Tắc Vòi Trứng, Không Cần Thụ Tinh ống Nghiệm Vẫn Mang Thai Tự Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Sau ca mổ lấy thai cho sản phụ Ninh, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia chia sẻ, đây là một trong những ca chữa vô sinh thành công nhờ kỹ thuật thông tắc đoạn gần vòi trứng.
Bé trai sơ sinh nặng 3,7kg khoẻ khoắn, được sinh ra từ người mẹ đã sinh nở 14 năm trước đó, 5 năm qua vợ chồng anh chị đi khắp nơi chữa trị nhưng không có kết quả.
Anh Phụng, chồng chị Ninh cho biết, sau khi sinh con đầu lòng năm 2005, hai vợ chồng anh chị đi lao động nước ngoài. Khi về Việt Nam, anh chị có ý định sinh con thứ 2, nhưng nỗ lực mãi vẫn không mang lại kết quả. Cả hai vợ chồng hết dùng tây y lại đến thuốc nam, cứ nghe nơi nào điều trị vô sinh tốt là đến. Đến khi hai vợ chồng tính tích cóp tiền để thụ tinh ống nghiệp thì được khuyên lên bệnh viện Phụ sản Trung ương khám. Tại đây, hình ảnh chụp tử cung cho thấy bệnh nhân tắc gần cả hai vòi tử cung.
"Nhìn hình ảnh chiếu chụp, chắc chắn nhiều bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm, vì bệnh nhân tắc đoạn gần cả hai vòi trứng. Trước đây, những trường hợp này 100% phải thụ tinh ống nghiệm mới có thể mang thai. Nhưng tại BV Phụ sản Trung ương, chúng tôi sẽ mổ nội soi nong, thông đoạn tắc này để bệnh nhân có thai tự nhiên", GS Nguyễn Viết Tiến cho biết.
Với trường hợp bệnh nhân này, tháng 10/2018 bệnh nhân được mổ nong vòi. Sau mổ, chúng tôi khuyên bệnh nhân nên để sinh con tự nhiên. Tháng 2/2019 bệnh nhân có tin vui và đã sinh con mạnh khoẻ vào ngày 14/10.
GS Tiến cho biết, đây là một kĩ thuật mới trong điều trị vô sinh mới được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho kết quả thành công là 35%.
Phương pháp này được triển khai từ đầu năm 2017 đến nay đã thực hiện nong tắc đoạn gần vòi tử cung cho 76 bệnh nhân vô sinh với tỷ lệ thành công 68%; Tỷ lệ có thai sau nong đạt 35%.
"Đây là tín hiệu đáng mừng. Trước đây tỉ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là 25%, nay tăng gần 50%. Với kỹ thuật này ban đầu tỉ lệ có thai sau nong đã đạt 35%, tương lai chắc chắn sẽ tăng lên", GS Tiến chia sẻ.
Theo GS Tiến, đây là tin mừng cho những bệnh nhân vô sinh do tắc đoạn gần. Tại Việt Nam, tỉ lệ vô sinh do vòi tử cung chiếm từ 43- 59%, trong đó vô sinh do tắc đoạn gần (đoạn kẽ, đoạn eo vòi trứng) là 15 - 25%.
Tắc vòi tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra, từ tình trạng viêm nhiễm; do nạo phá thai; đã từng mổ lấy thai cũng dễ gây tắc vòi tử cung.
Những bệnh nhân này trước đây sẽ thường phải chuyển sang thụ tinh ống nghiệm, với chi phí hàng trăm triệu lần cho một lần đặt đặt phôi. Có những bệnh nhân đặt lần vài lần mới thành công, chi phí là gánh nặng rất lớn với người bệnh.
Trong khi đó, được nong tắc đoạn gần vòi tử cung qua nội soi, chi phí khoảng 20 triệu đồng, bệnh nhân có cơ hội mang thai tự nhiên, với tỉ lệ thành công sau mổ nong mang thai là 35%.
GS Tiến cho biết thêm, đến nay, Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở y tế đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công kỹ thuật này. Bệnh viện sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở y tế, bác sĩ có nhu cầu, để người bệnh tắc đoạn kẽ vòi trứng được tăng khả năng tiếp cận mang thai tự nhiên sau điều trị nong tắc đoạn vòi trứng qua nội soi.
Hồng Hải
Từ khóa » Tắc Kẽ Vòi Trứng Có Thai Tự Nhiên được Không
-
Tắc Kẽ Vòi Trứng Có Nguy Hiểm Không, Có Thông Được Không?
-
Giải đáp: Tắc Vòi Trứng đoạn Kẽ Có Thông được Không?
-
Bị Tắc Vòi Trứng Có Thụ Tinh Nhân Tạo được Không? | Vinmec
-
Bị Tắc Kẽ 2 Bên Vòi Trứng Có Thể Mang Thai Tự Nhiên Không? | Vinmec
-
Tắc Vòi Trứng Vẫn Có Thai: Đúng Hay Sai? | Medlatec
-
Tắc 2 Vòi Trứng Có Thai được Không Và Có Chữa được Không?
-
Bị Tắc Vòi Trứng Có Thụ Tinh Nhân Tạo được Không?
-
Tắc Vòi Trứng Có Thể Có Con Không?
-
Hỏi đáp Bác Sĩ: Bị Tắc ống Dẫn Trứng Có Mang Thai được Không?
-
Bị Tắc Vòi Trứng Có Thụ Tinh Nhân Tạo được Không?
-
Làm IVF (Thụ Tinh ống Nghiệm) Thì Có Phải Cắt Vòi Trứng Không?
-
Vòi Trứng Bị Tắc Có Thụ Tinh Nhân Tạo được Không? | VTV.VN
-
Bị Tắc Kẽ 2 Bên Vòi Trứng Có Thể Mang Thai Tự Nhiên Không?
-
Tắc Vòi Trứng: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết - Eveline Care