TÁC PHẨM Văn Học TRỌNG Tâm NGỮ Văn 12 ôn THI THPT QUỐC ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Lớp 12 >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 394 trang )
TÁC PHẨM VĂN HỌC TRỌNG TÂMNGỮ VĂN 12ÔN THI THPT QUỐC GIA Kiến thức cơ bản từng tác phẩm văn học Phân tích nội dung từng tác phẩm Những đề thi liên quan của từng tác phẩm Một số đề theo từng tác phẩmTp. Hồ Chí Minh, năm 20171Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />Mục lụcNHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC TRỌNG TÂM 12 ÔN THI THPT QUỐC GIA1. Ai đã đặt tên cho dòng sông2. Đàn ghi ta của lorca3. Đất nước4. Hồn trương ba da hàng thịt5. Người lái đò sông đà6. Những đứa con trong gia đình7. Rừng xà nu8. Sóng9. Tây tiến10.Tuyên ngôn độc lập11.Việt bắc12.Vợ chồng a phủ13.Vợ nhặt2Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />AI Đà ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNGKHÁI QUÁT1. Tác giả – Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.Ông có sở trường đặc biệt về thể bút ký, tùy bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kếthợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với những suy tư đachiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý…2. Tác phẩm2.1. Xuất xứ:“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài tùy bút suất sắc viết tại Huế năm 1981, rút từ tập bút kýcùng tên.2.2. Tập bút ký: gồm 8 bài ký, viết ngay sau năm 1975, trong đó thấm đẫm lòng yêu nước, tinhthần dân tộc và chủ nghĩa anh hùng. Những cảm hứng ấy được thể hiện rõ nét trong tình yêu,lòng tự hào sâu sắc của nhà văn đối với vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của thiên nhiên đất nước,với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc, với những phẩm chất cách mạng kiêncường của con người Việt Nam thời đại mới. Những nội dung ấy được truyền đạt bởi một ngòibút tài hoa với những hiểu biết sâu rộng, lối hành văn hướng nội, đẹp sang trọng, súc tích vàtinh tế.2.3. Cảm hứng: dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Dòng sông quê hương được soichiếu từ nhiều góc độ của lịch sử, địa lý, văn hóa… Qua những suy tư và liên tưởng, dòngsông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của đất cố đô với trang sử vẻ vang, với cảnh sắc thiênnhiên thơ mộng, trở thành biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn con người xứ Huế. Bài tùy bútmang đậm phong cách tùy bút bởi giọng văn phóng túng và sự bộc lộ cái “tôi” suy tư, trữ tìnhcủa nhà văn.TÌM HIỂU TÁC PHẨM1. Dòng sông Hương trong góc nhìn địa lýa) Dòng sông nơi thượng nguồn– Đoạn trích được mở đầu bằng một nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông Hương:“Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sôngHương là thuộc về một thành phố duy nhất”.– Nói tới sông Hương xứ Huế, người ta thường có ấn tượng về sự phẳng lặng, êm đềm củadòng sông trong khung cảnh thanh bình yên ả của xứ Huế. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường,nhà văn đã không ngừng lại ngắm nhìn “khuôn mặt kinh thành” với vẻ đẹp sang trọng cổ kínhcủa sông Hương trong thành Huế, ông đã khao khát ngược dòng không gian, tìm về cội nguồncủa rừng đại ngàn, khám phá những vẻ đẹp bí ẩn, những sức mạnh tiềm tàng được đóng kíntrong “phần tâm hồn sâu thẳm” của dòng sông trước khi nó về tới Huế. Đặt dòng sông trongmối quan hệ với dãy Trường Sơn xa xôi, nhà văn đã thể hiện những cảm hứng khám phá, cắtnghĩa và lý giải trong cái nhìn sâu sắc về cội nguồn – và đó cũng là một cảm hứng quen thuộccủa tình yêu.– Với trí tưởng tượng và niềm say mê, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hươngở khúc thượng lưu trong những vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính3Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />+ Hình ảnh về “bản trường ca của rừng già” khiến sông Hương hiện ra với cả chiều dài rộnghùng vĩ và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và niềm say mê của nhà văn, bởi “trườngca” là áng văn chương có dung lượng lớn thường mang đậm cảm hứng ngợi ca, còn “rừng già”lại là hình ảnh của những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn, mênh mông.+ Dòng sông chảy qua dãy Trường Sơn đã nhận vào dòng chảy của nó tất cả những sắc tháiphong phú, đa dạng của rừng già khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, khi “mãnh liệt quanhững ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, và có khi lại “dịudàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”…+ Cách miêu tả uyển chuyển tài hoa qua những hình ảnh đối lập đã giúp nhà văn làm hiện lênhình ảnh dòng sông Hương nơi thượng nguồn với đồng thời cả sức mạnh và vẻ đẹp. Dòngsông với những lớp sóng hung hãn cuộn trào bởi sự tiếp sức của thác ghềnh sóng gió, nhữngxoáy hút dữ dội tiềm ẩn nỗi kinh hoàng của vực sâu, những miên man da diết của cỏ cây hoalá nơi rừng đại ngàn; do đó sông Hương vừa tràn đầy sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa khơigợi những bí ẩn say mê, vừa ngời sáng vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ.+ Không dừng lại trong những miêu tả trực tiếp, nhà văn còn dùng phép nhân hóa khiến dòngsông được miêu tả như một “cô gái Digan khóng khoáng và man dại”, “bản lĩnh gan dạ”, “tâmhồn tự do và trong sáng”, cái mạnh mẽ phóng khoáng của một bộ tộc yêu thích cuộc sống tựdo lang thang nay đây mai đó được gắn cho dòng chảy hoang dã khiến sông Hương nơithượng nguồn càng trở nên quyến rũ đắm say. – Sắc thái nhân hóa càng đậm nét khi nhà vănlý giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu, không phải bằngnhững kiến thức địa lý thông thường. Trong cái nhìn suy tư của nhà văn, sông Hương như mộtngười con gái vốn mang sức mạnh hoang dã của rừng già nay đã được chế ngự để nhanhchóng tạo cho mình một “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ” khi về đến Huế– sự dịu dàng như mộtcái bến bình yên người ta thường mong sau những thác ghềnh bão táp, sự trí tuệ của nhữngcon người từng trải và đầy bản lĩnh để có thể giấu kín gian truân sóng gió trong vẻ êm đềm,bình lặng, tuyệt đối không muốn bộc lộ cái quá khứ của nửa cuộc đời đầu oanh liệt và vĩnhviễn ở lại với những cánh rừng đại ngàn. Trong cảm nhận của nhà văn, sông Hương khi về tớiHuế đã hoàn toàn trở thành người mẹ phù sa của “một vùng văn hóa xứ sở”– những thét gàoman dại, những phóng túng tự do nay đằm lắng trong sự bồi đắp dịu dàng, thương mến củađồng bằng châu thổ. Những hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa và thủpháp nhân hóa đặc sắc đã làm hiện lên dòng sông Hương khúc thượng nguồn với vẻ đẹp củamột sức sống mãnh liệt đầy cá tính, qua đó cho thấy cách cảm nhận suy tư có bề sâu trí tuệ củanhà văn.b) Sông Hương về tới đồng bằng– Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô, sông Hương đã trải quamột hành trình đầy gian truân thử thách. Trong cái nhìn tình tứ và lãng mạn của nhà văn, toànbộ cuộc hành trình của sông Hương từ thượng nguồn về tới Huế giống như một “cuộc tìmkiếm có ý thức” người tình đích thực của