Tắc lệ đạo là gì?

Tuyến lệ được cấu tạo gồm 2 loại là tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Các tuyến lệ có nhiệm vụ sản xuất nước mắt để giữ ẩm và bôi trơi cho bề mặt nhãn cầu và màng mí mắt, nằm bên trong mi trên của mỗi mắt. Thông thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ lên bề mặt mắt, sau đó chảy đến các điểm lệ ở góc trong của mí mắt trên và dưới. Các điểm lệ này thông dẫn nước mắt đến các ống lệ nằm trong mí mắt để di chuyển đến túi lệ ở mặt bên mũi. Từ đó nước mắt chảy xuống ống lệ mũi và chảy vào trong mũi. Tại đây, nước mắt sẽ được tái hấp thu hoặc bốc hơi.

Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong hệ thống thoát nước mắt, từ điểm lệ đến mũi. Tắc nghẽn ống dẫn tuyến lệ ngăn nước mắt thoát qua hệ thống này một cách bình thường. Nếu ống dẫn bị tắc sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, nặng hơn sẽ làm kích thích và nhiễm trùng mắt mãn tính.

Cách nhận biết khi bị tắc lệ đạo

Khi bị tắc ống dẫn tuyến lệ, nước mắt không thể thoát ra một cách bình thường, khiến bạn bị chảy nước mắt và cay mắt. Tình trạng này là do tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần hệ thống thoát nước mắt.

Dấu hiệu của người bị tắc lệ đạo:

  • Chảy nước mắt quá nhiều
  • Củng mạc bị đỏ
  • Nhiễm trùng hoặc viêm mắt tái phát (đau mắt đỏ)
  • Sưng đau gần góc trong của mắt
  • Sụp mí mắt
  • Dịch nhầy hoặc mủ chảy ra từ mi mắt và bề mặt của mắt
  • Nhìn mờ

Tắc tuyến lệ thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này sẽ trở nên tốt hơn mà không cần bất kỳ điều trị nào trong năm đầu tiên của trẻ. Ở người lớn, ống lệ bị tắc có thể do chấn thương, nhiễm trùng hoặc do khối u.

Tắc ống lệ đạo hầu hết có thể điều trị được và phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn và tuổi của người bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Chẩn đoán tình trạng của bệnh qua các triệu chứng, kiểm tra mắt và thực hiện một số xét nghiệm. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bên trong mũi để xác định xem có bất kỳ rối loạn cấu trúc nào của đường mũi gây tắc nghẽn hay không.

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ống lệ bị tắc bao gồm:

  • Thử nghiệm đo tốc độ và mức độ thoát nước để kiểm tra sự tắc nghẽn
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: chụp X-quang, chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI được sử dụng để tìm vị trí và nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Các phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị tắc lệ đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh ở từng người bệnh. Một người có thể cần nhiều hơn một phương pháp để khắc phục tình trạng bệnh. Nếu nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ là do một khối u, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tập trung vào loại bỏ khối u. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đối với các tình trạng bệnh riêng:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt/ thuốc viên kháng sinh chống nhiễm trùng.
  • Massage điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh.
  • Giãn thông và thăm dò điểm lệ.
  • Đặt stent hoặc đặt nội khí quản.
  • Giãn thông qua ống thông bóng.
  • Phẫu thuật cắt túi lệ bên ngoài
  • Phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật tắc lệ đạo bằng nội soi

Phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng chảy nước mắt do tắc tuyến lệ, giúp nước mắt không bị cản trở khi chảy vào ống lệ mũi. Phẫu thuật nội soi ống lệ từ bên trong mũi bằng cách sử dụng một ống nội soi cứng Hopkins. Ca phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân và kéo dài khoảng 45 phút.

Nếu bệnh nhân chảy nhiều nước mắt lệ đạo do tắc ống lệ thì kỹ thuật nội soi hoàn toàn không để lại sẹo. Đây cũng là lý do mà nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp phẫu thuật này. Trên thực tế, vết sẹo nằm phía trong mũi nên sẽ không thể thấy được.

Sử dụng ống nội soi trong mũi mang lại độ phóng đại và độ chiếu sáng tuyệt vời cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy những chi tiết nhỏ nhất, giúp cải thiện độ chính xác của phẫu thuật, do đó cải thiện tỷ lệ thành công của phẫu thuật nói chung. Kết quả của DCR nội soi hoàn toàn bằng ống silicon cho thành công trong khoảng 85% đến 90%.

Rủi ro có thể gặp phải là gì?

Bất kỳ một ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro và biến chứng. Tuy nhiên trường hợp này thường hiếm khi xảy ra với phẫu thuật tắc lệ đạo bằng nội soi.

  • Phản ứng với thuốc mê
  • Chảy máu quá nhiều
  • Tụ máu ở vết thương
  • Tổn thương tĩnh mạch, động mạch, dây thần kinh và các cấu trúc khác trong khu vực
  • Nhiễm trùng
  • Quá trình hồi phục lâu

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tắc tuyến lệ

Để giảm nguy cơ phát triển tắc tuyến lệ, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời chứng viêm hoặc nhiễm trùng mắt.

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên.
  • Không dụi mắt hoặc để tay bẩn chạm vào mắt.
  • Không dùng chung mỹ phẩm với người khác nhất là các sản phẩm dùng tại khu vực mắt.
  • Giữ kính áp tròng sạch sẽ trước khi đeo.

Khám tổng quát để phát hiện sớm và theo dõi tình trạng mắt thường xuyên tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 giúp giảm nguy cơ gây tổn thương mắt. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 27 7227 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 hoặc đặt lịch khám nhanh chóng TẠI ĐÂY với các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu Việt Nam tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.

Từ khóa » Tắc Lệ đạo ở Người Lớn