Tái Chế Giấy Có Tác Dụng Gì? Những Cách Tái Chế Dễ Làm Nhất

Tái chế giấy có tác dụng gì? Giấy, cùng với nhựa, ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến hơn. Khi vai trò của loại vật liệu này càng quan trọng thì tái chế cũng chính là xu hướng được quan tâm. Có bao giờ bạn tự hỏi tái chế các loại giấy là gì? Tại sao phải tái chế? Bài viết dưới đây của Việt Nam Tái Chế sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc kèm theo những ý tưởng tái chế từ giấy cũ thành mới cực kỳ độc đáo và đơn giản để bạn có thể làm tại nhà.

Nội dung bài viết

  • 1 Tái chế giấy là gì?
  • 2 Tại sao phải tái chế giấy cũ?
  • 3 Quy trình tái chế giấy công nghiệp
  • 4 Gợi ý cách tái chế giấy cũ thành mới cực kỳ đơn giản tại nhà

Tái chế giấy là gì?

Để hiểu được tái chế giấy là gì, ta cần biết giấy được sản xuất như thế nào. Bạn có bao giờ tự hỏi quyển sách mà bạn đang đọc hay cuốn sổ tay bạn đang ghi chép được làm từ nguyên liệu gì? giấy là một trong những vật liệu đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vậy giấy được tạo ra từ nguyên liệu gì và được sản xuất như thế nào?

Nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất giấy tươi (hay giấy nguyên chất) là sợi cellulose, có nguồn gốc từ gỗ (vân sam, linh sam, thông, sồi,…) hoặc rơm rạ. Tuy nhiên, không phải gỗ nào cũng có thể dùng để sản xuất giấy. Để thu được giấy thành phẩm có độ trắng, mịn nhất định cần trộn thêm keo và các chất độn.

Về quy trình sản xuất, giấy có thể được làm thủ công hoặc công nghiệp tùy theo mục đích và quy mô của nhà sản xuất. Nguyên liệu thô sẽ được xử lý cơ học lẫn hóa học để thu được cellulose. Cellulose sau đó sẽ được trộn với nước, định dạng, tẩy trắng, ép, sấy và tráng phủ để thu được giấy thành phẩm.

Gỗ thông là một trong số những loại gỗ phổ biến được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy
Gỗ thông là loại gỗ phổ biến được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy

Như vậy, nguyên liệu chính dùng trong sản xuất giấy chính là gỗ. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhu cầu sử dụng giấy của con người ngày càng cao? Liệu tốc độ trồng cây có đáp ứng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp giấy hay không? Hiện nay, các nhà máy đang có xu hướng sử dụng giấy đã qua sử dụng thay thế cho gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy. Việc làm này được gọi là tái chế giấy.

Tái chế các loại giấy được hiểu là sử dụng giấy phế liệu (hay giấy đã qua sử dụng) cùng với gỗ hoặc thay thế gỗ để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Bên cạnh việc tái chế từ giấy phế liệu thành giấy mới, chúng ta có thể tận dụng sách báo cũ để tạo ra những sản phẩm với công dụng hoàn toàn mới so với nguyên bản của chúng. Ví dụ như, làm tranh trang trí tường bằng giấy báo hay làm khung ảnh từ giấy bìa carton,… 

Những bài viết liên quan

  • 10+ ý tưởng làm sản phẩm tái chế từ rác thải đơn giản, độc đáo
  • Ý tưởng làm trang phục tái chế từ giấy đơn giản nhưng không kém phần độc đáo
  • Thời trang tái chế – Ý tưởng độc đáo góp phần bảo vệ môi trường

Tại sao phải tái chế giấy cũ?

Việc tái chế nguyên liệu giấy, cũng như tái chế các loại phế liệu khác, đều có ý nghĩa hết sức đối với môi trường, kinh tế và con người. Một trong những lợi ích rõ rệt nhất của việc tái chế từ giấy cũ và các vật liệu có thể tái chế khác chính là tiết kiệm không gian bãi thải. Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ thống kê, rác thải giấy chiếm 28% lượng rác thải rắn trong khi mỗi tấn giấy chiếm khoảng 3,3m3 diện tích bãi chôn. Như vậy, việc tái chế giấy là cần thiết để tiết kiệm diện tích bãi chôn cho những loại rác thải không thể tái chế khác.

Tái chế giấy tiết kiệm không gian bãi chôn cho những loại rác thải không thể tái chế khác.
Tái chế giấy tiết kiệm không gian bãi chôn cho những loại rác thải không thể tái chế khác.

Quy trình sản xuất giấy cần rất nhiều nước, đặc biệt là sản xuất giấy bìa carton. Tái chế các loại giấy cũ chính làm giảm nhu cầu sản xuất giấy tươi. Hơn nữa, việc sản xuất bột giấy tái chế cũng tốn ít năng  lượng và nước hơn sản xuất bột giấy từ gỗ. Như vậy, tái chế giấy cũ chính là đang góp phần tiết kiệm năng lượng và nước. Cứ mỗi một tấn giấy được tái chế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng đủ để cho một hộ gia đình ở Mỹ dùng trong 6 tháng và khoảng 26500 lít nước.

Tất cả các quá trình phân hủy sinh học, bao gồm cả quá trình phân hủy giấy, đều sản sinh ra carbon dioxide và metan, nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Việc chặt cây phục vụ công nghiệp sản xuất giấy dẫn đến việc lượng carbon dioxide thải ra ngoài môi trường không được hấp thụ. Như vậy, sử dụng giấy phế liệu để tái chế thành giấy mới có thể giảm hiệu ứng nhà kính và hạn chế biến đổi khí hậu. EPA cũng đã chứng minh lượng khí hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi 1 tấn trên 1 tấn giấy tái chế.