cô gái đẹp trong một câu chuyện cổ tích về tình yêu.4Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– Sử dụng một loạt các động từ mang sắc thái nhân hóa, nhà văn đã vẽ nên một hành trìnhsống động của dòng sông. Giữa “cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại”, sông Hương hiện ra nhưmột “cô gái đẹp mơ màng”. Ra khỏi vùng núi trầm mặc, thâm u, dòng sông như bừng thức sựtrẻ trung và niềm khao khát thanh xuân khi “chuyển dòng liên tục”, “vòng đột ngột”, “uốnmình theo những đường cong thật mềm”, “vẽ một hình cong thật tròn… ôm lấy đồi Thiên Mụ,vượt qua vực… đi giữa âm vang… trôi đi giữa hai dãy đồi…”. Những câu văn dài nối tiếpnhau làm nên dòng chảy miên man vừa mạnh mẽ với “những dư vang của Trường Sơn” nhưcòn phảng phất, vừa duyên dáng đầy nữ tính trong những khúc lượn vòng mềm mại. Hànhtrình tìm kiếm của dòng sông để đến với vẻ đẹp bình lặng “dịu dàng, trí tuệ” đã cho thấy sựmạnh mẽ của niềm khát khao, của bản lĩnh kiên cường, giấu mình trong vẻ dịu dàng, duyêndáng. – Dòng sông trôi chảy giữa những bến bờ của ngoại vi thành Huế, và tỏng cảm nhận độcđáo của nhà văn, dòng sông như được phản chiếu những vẻ đẹp phong phú của cảnh vật đôibờ: sông Hương đã góp nhặt sắc núi Ngọc Trản để đem đến cho mình màu “xanh thẳm”; sôngHương hiền dịu lượn quanh những Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo để trở nên “mềm như mộttấm lụa”, lấy ánh phản quang của những ngọn đồi “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” để rực rỡ,kiêu sa; thấm vào lòng mình vẻ đẹp “u tịch” của rừng thông, vẻ đẹp “trầm mặc… như triết lý,như cổ thi” và niềm kiêu hãnh âm u tỏa ra từ “giấc ngủ nghìn năm” của những vua chúa trongkhu lăng tẩm Van Niên đồ sộ. Khi thoát ra khỏi những vực sâu, những núi đồi “sừng sững nhưthành quách”, những “đám quần sơn lô xô”, những lăng tẩm u buồn…, cái nhìn trìu mến vàlãng mạn của nhà văn đã thấy dòng sông đã như bừng sáng tươi tắn khi gặp mênh mang “tiếngchuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia”, giữa những “xóm làng trung du bát ngáttiếng gà”. Cái hư vô tịch mịch của tiếng chuông chùa hòa quyện với chất thơ ấm áp của tiếnggà nơi thôn quê đã đưa dòng sông trôi đi giữa mộng và thực, giữa đạo và đời, như thực, nhưmơ…Đoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kỳ diệu vẻ đẹp củaquần thể thiên nhiên mơ mộng xứ Huế – thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắpvẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương, “người con gái dịu dàng” của mình. Sự kết hợp tài hoahai bút pháp kể và tả trong cảm quan cắt nghĩa đã làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương trong sựphối cảnh kỳ thú giữa dòng sông và cảnh sắc phong phú, đa dạng của thiên nhiên xứ Huế.c) Sông Hương khi về tới HuếHội họa: Dưới con mắt của hội họa, sông Hương hiện ra đẹp thơ mộng bởi những đường nétuốn lượn mềm mại và duyên dáng, những màu sắc hài hòa và bình dị.– Trước tiên, sông Hương được miêu tả trong “nét thẳng thực yên tâm” khi vào đến thànhHuế, cách miêu tả đặc sắc của nghệ thuật nhân hóa đã đem đến cảm giác thanh thản, bình yêncủa một dòng sông khi tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu của mình khi về với thành phốhình như chỉ dành riêng cho nó, tồn tại vì nó, một thành phố luôn đợi chờ, luôn tin vào dòngsông thân yêu từ miền thăm thẳm đại ngàn xa xôi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến dòng sôngtrở nên gần gũi vô cùng với mảnh đất cố đô và con người xứ Huế.5Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– Sau cảm giác bình yên giữa lòng thành phố, dòng sông bắt đầu thể hiện sự duyên dáng quenthuộc của mình trong những nét uốn lượn tình tứ. Đó là việc “sông Hương uốn một cánh cungrất nhẹ nhàng đến Cồn Hến”, với liên tưởng độc đáo, lãng mạn của nhà văn, “đường cong ấylàm dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Qua phép sosánh thật ngọt ngào, dòng sông bỗng trở thành người tình dịu dàng, e ấp mà vẫn thật tình tứ,đắm say của Huế. – Bức tranh sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sỹ tài hoa trongnghệ thuật phối màu. Màu sắc của dòng sông là màu “xanh thẳm” của chính nó, màu rực rỡcủa trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trong đêm hội trên sông, lung linh sắc màu phong phúcủa cảnh vật bến bờ: từ những mảng phản quang nhiều màu sắc của núi đồi “sớm xanh, trưavàng, chiều tím” đến những “biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long”; từ màu thanh khiếtnõn nà của “chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời”, nhỏ nhắn như những vầng trăng non đếnsắc “u trầm” của những vầng cổ thụ, ánh “lập lòe” của lửa thuyền chài, rồi lại là màu xanhbiếc của tre trúc, của cau thôn Vĩ Dạ cùng sắc “mơ màng sương khói” của Cồn Hến… SôngHương đã hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp trong thành Huế với những nét vẽ huyền ảo,những sắc màu thơ mộng.Âm nhạc: Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương đẹp và êm đềm như một điệu slowchậm rãi, trữ tình, sâu lắng.– Chất âm nhạc của dòng sông hiện ra ở chính âm hưởng, nhịp điệu của văn bản ngôn từ. Đólà một nhịp điệu êm đềm, tĩnh lặng, được tạo ra bởi những câu văn dài nối tiếp, với rất ít dấungắt và rất nhiều thanh bằng, bởi sự giãn cách trong nhịp trầm tư sâu lắng của những suyngẫm, những liên tưởng mênh mang trong không gian, thăm thẳm trong thời gian. Chất liệumiêu tả đã làm hiện hữu sinh động đối tượng miêu tả, nhịp điệu ngôn từ đã mô phỏng tài hoanhịp điệu êm đềm, yên ả của dòng sông.– Chất nhạc còn hiện ra qua cách nhà văn miêu tả dòng chảy của sông Hương: “một dòng sôngtrôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”, trong đó từ nhịp ngắt, các yếutố điệp cho đến so sánh đều góp phần làm đậm thêm nhịp chảy chậm rãi, yên ả của dòng sông;có lúc nhà văn không giấu được tình yêu thiên vị của mình khi so sánh dòng chảy băng băngcủa sông Nêva lúc xuân về với “điệu chảy lặng tờ” của dòng sông xứ Huế, nhà văn còn chorằng chỉ dòng chảy êm lặng ấy mới giúp con người cảm nhận được tâm hồn dịu dàng, đa cảmcủa một dòng sông “ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như nhữngvấn vương của một nỗi lòng”.– Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh của chính dòng sông vàcảnh sắc đôi bờ. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường huyễn hoặc vủa “tiếng chuông chùa ThiênMụ ngân nga tận bờ bên kia”, âm thanh nồng ấm thân yêu của “những xóm làng trung du bátngát tiếng gà”, âm thanh không lời của một tình yêu e ấp, âm thanh của chính dòng sông đượcví như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, “tiếng nước rơi bán âm”, tiếng “những máichèo khua đập nước”…; và chất nhạc đặc biệt được hiện ra trong những liên tưởng tới “nềnâm nhạc cổ điển Huế”6Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– một giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô, luôn gắn bó và làm nên một phần linh hồn của dòngsông xứ Huế. Những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tìnhkhiến dòng sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa thành phố quê hương, vừa dịu dàngmềm mại như một bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm.2. