Tác Phẩm Của Tô Ngọc Vân - * Sai Mon Thi Dan

1 Thuyền sông Hương (1935) 2 Angkor Original (1935) 3 Angkor Temple Original (1936)❖ 4 Sans Titre Original

5 Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)

6 Hai thiếu nữ và em bé (1944),xem thêm 7 8 Chân dung thiếu nữ 9 Thiếu nữ ngắm tranh (1938) 10 Buổi trưa (1936) 11 Thiếu nữ bên hoa sen (1944) 12 Chị em (1932) - lụa❖ 13 Học thêu (1932) - màu nước trên lụa❖ 14 15 16 Chị cốt cán 17 18 Hai chiến sĩ (màu nước - 1949) 19 Đốt đuốc đi học

20 Bác Hồ làm việc ở chiến khu - Tranh in và khắc

21 Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ 22 Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ 23 24 Làng quê - La maison pres de la riviere (The house near the river)❖

25 Bộ đội và công dân nghỉ trên đồi - Sơn mài, 1953.

26 Đèo Lũng Lô 27 Xưởng quân giới, 1951 28 Bừa trên đồi - Tranh bột màu - 1953 29❖ 30 Ba cô gái Thái - Ký hoạ 31 “Trú quân” – Ký họa (1954) 32 Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954) 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 Cho ngựa ăn 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 Kí họa bút chì 62 63 64 Đi học đêm 65 66 67 68 69 Giáo viên người Thái 70 71 72 Hà Nội vùng đứng lên (Khắc gỗ, 1946) 73 Hà Nội vùng đứng lên 74

Họa sĩ Tô Ngọc Vân tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ thuật năm 1931. Dù nhiều người biết tiếng, ông vẫn không tìm được chỗ làm, phải sống thiếu thốn bằng nghề dạy học, vẽ tranh thuê, trình bày và minh họa cho một số tòa báo ở Hà Nội (khi minh họa trên sách báo ông thường ký tên Ái Mỹ, Tô Tử).

1 Bản “Số đỏ” có bìa do họa sỹ Tô Ngọc Vân trình bày, NXB Minh Đức ấn hành từ năm 1946 2 LỬA THIÊNG - Tập thơ đầu của Huy Cận. Đời Nay xuất bản năm 1940. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trình bày bìa. 3 BỨC TRANH QUÊ - Tập thơ đầu của nữ sĩ Anh Thơ. Đời Nay xuất bản năm 1941. Có 4 tranh phụ bản của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

Tô Ngọc Vân là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Ăngkor Vát, Ăngkor Thom (Campuchia). Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Kh'mer. Tem Apsara vẽ nét đơn giản, một màu, giữ được bản sắc cổ kính của điêu khắc đá đình chùa miếu mạo Á Đông. Mẫu tem thể hiện nét đặc trưng nghệ thuật Kh'mer với những nét hoa văn mây, lá, đầu rắn... uốn lượn, cách điệu theo lối cổ điển... hình lá đề - mô típ của Phật giáo. Tem Apsara được in thành một bộ 5 con có 5 giá từ 50c đến 2$ và 5 màu khác nhau: nâu, tím, xanh dương, xanh lá, đỏ; in tại Paris, mang tiêu đề "Postes Indochine" và "RF", phát hành vào những năm 1932 đến năm 1941. Trên mỗi con tem ghi rõ tên tác giả: Tô Ngọc Vân, H.CHEFFER. Tem Apsara được lưu hành rộng trên toàn cõi Đông Dương. Tem Apsara của danh hoạ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân còn là biểu hiện sự giao lưu văn hoá lâu đời của hai dân tộc Việt và Kh'mer.

1 Tem Apsara - Bộ tem bưu chính Đông Dương do Tô Ngọc Vân thiết kế 2 Hai tác phẩm nổi tiếng của Tô Ngọc Vân trên tem bưu chính Việt Nam 3 Phong bì ngày đầu tiên của bộ tem "Hội họa Việt Nam" phát hành năm 1995

Tác phẩm của Tô Ngọc Vân đã được triển lãm nhiều lần trong nước và trên thế giới, được hoan nghênh và đánh giá rất cao. Do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhiều tác phẩm đẹp và có giá trị đã bị thất lạc, thời gian phá huỷ. Số còn lại, cơ bản là ký họa và một số ít tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài đang còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Cả cuộc đời Tô Ngọc Vân đã dành cho hội họa, tác phẩm để lại của ông trở thành tài sản vô giá của nền mỹ thuật Việt Nam và mãi mãi được trân trọng, giữ gìn.

Từ khóa » Các Tác Phẩm Của Tô Ngọc Vân