Tái chế giấy cũ cũng chính là bảo tồn tài nguyên, mà rõ rệt nhất là cây và rừng. Với mỗi tấn giấy tái chế có thể cứu sống 17 cây xanh, góp phần bảo vệ “lá phổi xanh” của con người. Rừng cũng chính là hệ sinh thái của rất nhiều loài động thực vật. Tái chế chính là đang góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái.

Để sản xuất ra 1 tấn giấy cần 17 cây xanh. Tái chế giấy chính là bảo vệ cây.
Để sản xuất ra 1 tấn giấy cần 17 cây xanh. Tái chế giấy chính là bảo vệ cây.

Vậy có bao nhiêu phương pháp tái chế giấy? Các phương pháp tái chế đó bao gồm những gì? Về cơ bản, giấy phế liệu có thể được tái chế theo 2 phương pháp: công nghiệp và thủ công. 

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi đã tổng hợp quy trình tái chế sản phẩm giấy công nghiệp cũng như một số cách tái chế từ giấy cũ thành mới cực kỳ đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà.

Quy trình tái chế giấy công nghiệp

Quy trình tái chế các loại giấy công nghiệp bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Thu gom, tập kết

Các loại giấy sau khi sử dụng được phân loại với các loại phế liệu khác. giấy phế liệu cần được đảm bảo không lẫn tạp chất cũng như các loại phế liệu khác. Việc làm này giúp quy trình tái chế giấy diễn ra nhanh hơn. Chúng sẽ được thu thập lại từ các hộ gia đình, văn phòng, cửa hàng kinh doanh,… để đưa đến nhà máy.

  • Bước 2: Sắp xếp, phân loại, vận chuyển

Sau khi thu gom, giấy cũ đã qua sử dụng sẽ được phân loại lại 1 lần nữa để đảm bảo không lẫn tạp chất. Chúng được ép thành từng khối để tiết kiệm diện tích khi vận chuyển về nhà máy. 

Giấy cần được phân loại thành từng nhóm trước khi tái chế
Giấy cần được phân loại thành từng nhóm trước khi tái chế
  • Bước 3: Tạo bột giấy và khử mực

Giấy sau khi được đưa về nhà máy sẽ được cắt nhỏ, trộn với nước và hóa chất để tạo thành bột giấy. Hỗn hợp dẻo này một lần nữa được đưa qua những lỗ hoặc rãnh nhỏ để loại bỏ các tạp chất như nilon hoặc keo. Hóa chất sẽ được sử dụng để khử mực và đẩy chúng lên trên mặt nước. 

  • Bước 4: Tẩy trắng

Giấy sau khi khử mực sẽ được nghiền khiến chúng trở nên tơi và tách thành sợi riêng biệt. Hóa chất sẽ giúp giấy sáng và đều màu hơn.

  • Bước 5: Cuộn giấy

Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất là cuộn giấy. Bột giấy sau khi được trộn với nước sẽ đọng lại trên khay, di chuyển qua trục ép để lọc bớt nước trước khi đem đi sấy.

Đa số các loại giấy có thể tái chế được:

  • Giấy bìa cứng/ thùng carton
  • Giấy báo, giấy tạp chí cũ đã đọc
  • Giấy photo, tài liệu đã sử dụng
  • Sách tráng gáy
  • Danh bạ điện thoại,… 

Gợi ý cách tái chế giấy cũ thành mới cực kỳ đơn giản tại nhà

Đây là một trong rất nhiều phương pháp tái chế các loại giấy đã được sử dụng thành giấy mới để sử dụng lại. Các bạn có thể gọi đây là cách làm giấy cánh hoa.

  • Nguyên liệu: Giấy vụn (thư, túi tạp hóa,…); nước; hoa khô
Nguyên liệu chính bao gồm nước và giấy vụn (tỉ lệ 2:1), hoa khô
Nguyên liệu chính bao gồm nước và giấy vụn (tỉ lệ 2:1), hoa khô
  • Chuẩn bị: Khuôn; bọt biển; cây lăn giấy; máy xay; tinh bột lỏng
  • Cách làm:

Bước 1: Xé nhỏ giấy và cho vào máy xay. Đổ nước vào và ngâm từ 35 phút đến 1 giờ để cho giấy mềm. Bật máy và xay nhuyễn đến khi thu được hỗn hợp dẻo thì cho hoa khô vào xay cùng.

Bước 2: Hòa tan tinh bột vào bồn chứa ¼ nước bên trong và hòa tan. Đổ hỗn hợp bột giấy thu được ở bước 1 vào bồn chứa và khuấy đều.

Bước 3: Dùng hai tay giữ khuôn và di chuyển lên xuống để loại bỏ bọt khí và nước khỏi hỗn hợp giấy. 

Bước 4: Dùng bọt biển để thấm phần nước còn sót lại ở mặt dưới hỗn hợp bột giấy. Là khô giấy ở nhiệt độ phòng từ 10 – 20 phút sau đó đặt giấy lên bảng.

Bước 5: Ép giấy bằng cách sử dụng cây lăn để làm nhẵn bề mặt giấy và đợi giấy khô.

Các bạn có thể tham khảo một số loại thành phẩm giấy cánh hoa được tạo nên từ phương pháp tái chế giấy trên nhé.

Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Bột Giấy Tái Chế