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộcNhìn từ góc độ địa lý, sông Hương khúc thượng nguồn là “bản trường ca của rừng già”; về tớiHuế, sông Hương mang âm hưởng của một điệu slow chậm rãi sâu lắng, một bản tình ca tìnhtứ ngọt ngào; nhưng nếu đặt trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương lại là bản anh hùngca hào hùng, bi tráng, là chứng nhân nhẫn nại, kiên cường của cuộc đời qua bao thăng trầmtrong lịch sử.– Là một trong số những dòng sông có mặt từ thuở đầu lập nước, sông Hương đã chứng kiếnvà tham gia hầu hết những biến cố quan trọng vừa oanh liệt vừa đau thương trong suốt chiềudài của lịch sử của dân tộc. Sông Hương xuất hiện trong lịch sử trước hết với vai trò một dòngsông biên thùy của đất nước các vua Hùng, thuở còn mang tên Linh Giang – dòng sông thiêng;trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi, sông Hương là dòng sông “viễn châu”, dòng sông ở chốnxa xôi của Tổ quốc đã cùng con người tham gia vào những trận chiến đấu oanh liệt để bảo vệchủ quyền nước Đại Việt thân yêu. Dòng sông cũng đã từng “soi bóng kinh thành Phú Xuâncủa người anh hùng Nguyễn Huệ” trong thế kỷ XVIII, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷXIX với máu của bao cuộc khởi nghĩa”. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của thế kỷXX, sông Hương lại đóng góp sức mạnh của mình để làm nên chiến thắng, từ Cách mạngTháng Tám 1945 đến mùa xuân Mậu Thân năm 68, sông Hương kiên cường chịu đựng nỗiđau của những mất mát không thể bù đắp khi thành phố Huế bị bom Mỹ tàn phá, khi những disản văn hóa bị hủy hoại. Cũng vì thế, sông Hương đã trở thành một “nét son” trong lịch sửĐảng, lịch sử dân tộc.– Đặt sông Hương trong chiều dài lịch sử từ thời dựng nước của các vua Hùng tới thời đánhMỹ, nhà văn đã thể hiện không chỉ tình yêu mà còn là niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quêhương. Tác giả coi sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang” – sông Hương đãmang trong mình nó những âm vang hào hùng, bi tránh của dòng thời gian lịch sử với cảnhững chiến công và những đau thương. Sông Hương còn được coi là dòng sông “của sử thiviết giữa màu cỏ lá xanh biếc” – nghệ thuật ẩn dụ đã làm hiện lên vai trò của một chứng nhânlịch sử, cách miêu tả tinh tế lại gợi ra những sắc thái khác nhau cùng tồn tại trong một dòngsông, vì sử thi còn được gọi là anh hùng ca, là thể loại gắn với những chiến công, gợi đếnchiến tranh; nhưng “màu cỏ lá xanh biếc” lại là sắc màu mang chất trữ tình của cuộc sống, củatình yêu và sự bình yên. Sông Hương vì thế vừa sử thi, vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng cahào tráng, vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng.3. Sông Hương với những vẻ đẹp nhìn từ văn hóa và thi ca– Qua cách cảm nhận độc đáo và lãng mạn, nhà văn đã coi sông Hương là cội nguồn sinhthành của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế. Sự thơ mộng của sông Hương trong đêm, tiếng nướcrơi trầm bổng từ những mái chèo khuya thánh thót khiến nhà văn liên tưởng đến “phiến trăng7Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />sầu” của Nguyễn Du trong những đêm dạo thuyền trên sông Hương, nhớ đến giai điệu dudương của Tứ đại cảnh, một bản nhạc cổ về Huế tương truyền do Tự Đức sáng tác. Theo cảmnhận chủ quan với rất nhiều thiên vị của tình yêu, Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng có lẽ vẻđẹp buồn lãng mạn của sông Hương là nguyên nhân của nhiều liên tưởng về mối quan hệ kỳdiệu giữa dòng sông đêm, bản nhạc và câu thơ Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua Đụcnhư tiếng suối mới sa nửa vời” Sông Hương thực sự trở thành nguồn cảm hứng vô tận của âmnhạc và thi ca, và chính dòng sông cũng là bản nhạc êm đềm, những khúc tình ca xao xuyếnlòng người.– Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng thơ không bao giờ lặp lạimình, mỗi thi nhân đều tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đókhông chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sỹ mà còn vì những vẻ đẹp phong phú, biếnảo của dòng sông.+Với trí tưởng tượng say đắm của nhà văn, sông Hương hiện lên với những vẻ đẹp khác nhaucủa một cô gái, khi là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”, có lúc “tự hiến đời mình làmmột chiến công”, có lúc lại trở về trong “cuộc sống bình thường, là một người con gái dịudàng của đất nước”. Người con gái ấy chắc chắn phải là cô gái Huế tài hoa và sâu sắc, tình tứvà dịu ngọt, lẳng lơ kín đáo mà rất mực chung tình, biết làm đẹp một cách ý nhị duyên dángvới chút sương khói như “tấm voan huyền ảo của tự nhiên”+ Người con gái – sông Hương ấy khơi gợi những cảm hứng khác nhau cho các nhà thơ, khi là“nỗi quan hoài vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, khi mang vẻ đẹp hùng tráng như“kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát, khi lại là “sức mạnh phục sinh tâm hồn” trongnhững bài thơ Tố Hữu. Khi nhắc đến sức mạnh phục sinh tâm hồn của sông Hương, nhà vănđã ngưỡng mộ ngợi ca: “Dòng sông quả thực là Kiều, rất Kiều” – niềm trân trọng thân yêu đãbiến một danh từ chỉ tên người được tính từ hóa, khẳng định vẻ đẹp đa đoan say lòng ngườicủa một dòng sông “trong veo” có thể cuốn đi tất cả những ô uế của cuộc đời: “Không giansặc sụa mùi ô uế Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi”– Đoạn trích kết lại bằng câu hỏi của một nhà thơ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, câu hỏibâng khuâng này cũng là nhan đề của bài bút ký, đã làm rõ cảm hứng cắt nghĩa, cảm hứng củatình yêu và niềm ngưỡng mộ say mê với dòng sông bởi tình yêu đích thực luôn khát khao điđến tận cội nguồn. Dòng sông được ai đó gọi là sông Hương – cái tên gợi cảm nhận thơm thothanh quý, vừa lãng mạn vừa quý giá, gợi đến những ẩn dụ của nhà văn về người con gái sôngHương có chút “lẳng lơ kín đáo” mà vẫn thật “dịu dàng”, “mãi chung tình với quê hương xứsở”.Đoạn trích bài bút ký mang đậm phong cách của thể tùy bút vì chất tự do phong túng và hìnhtượng cái “tôi” tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một hồn thơ thực sự trong vănxuôi với trí tưởng tượng lãng mạn và những xúc cảm sâu lắng. – Từ tình yêu say đắm vớidòng sông quê hương, từ những hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý, Hoàng PhủNgọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương trong một văn phong8Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />tao nhã, hướng nội, qua đó người đọc nhận ra tình yêu và sự gắn bó tha thiết của một trí thứcyêu nước với cảnh sắc quê hương và lịch sử dân tộc.Thu Trang biên soạn. Bài viết có sử dụng một số tư liệu từ Internet.Bài bút kí này, các em ôn tập theo định hướng câu hỏi như sau :Dạng 1 : Cảm nhận hình tượng sông Hương- Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ NgọcTườngDạng 2 : Cảm nhận về đoạn trích trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ NgọcTườngCác em chú ý mấy đoạn sau :-.Cảm nhận đoạn “Trong các dòng sông đẹp ở các nước…bát ngát tiếng gà”.