Tách Công Ty Cổ Phần Theo Luật Doanh Nghiệp Mới - Phamlaw

Tách công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp mới

Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư. Tôi là một cổ đông trong công ty cổ phần chuyên sản xuất thiết bị điện tử. Do dạo gần đây các cổ đông trong công ty mâu thuẫn nên chúng tôi muốn thực hiện tách công ty. Chúng tôi dự định tách công ty vào năm sau (2021), luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề tách công ty theo pháp luật được không. Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên, cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho Luật Phamlaw. Với yêu câu tư vấn trên, luật sư Luật Phamlaw tư vấn như sau:

Tach Cong Ty Co Phan Theo Luat Doanh Nghiep Moi
Tách công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp mới

Theo như những thông tin bạn cung cấp, công ty cổ phần của bạn muốn tách công ty vào năm 2021, lúc này sẽ áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Công ty cổ phần là gì?
  • Tách công ty cổ phần là gì?
  • Điều kiện tách công ty cổ phần
  • Phương thức tách công ty cổ phần
  • Trình tự, thủ tục tách công ty cổ phần
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở tách công ty
  • Về hậu quả pháp lý sau khi tách công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần được định nghĩa là doanh nghiệp:

“a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”

Như vậy, công ty cổ phần là một trong số loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Ở một góc độ khác, khái niệm CTCP được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng (Điều 32 Luật Chứng khoán 2019) bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định tronng một số văn bản luật ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam ghi rõ CTCP cần có tối thiểu 03 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều.

Tách công ty cổ phần là gì?

Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tách công ty, theo đó có thể hiểu tách công ty là việc công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Công ty cố phần ban đầu trước khi bị tách gọi là công ty bị tách; công ty mới sau khi tách ra khỏi công ty ban đầu là công ty được tách.

Theo đó, trong trường hợp tách công ty cổ phần, công ty được tách sẽ bao gồm những loại hình sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Điều kiện tách công ty cổ phần

Công ty cổ phần bị tách phải đảm bảo những yêu cầu sau:

– Đăng ký thay đổi vốn điều lệ;

– Đăng ký thay đổi số lượng cổ đông tương ứng với  cổ phần và số lượng cổ đông giảm xuống (nếu có);

– Đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần bị tách và công ty cổ phần được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần bị tách, trừ trường hợp công ty cổ phần bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty cổ phần bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty cổ phần được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty cổ phần.

Phương thức tách công ty cổ phần

Để thực hiện tách công ty cổ phần, có thể thực hiện theo những phương thức sau:

– Một phần cổ phần của các cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

– Toàn bộ cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

– Kết hợp cả hai trường hợp trên.

Thủ tục tách công ty cổ phần được thực hiện như sau:

Thứ nhất. Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

Nghị quyết tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty.

Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết.

Thứ hai. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

Ngoài ra, công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.

Trình tự, thủ tục tách công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục tách công ty cổ phần được quy định như sau:

Bước 1: Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách;

+ Tên công ty được tách sẽ thành lập;

+ Phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty;

+ Giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách;

+ Thời hạn thực hiện tách công ty.

 Nghị quyết, quyết định tách công ty cổ phần phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;

Bước 2: Các cổ đông của công ty cổ phần được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở tách công ty

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp;

– Bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc tách công ty.

Về hậu quả pháp lý sau khi tách công ty cổ phần

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Xem thêm:

  • Điểm mới về quyền của cổ đông phổ thông Luật Doanh nghiệp 2020
  • Tách và gộp cổ phiếu trong công ty cổ phần
  • Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Một số lưu ý về thanh toán trong kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăngMột số lưu ý về thanh toán trong kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng
  • Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mớiChuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới
  • Có quyền được sang tên khi được tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng và nay chủ sử dụng đất đã chết không ?Có quyền được sang tên khi được tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng và nay chủ sử dụng đất đã chết không ?
  • Tư vấn góp vốn bằng quyền sử dụng đấtTư vấn góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  • Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăngHồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
  • Xác định bên bị kiện khi khởi kiệnXác định bên bị kiện khi khởi kiện
  • Bản chất của vốn góp & cổ phẩn theo quy định mớiBản chất của vốn góp & cổ phẩn theo quy định mới
  • Điều kiện và thủ tục mở cửa hiệu cầm đồĐiều kiện và thủ tục mở cửa hiệu cầm đồ
  • Mẫu giấy triệu tập của công anMẫu giấy triệu tập của công an
  • Quy định về công ty đối nhânQuy định về công ty đối nhân

Bài viết cùng chủ đề

  • Chấm dứt hợp đồng lao động vì không hoàn thành công việc
  • Xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể doanh nghiệp
  • Chủ thể có quyền ký kết hợp đồng lao động
  • Công ty cổ phần tiếng anh là gì?
  • Xử phạt khi doanh nghiệp nợ lương người lao động
  • Điều kiện, quy trình thực hiện dự án phân lô, bán nền cho người dân
  • Thủ tục mở đại lý, cửa hàng theo Luật Doanh nghiệp
  • Trường hợp người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam

Từ khóa » Tách Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2020