-.Cảm nhận đoạn: “Từ đây như tìm thấy đường về…mãi chung tình với quêhương xứ sở”Dạng 3 : Chứng minh nhận định về tác phẩm, nhận định về sông Hương. Ví dụ : chứng minhsống Hương mang vẻ đẹp nữ tính và rất mực đa tìnhDạng 4 : Dạng đề So sánh văn họcVí dụ so sánh Hình tượng sông Hương -“Ai đã đặt tên cho dòng sông”- HoàngPhủ Ngọc Tường với sông Đà – “Người lái đò sông Đà” -Nguyễn Tuân.Ví dụ so sânh đoạn văn miêu tả sông Đà và đoạn văn miêu tả sông HươngSo sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tườngqua hai đoạn trích,…Một số đề tham khảo :Đề 1 :Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏingười sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạthể hiện trong các tác phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cảm nhậncủa anh/chị về những đoạn văn sau:…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lạiréo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin,rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếngmột ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đangphá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng……Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chântóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồncuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứnước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thunước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thuvề…(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)9Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />và…Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca củarừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộnxoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàngvà say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng……Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt quamột lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từđó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm caođột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấydòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừabằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màusắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” nhưngười Huế thường miêu tả …”(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông?)ĐÁP ÁN* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghịluận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viếtcó cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảmtính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.* Yêu cầu cụ thể:a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):– Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bàibiết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiềuđoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài kháiquát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng cácphần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bàiviết chỉ có 1 đoạn văn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai đoạn văn.– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.10Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm đượctriển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao táclập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, sosánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):– Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; yêu cầu đề.Giải thích– Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo: Nghệ thuật nói chung, văn chương nóiriêng là lĩnh vực của cái độc đáo, độc đáo trong việc đi tìm cái đẹp của cuộc sốngđể tạo nên tác phẩm, trong việc sáng tạo nên cái đẹp, cái riêng của tác giả ở tácphẩm.– Nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rấtriêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình: Tác phẩm nghệ thuật nóichung, tác phẩm văn chương nói riêng đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ, độc đáo, thểhiện tài năng, dấu ấn cá nhân của tác giả.Phân tích và chứng minh: Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạnvăn và làm rõ ý kiến:Những đoạn văn của Nguyễn Tuân– Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà như một công trình thẩm mĩ,một kì công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người với hai đặc điểm:hung bạo, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.– Đoạn văn miêu tả tiếng thác nước sông Đà là tài quan sát, khám phá và thểhiện hình tượng thiên nhiên của Nguyễn Tuân với ngôn ngữ giàu sức tạo hình,vốn từ ngữ phong phú, biến hóa, được tác giả tung ra đúng lúc, đúng chỗ đặc biệtlà phép so sánh và nhân hóa lạ, độc đáo.– Đoạn miêu tả dáng vẻ, màu nước sông Đà là những phát hiện thú vị về vẻ đẹpdịu dàng của dòng sông và phát hiện rất tinh tế về màu nước theo mùa. Đoạn vănđược viết bằng sự thăng hoa của tâm hồn, nhà văn như “đề thơ vào sôngnước”, thể hiện cách khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật.Những đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường11Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– Trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường huy động vốn tri thức, vốn ngôn ngữphong phú, kết hợp giữa trữ tình và chính luận, trí tuệ và cảm xúc, cảm hứng lịchsử và chiều sâu văn hóa, khả năng liên tưởng và ngôn từ trong sáng, đẹp đẽ.– Đoạn văn viết về sông Hương ở thượng nguồn là khám phá của tác giả về vẻđẹp vừa “phóng khoáng và man dại” vừa “dịu dàng và say đắm”của dòng sông,là kết quả của trí tưởng tượng đầy tài hoa. Cảnh sông ở đây được khắc họa vớinhững hình ảnh đầy ấn tượng bằng năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú vềngôn ngữ.– Đoạn văn miêu tả sông Hương ở ngoại vi thành phố là lối hành văn hướng nội,súc tích, mê đắm và tài hoa của sông Hương qua phép nhân hóa khi miêu tả dòngchảyvà cách đặc tả màu nước phản quang hai bên bờ và thay đổi trong ngày.So sánh để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theonhững cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:Sự tương đồng– Điểm gặp nhau giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đi tìm cái đẹpvà thể hiện cái đẹp bằng ngòi bút tài hoa, độc đáo tạo được nét riêng, mới lạ quahình ảnh dòng sông.– Qua hai đoạn văn, hai tác giả thể hiện nét tài hoa, độc đáo trong phong cáchnghệ thuật của mình.Website cô Thu Trang . />Sự khác biệt– Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác: luôn nhìn sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ đểkhám phá, phát hiện; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, tổng hợp cảm nhậncủa các giác quan để khám phá đối tượng. Tất cả làm nên phong cách NguyễnTuân vừa độc đáo vừa phong phú.– Ẩn trong câu chữ biến hóa là vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng trí tuệ, tri thức và cảchất phong tình, tài hoa, lãng mạn từ tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tất cảlàm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường độc đáo, sâu sắc mà tràn đầy cảm xúc…12Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sứcthuyết phục.– Điểm 1,5 – 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong cácluận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưathực sự chặt chẽ.– Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.– Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.– Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.d) Sáng tạo (0,5 điểm)– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khảnăng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng khôngtrái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một sốsuy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm vàthái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Đề 2 : Đề thi dành cho học sinh giỏiVẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặttên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường.Hướng dẫn cách làm bài :Mở bài :Giới thiệu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc TửGiới thiệu bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc TườngGiới thiệu vấn đề nghị luận : Vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩmThân bài :13Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />Luận điểm 1 : Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn MặcTử+Cảnh vườn cây đẹp trong nắng ban mai với cành lá mơn mởn ướt sương, ánh như ngọc đượcmiêu tả trực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động. Con người xứ Huế hiền lành, phúchậu.+Sau vườn cây xứ Huế là thiên nhiên xứ Huế. Cảnh trời, mây, sông, nước ở đây thật đẹp, nhấtlà cảnh một dòng sông được tưới đẫm ánh trăng với con thuyền chở đầy ánh trăng nhưng tất cảđều thấm đượm nỗi buồn.+Khổ thơ thứ ba thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong không gian bao la củatrời, mây, sông, nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là sự hy vọng, chờ đợi, mong mỏi và mộtniềm khắc khoải khôn nguôi. Vẫn ở trong mộng ảo, vì vậy cảnh và người ở đây đều hư hư,thực thực.Tóm lại : Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết.Luận điểm 2 : Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong bài Ai đã đặt tên cho dòngsông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thực chất là phân tích vẻ đẹp của dòng sôngHươngCó thể tham khảo những ý chính sau:– Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên:Sông Hương có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại, rầm rộ, mãnh liệt, một bản trường ca củarừng già” khi nó đi qua giữa lòng Trường Sơn; có vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ khi trở thành“người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa đất cố đô, có vẻ đẹp phản quang nhiều màu sắc củanền trời tây nam thành phố “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, có vẻ đẹp “trầm mặc” khi lặnglẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vuachúa triều Nguyễn; có vẻ đẹp mang màu sắc “triết lí, cổ thi” khi đi trong âm hưởng ngân ngacủa tiếng chuông chùa Thiên Mụ, có vẻ đẹp “vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùngngoại ô Kim Long; có vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói” khi nó dời xa dần thành phố để điqua những nương dâu, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ….– Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa. Tác giả cho rằng đã có một dòng thi ca về consông Hương, một dòng thơ không lặp lại mình, ấy là “dòng sông trắng- lá cây xanh”, trong thơTản Đà, là vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát, là nỗi quanhoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ TốHữu.14Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương từng là dòng sông bảo vệ biên thùy tổ quốc thờiĐại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộckhởi nghĩa, rồi đến cách mạng tháng tám, chiến dịch mậu thân năm 1968….– Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng đầy tài hoa của tác giả:Ông đã nhìn sông Hương như một cô gái Huế, từng có lúc là một cô gái Di-gan phóng khoángvà man dại, nhưng nói chung là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình và kín đáo,lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe loẹt phô phang, giống nhưnhững cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều đục. “Đấy cũng chính là màu của sương khóitrên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thựccủa dòng sông…”.Luận điểm 3 : Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt*Nét tương đồng:– Cả hai nhà thơ đều lấy những địa danh nổi tiếng của xứ Huế (Vĩ Dạ và sông Hương) làmđiểm nhấn và khởi hứng cảm xúc.– Cùng tái hiện được vẻ đẹp của thiênnhiên, cảnh sắc con người xứ Huế rất riêng, rất thơmộng. Có được điều đó chứng tỏ mảnh đất, con người Huế đã chiếm chỗ sâu bền nhất tronglòng các tác giả.– Cả hai đều là những cây bút tài hoa,tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sứclãng mạn, phong phú.*Nét khác biệt:–Đây thôn Vĩ Dạ: Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi cho HànMặc Tử nên điểm nhìn cảm xúc trong một khônggian hẹp, cái nhìn từ kí ức. Cảnh vật của xứHuế hiện lên với những nét đặctrưng rất bình dị, quen thuộc, gần gũi nhưng cũng thật lãngmạn: cảnh khu vườn mướt như ngọc, sông trăng huyền ảo, con người với vẻ đẹp đằm thắm,dịudàng…cảnh vật in đậm cảm xúc về tình đời, tình người.– Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn điểm nhìn là sông Hương, đặttrong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn. Vẻ đẹp của xứ Huế hiện lên ở rất nhiềugóc độ từ quá khứ cho đến hiện tại, từ lịch sử, thơ văn đến địa lí, văn hóa….Vì thế vùng đất cốđô hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế,là nơi tíchtụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa.Luận điểm 4 : Lí giải sự khác biệt+Xuất phát từ đặc điểm của thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơ nghiêng về cảm xúc, tâmtrạng. Bút kí không chỉ đòi hỏi có cảm xúc mà ít nhiều có tính xác thực và khách quan.15Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giả từng gắn bó, giờ đã trở thành kỉ niệm. Còn HoàngPhủ Ngọc Tường là người con của xứ Huế nên chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn máu thịt củaông.Kết bài : Đánh giá chung về sự sáng tạo của mỗi tác giảĐề 3 : Đề thi dành cho học sinh giỏiCảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Ngườilái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Aiđã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩcủa mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.(Đáp án soạn trong bài Người lái đò sống Đà nhé các em ) />Đề 4 : Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài bút kíMở bài :Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường ( ngắn gọn thôi nhé)Giới thiệu tác phẩm và hình tượng sông Hương@@@ Mở bài tham khảo :“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viếtvề dòng sông trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng,riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đãrất tài tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng của Huế này.Thân bài : Vẻ đẹp sông Hương có thể phân tích trên những nét sau:1. Sông hương vùng thượng lưu được miêu tả và so sánh như cô gái Di Gan phóng khoáng vàman dại:– Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn,sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.– Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh : “Như một bảntrường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở,sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: “mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc xoáy vàođáy vực bí ẩn”, nhưng cũng có lúc nó lại hiền lành trữ tình “dịu dàng, say đắm giữa nhữngdặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.– Dòng sông được nhân hoá : như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, rừng già đãhun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là sức mạnh bảnnăng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để đi ra khỏirừng, nó “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của16Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />một vùng văn hoá sứ sở”.2. Sông Hương ở đồng bằng:– Với vốn hiểu biết về địa lí đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ về sông Hương với hình ảnh:“Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục,vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộctìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hươngtheo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén ; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc,vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn vềphía đông bắc, ôm lấy chân đồiThiên Mụ, xuôi dần về Huế”.– Sông Hương được thay đổi về tính cách: “Sông như chế ngự được bản năng của người congái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng vănhóa xứ sở”– Cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, có hình khối: “Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sữngnhư thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”– Người đọc còn bắt gặp vẻ đẹp đa màu mà biến ảo, phân quang màu sắc của nền trời TâyNam thành phố: “sớm xanh , trưa vàng, chiều tím”.– Sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăngmộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn.Đó là vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuôngchùa Thiên Mụ, có vẻ đẹp “vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô KimLong, có vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói” khi nó rời xa thành phố để đi qua những bờ tre,lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ.3. Đoạn tả sông Hương khi đi qua thành phố đã gây được nhiều ấn tượng:– Đấy là hình ảnh chiếc cầu bắc qua dòng sông Hương: “Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời,nhỏ nhắn như những vành trăng non”– Nhà văn như thổi linh hồn vào cảnh vật: “đường cong ấy làm cho dòng sông như mềm hẳnđi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu”, “Tôi nhớ sông Hương, quý điệu chảy lững lờcủa nó khi ngang qua thành phố”.– Dường như sông Hương không muốn xa thành phố: “Rồi như sực nhớ lại một điều gì đóchưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố ở gócBao Vinh…khúc quanh này thật bất ngờ…Đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáocủa tình yêu”.– Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”.Tác giả liên hệ “Lời thề ấyvang vọng khắp khu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân ChâuHóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”.5. Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa:– Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương đã trở thành một người tàinữ đánh đàn lúc đêm khuya…Quả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hìnhthành trên mặt nước của dòng sông này”.17Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– Tác giả tưởng tượng: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm củanhững mái chèo khuya”. Phải có độ nhạy cảm về thẩm âm, hiểu biết về âm nhạc của xứ Huế,tác giả mới có sự liên tưởng này.– Với ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhớ tớiNguyễn Du: “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăngsầu.Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.6. Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử:– Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; “Nó được ghi làLinh giang”– Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.– Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anhhùng Nguyễn Huệ.– Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”.– Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.– Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền vớilịch sử của Huế, lịch sử dân tộc.7. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường:– Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết quê hương xứ sở vàođối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâmhồn con người.– Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệthuật và những trải nghiệm của bản thân– Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiềuphép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,…– Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.Lưu ý : Các em có thể chia luận điểm theo cách khác nhé! trên đây chỉ là dàn ý tham khảoKết bài : Nhận xét chung về vẻ đẹp dòng sông và tài năng nghệ thuật của tác giả@@@ Kết bài tham khảo : Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc tường nói riêng, với nhân dân Huếnói chung thì sông Hương chính là biểu tượng đẹp đẽ của xứ Huế suốt mấy nghìn năm lịchsử.Bằng ngòi bút tinh tế, cảm xúc chân thành và tấm lòng yêu thương sâu sắc , Hoàng PhủNgọc Tường đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương-một vẻ đẹp rất riêng, rất dịudàng, rất Huế khiến người đọc muốn một lần đến đó tận hưởng.18Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />ĐÀN GHI TA CỦA LORCA- THANH THẢOBài này khó, các em chú ý hình tượng nhân vật Lorca nhéĐề bài : Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi tacủa Lor-ca" của Thanh ThảoBài làm:Cùng với Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ trưởngthành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng trang thơ Thanh Thảo lại có dấu ấnrất riêng. Ông là người đi đầu trong phong trào cách tân thơ Việt, con đường màông lựa chọn để cách tân thơ Việt là việc đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếmnhững cách biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, phá bỏ mọi ràngbuộc, khuôn sáo. Thanh Thảo đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực cónguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một đại biểu đi đầu trong trường phái thơđó. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được rút ra từ tập “Khối vuông ru bích”, bàithơ đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lor-ca.Lor-ca là một nghệ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha, ông một tầm ảnh hưởng sâurộng trong đời sống chính trị cũng như trong sống nghệ thuật của Tây Ban Nha.Trong đời sống nghệ thuật, Lor-ca là một trong những người đi đầu trong phongtrào cách tân nền nghệ thuật già nua của Tây ban Nha. Trong đời sống chính trị,Lor-ca là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài thânphát xít đã quá phản động. Năm 1936, bè lũ Phrăng-cô quá hoảng sợ trước tầmảnh hưởng của Lor-ca nên chúng đã tìm cách bắt và sát hại ông. Tuy nhiên saucái chết của Lor-ca, tầm ảnh hưởng của ông càng trở nên sâu rộng hơn. Nó vượtra khỏi biên giới của Tây Ban Nha, tên tuổi của Lor-ca trở thành một biểu tượngcho công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa và nềnvăn minh nhân loại. Sự ảnh hưởng của Lor-ca không chỉ nằm trong thời đại củaông mà nó còn tồn tại mãi cho tới bây giờ. Cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiếncủa Lor-ca là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào để Thanh Thảo viết nên bài thơnày. Và cũng bằng nguồn cảm hứng dồi dào ấy, Thanh Thảo đã xây dựng thànhcông hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca.Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được Thanh Thảo sáng tác theo trường phái thơtượng trưng siêu thực nên khi đọc đòi hỏi người đọc phải không ngừng liêntưởng, tưởng tượng để cảm nhận được rõ ý thơ. Qua bài thơ tác giả đã tái hiệnlại cuộc sống của Lor-ca, tái hiện lại sự kiện bước ngoặt đầy bi thảm, đau đớn làcái chết của Lor-ca. Nhưng trong tiềm thức, trong tình cảm của Thanh Thảo,Lor-ca vẫn sống, qua đó thể hiện cho chúng ta thấy rõ Lor-ca là một nghệ sĩ chân19Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />chính, ông là một người nghệ sĩ dám sống để đấu tranh vì nghệ thuật, dám chếtvì nghệ thuật. Lor-ca là người nghệ sĩ mang vẻ đẹp bất tử.Sáu câu thơ đầu của bài thơ Thanh Thảo tái hiện sự sống của Lor-ca. Hình ảnh“những tiếng đàn bọt nước” biểu trưng cho sự sống cũng như sự nghiệp sáng tạocủa Lor-ca, hình ảnh này gợi cho chúng ta hình dung sự sống cũng như sự sángtạo của Lor-ca là vô cùng mong manh dễ vỡ.” Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”,câu thơ nhắc tới xứ sở Tây Ban Nha và hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” làm cho taliên tưởng đến môn thể thao truyền thống của đất nước này: đấu bò tót, một mônthể thao đòi hỏi không chỉ sức mạnh mà người đấu sĩ còn cần phải khôn ngoanvà khéo léo, vì vậy trận đấu bò tót nào cũng đầy sự căng thẳng. Hình ảnh ‘áochoàng đỏ gắt” được tác giả nhắc đến ở đây cũng có thể là biểu trưng cho môitrường chính trị của Tây Ban Nha lúc này bức bối, ngột ngạt và phản động. Hìnhảnh “những tiếng đàn bọt nước” được đặt cạnh hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” chothấy cuộc sống của Lor-ca lúc này đang cực kì bức bối , ông dường như đangphải cố gồng mình lên để đối mặt với một chế độ xã hội phản động già nua và cóthể nói cuộc sống của ông đang đầy thách thức. Mặc dù phải sống trong môitrường xã hội ngột ngạt, người nghệ sĩ Lor-ca vẫn không ngừng sáng tạo vì đếncâu thơ thứ ba hợp âm tiếng đàn ghi ta được ngân lên “li la li la li la”, nó biểutrưng cho những sáng tạo của Lor-ca. Người nghệ sĩ vẫn say sưa với những sángtạo của mình, vẫn sống lạc quan mặc cho hoàn cảnh sống đang bị bóp nghẹt. Bacâu thơ còn lại của đoạn thơ tái hiện hành trình đi tìm cái tôi nghệ sĩ, đi tìm cảmhứng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Lor-ca. Hành trình của người nghệ sĩLor-ca là hành trình đơn độc vì trong hành trình ấy chỉ có một chú ngựa, vầngtrăng, vầng trăng thì chếnh choáng, chú ngựa cũng mỏi mòn, rã rời. . Đối vớingười nghệ sĩ, vầng trăng là tri kỉ, khi vui nhất người nghệ sĩ cũng nghĩ đếntrăng, mà khi buồn nhất họ cũng chỉ có trăng là bạn thế nhưng vầng trăng lại“chếnh choáng”, nửa say nửa tỉnh. Có thể nói người nghệ sĩ Lor-ca lúc này đangcô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. Người nghệ sĩ đang đi nhưng là đi đâu? Ngườinghệ sĩ đi lang thang, đi nhưng chưa biết nơi đâu là đích đến. tác giả sử dụngdanh từ “miền”, danh từ giới hạn không gian, nơi chốn tạo điểm dừng, đích đếnnhưng lại là “miền đơn độc”, miền của tâm trạng, cảm xúc. Người nghệ sĩ đangđi về miền của tâm trạng, miền của cảm xúc, miền cái cội nguồn của sự sáng tạo.Người nghệ sĩ Lor-ca đang say sưa trong hành trình đi tìm cảm hứng sáng tạo,tìm hướng cách tân nền nghệ thuật già nua. Một lần nữa Thanh Thảo đã chứng tỏLor-ca là người nghệ sĩ sống hết mình vì nghệ thuật,dám hi sinh cho nghệ thuật.Đề bài 2 : Dành cho học sinh giỏi20Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài côngdụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó nhữngcảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sángđộng đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh/chịhãy làm sáng tỏ nhận xét trên.Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau:Mở bài :+ Giới thiệu bài thơ Sóng và thi sĩ Xuân Quỳnh+ Giới thiệu bài thơ Đàn ghi ta của LOr- ca và nhà thơ Thanh Thảo+Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Đình Thi :“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗichữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tungmở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ,tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ làở sức gợi ấy.”+Nêu vấn đề cần nghị luận : Sức mạnh của thơThân bài :1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:– Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ manglại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hìnhảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).– Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy.21Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />=> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đãnhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trongthơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnhcủa thơ nằm ở sức gợi.2. Chứng minh nhận định qua ai bài thơHọc sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong hai bài thơSóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Không nhất thiếtphải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu đểlàm sáng tỏ vấn đề.a. Bài thơ Sóng:Ý khái quát : Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung bài thơ. XuânQuỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnhphúc đời thường bình dị.– Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha,khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổvỡ., cùng những dự cảm bất trắc.Tác phẩm: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), introng tập thơ Hoa dọc chiến hào, là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, gópphần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.Phân tích :– Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩndụ.– Về nghĩa:+ Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặtnước, dưới lòng sâu…)+ Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc…): những cung bậc tâm trạng ngườicon gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tựhoàn thiện bản thân.22Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />=> Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực màliên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tựhoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Chínhsức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ.b. Đàn ghi ta của Lor-ca:Ý khái quát : Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nội dung bài thơ:Cùngvới Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộckháng chiến chống Mỹ nhưng trang thơ Thanh Thảo lại có dấu ấn rất riêng. Ônglà người đi đầu trong phong trào cách tân thơ Việt, con đường mà ông lựa chọnđể cách tân thơ Việt là việc đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểuđạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, phá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo.Thanh Thảo đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từphương Tây mà Lor-ca là một đại biểu đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ“Đàn ghi ta của Lor-ca” được rút ra từ tập “Khối vuông ru bích”, bài thơ đã xâydựng thành công hình tượng nhân vật Lor-ca.Phân tích:– Về chữ: lối thơ tự do, ngôn từ thơ giàu màu sắc tượng trưng siêu thực, giàunhạc tính, mô hình mở giải phóng cảm xúc và tưởng tượng…– Về nghĩa:+ Hình tượng Lor-ca và những giai điệu, cung bậc của tiếng đàn ghi ta.+ Nỗi đau xót trước cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, niềm trân trọng, đồng cảmcủa Thanh Thảo trước nhân cách cao thượng và vẻ đẹp tâm hồn Lor-ca…=> Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coitrọng tả thực, mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhậndân chủ, sáng tạo. Sức gợi của ngôn ngữ thơ tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho tácphẩm.3. Đánh giá chung23Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />– Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặctrưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn cònnguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn.+ Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọnngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn…+ Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểunghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ.Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu nói. Đánh giá chung về bài thơ Sóng vàĐàn ghi ta của Lor-ca.Đề bài 3 : Dành cho học sinh giỏiĐề bài : Sự gặp gỡ và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanhkí” và Thanh Thảo ở “Đàn ghi ta của Lor-ca”.Định hướng cách giải quyết:1. Sự gặp gỡ:1.1. Vì sao trong văn chương lại có sự gặp gỡ?Các tác phẩm văn chương có thể có những điểm gặp gỡ về nội dung và nghệthuật vì:– Người nghệ sĩ cùng chung một mối quan tâm (những vấn đề có tính chất vĩnhcửu, mang tầm nhân loại); chung mục đích sáng tạo (đưa con người đến vớinhững giá trị cao quý chân – thiện – mĩ)…– Kiểu tư duy, cách thể hiện có thể có điểm tương đồng: ở đâu, thời kì nào ngườita cũng có cách nghĩ như thế, cách thể hiện như thế.– Theo quy luật kế thừa trong sáng tạo nghệ thuật: văn học của mỗi thời kì, mỗiquốc gia không bao giờ ra đời từ môi trường chân không mà luôn có sự kếthừa…1.2. Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của sự gặp gỡ của Nguyễn Du vàThanh Thảo ở hai bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” và “Đàn ghi ta của Lor-ca”+ Niềm đồng cảm sâu sắc, niềm tiếc thương day dứt, đớn đau, phẫn uất, bất bìnhcho cái Đẹp bị huỷ diệt, đầy đoạ, dập vùi24Kho tài liệu ôn thi THPT quốc gia đầy đủ nhất: />+ Sự nâng niu, trân trọng cái Đẹp, khẳng định sức sống của cái Đẹp, gắn với khátvọng bất tử hoá cái Đẹp+ Hướng con người tới những tình cảm nhân văn cao đẹp, đặt ra những câu hỏilớn lao cho thời đại, là tiếng nói cất lên từ thời đại nhưng còn đọng lại và có tầmnhân loại….( Cần chỉ ra các biểu hiện trên ở từng tác phẩm)2. Điểm độc đáo:2.1. Bên cạnh sự tương đồng luôn là sự khác biệt đi liền với sự độc đáo, mới lạvì:– Xuất phát từ quy luật sáng tạo văn học:+ Quá trình viết văn phải là quá trình tìm tòi sáng tạo cái mới, không được lặplại.+ Bản thân mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể, một sản phẩm duy nhấtkhông lặp lại.+ Mỗi nhà văn vừa với tư cách một cá tính sáng tạo vừa với tư cách đại diện chocon người thời đại có cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện riêng.– Người tiếp nhận: đa dạng, phong phú, mang tính cá nhân cá thể luôn có nhucầu tìm đến cái mới cũng góp phần làm nên bức tranh muôn màu của văn học.2.2. Chỉ ra và phân tích được những nét độc đáo về nột dung và nghệ thuật củahai tác phẩm:+ Độc Tiểu Thanh kí:Về nội dung cảm xúc: Nguyễn Du thương cho kiếp hồng nhan, phong lưu bạcmệnh, tài tử đa cùng. Mạch thơ đi từ thương người sang thương đời, thươngmình. Bài thơ đan xen biết bao cảm xúc (thương cảm, xót xa, phẫn uất, thấtvọng, khắc khoải…).Về nghệ thuật: Tác phẩm là thơ chữ Hán theo thể thơ Đường luật cổ điển. Nhàthơ nói bằng nghệ thuật đối, bằng những câu hỏi tu từ như xoáy vào hồn người,bằng cách xưng tên da diết khắc khoải, bằng giọng thơ trang trọng mà tràn đầycảm xúc yêu thương…25
Tài liệu liên quan
- 50 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU môn NGỮ văn 12 ôn THI THPT QUỐC GIA 2016
- 257
- 4
- 2
- NGỮ PHÁP TRỌNG tâm HAY và KHÓ ôn thi thpt quốc gia tiếng anh 2016 (có đáp án kèm theo)
- 196
- 744
- 1
- Bài tập đọc hiểu văn bản ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn
- 24
- 1
- 1
- MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN 12 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2016
- 8
- 1
- 6
- Tuyển chọn các bài văn nghị luận lớp 12 ôn thi THPT quốc gia nhiều tác giả, 202 trang
- 202
- 2
- 0
- Skkn giới thiệu ngữ liệu phần đọc hiểu môn ngữ văn 12 kỳ thi THPT quốc gia
- 34
- 827
- 1
- TÁC PHẨM văn học TRỌNG tâm NGỮ văn 12 ôn THI THPT QUỐC GIA FULL
- 394
- 18
- 30
- đề cương ôn thi phần đọc hiểu môn ngữ văn ôn thi thpt quốc gia ( full)
- 22
- 2
- 2
- chuyên đề thơ 12 ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn
- 96
- 1
- 3
- Tổng ôn kiến thức ngữ văn 12 ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2017
- 114
- 884
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(6.37 MB - 394 trang) - TÁC PHẨM văn học TRỌNG tâm NGỮ văn 12 ôn THI THPT QUỐC GIA FULL Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Full Tài Liệu Văn 12
-
Tổng Hợp Tài Liệu Văn 12 PDF – Tài Liệu ôn Thi 2022 [Đầy đủ]
-
Tổng ôn Văn Học 12 – Full Tác Phẩm Ngữ Văn THPTQG 2022
-
TÀI LIỆU NGỮ VĂN 12 ÔN THI THPT
-
Download Tài Liệu Văn Học 12 TUYỂN TẬP Tài Liệu Các Tác Phẩm Văn ...
-
LINK PDF Sách Học Ngữ Văn... - Tài Liệu Ôn Thi Khối C00 2022
-
Trọn Bộ Tài Liệu Ôn Tập Ngữ Văn 12
-
Tải Tổng Hợp Kiến Thức Ngữ Văn Lớp 12
-
Tổng ôn Ngữ Văn 12 Luyện Thi THPT Quốc Gia - Phạm Minh Nhật
-
Tài Liệu Tổng Hợp Phân Tích Chi Tiết Các Tác Phẩm Môn Ngữ Văn Lớp 12
-
Top 10 Tài Liệu Văn 12 Miễn Phí 2022
-
Tài Liệu Văn 12 - Chinh Phục Giảng đường
-
Tài Liệu ôn Thi đại Học Môn Văn
-
Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Ngữ Văn - Bút Bi Blog