Tái Chế Giấy Như Thế Nào? Quy Trình Và Thành Phẩm Ra Sao?

Hiện nay, tái chế giấy không còn là một việc quá mới mẻ. Bên cạnh việc giúp giảm lượng rác thải, những sản phẩm từ quy trình tái chế giấy còn có thể tạo ra rất nhiều những sản phẩm hữu ích cho con người. Hãy cùng tìm hiểu thêm về quy trình tái chế giấy cũng như những thành phẩm có thể được tạo ra từ quá trình này nhé.

TÁI CHẾ GIẤY CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

Lợi ích của việc tái chế giấy

Tất nhiên, giấy mới thì sẽ có những ưu điểm hơn hẳn so với giấy đã qua tái chế, thế nhưng, giấy tái chế cũng đem lại rất nhiều những lợi ích:

  • Tiết kiệm tài nguyên rừng: Như chúng ta đã biết, bột gỗ là nguyên liệu chính để làm ra giấy viết. Với nhu cầu sử dụng giấy nhiều như hiện nay, chẳng mấy chốc, rừng sẽ bị cạn kiệt. Việc tái sử dụng giấy sẽ giúp giảm thiểu phần nào việc khai thác gỗ để sản xuất giấy.
  • Giảm phát thải: giấy tái chế thì sử dụng rất ít năng lượng, bên cạnh đó, quá trình tái chế giấy còn giúp cắt giảm sự phân huỷ gây ra khí thải metan, như vậy, chúng ta sẽ có thể đảm bảo được việc giảm phát thải, ít khí nhà kính được thải vào khí quyển hơn.
  • Xử lý chất thải: Giấy chính là một thành phần lớn của chất thải hàng ngày và có xu hướng hóa rắn, làm tăng trọng lượng. Tái chế giấy đồng nghĩa với việc sẽ có ít chất thải cần giải quyết hơn.
  • Tiết kiệm không gian chôn lấp: Ít giấy thải đồng nghĩa với việc giảm đi tình trạng đất bị chứa đầy giấy thải. Tài nguyên đất cũng sẽ được tiết kiệm đáng kể.
  • Tiết kiệm nước: Một lượng nước lớn sẽ được tiết kiệm vì quy trình sản xuất giấy mới tiêu thụ rất nhiều nước so với quy trình tái chế giấy này.
  • Tiết kiệm tiền: Người tiêu dùng giảm và tái sử dụng các sản phẩm giấy của họ sẽ tiết kiệm tiền bởi vì họ không cần phải liên tục mua mới các sản phẩm từ giấy. Họ cũng có thể mua các sản phẩm giấy được làm từ vật liệu tái chế với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm bột giấy thông thường.
Tái chế giấy

Tái chế giấy

Những loại giấy có thể được tái chế

Khác với suy nghĩ của nhiều người, mặc dù hầu hết mọi loại giấy đều có thể được tái chế, thế nhưng, không phải loại giấy nào cũng có thể được tái chế. Những loại giấy có thể được sử dụng trong quy trình tái chế giấy có thể kể đến là:

  • Giấy carton cứng từ các thùng/bìa cứng cũ: Loại giấy có các lớp giấy được nối với nhau bằng một lớp loát bên trong thường có dạng xù hoặc có rãnh.
  • Giấy báo, tạp chí cũ: Đây là loại giấy mà qua quá trình tái chế giấy sẽ trở thành rất nhiều những vật dụng hữu ích.
  • Sổ cái trắng: Tiêu đề giấy trắng không bóng, in hoặc không in, được đánh máy, viết và sao chép giấy máy.
  • Sổ cái màu: Giấy màu không bóng, in hoặc không in đều được.
  • Giấy trắng.
  • Danh bạ điện thoại: Danh bạ điện thoại mới hoặc đã qua sử dụng.
  • Chất thải văn phòng được phân loại: Các loại giấy tờ được thu thập từ các văn phòng và tổ chức, như giấy note, tập sách, tờ rơi, bản sao trắng/pastel và giấy viết, giấy máy tính trắng hay nhiều sọc, tiêu đề thư và phong bì,…

QUY TRÌNH TÁI CHẾ GIẤY

Bước 1: Tuyển lựa giấy phế liệu

Trước khi bước vào các bước chính trong quy trình tái chế giấy, giấy phế liệu sẽ được chọn lọc để nguyên liệu tái chế không bị lẫn tạp chất như: chất bẩn, kim loại, nhựa,… Công đoạn này rất quan trọng vì nếu giấy lẫn quá nhiều tạp chất thì không thể tái chế được, phải đem chế biến thành phân bón hoặc tận thu nhiệt lượng qua quá trình đốt hoặc đem chôn.

Bước 2: Thu gom và vận chuyển về nhà máy giấy

Để tiết kiệm diệt tích, giấy phế liệu sau khi được thu mua và phân loại sẽ được đóng ép chặt lại thành từng khuôn lớn sau đó chở tới các nhà máy giấy để tiến hành tái chế giấy.

nhà máy tái chế giấy

nhà máy tái chế giấy

Bước 3: Tái tạo bột giấy và tẩy mực

Sau khi được vận chuyển đến nhà máy tái chế giấy, giấy phế liệu sẽ được cắt thành những mảnh nhỏ, sau đó theo băng chuyền được đưa vào một bể lớn chứa nước và một số hoá chất để đánh giấy thành bột. Sau khi đánh giấy thành bột, bột giấy tái chế này sẽ được đẩy tới những chiếc sàng với các lỗ và rãnh với đủ hình dạng và kích thước để sàng lọc lại những tạp chất còn sót lại như nylon, băng keo,… Để tẩy mực cũng như các loại băng dính ra khỏi bột giấy, nhà máy tái chế sẽ dùng tất cả những hoá chất như là xà phòng. Những phần tử mực in nhỏ sẽ được xả bỏ đi theo nước trong quá trình có tên là xả nước. Những phần tử lớn hơn và băng dính các loại sẽ được đưa đi cùng các bong bong khí trong một quá trình có tên là tuyển nổi.

Bước 4: Nghiền giấy, tẩy màu và làm trắng giấy

Trong quá trình nghiền, bột giấy sẽ được nhồi và đập để làm xơ sợi bong lên, thuận tiện cho quá trình xeo giấy. Nếu trong bột có nhiều bó xơ sợi lớn, quá trình nghiền sẽ phân tách chúng cho tơi và tách biệt nhau. Nếu trong bột có màu thì các nhà máy sẽ sử dụng các hoá chất tẩy để loại bỏ chúng.

Nếu mục đích của việc tái chế giấy là để sản xuất giấy trắng thì bột giấy sẽ được tẩy một lần nữa bằng các hoá chất như: oxygen, chlorine dioxide hay hydrogen peroxide để chúng trở nên trắng hơn. Bước này có thể được bỏ quá nếu bột giấy tái chế được dùng để làm các loại giấy màu nâu trong công nghiệp như bìa carton.

Bước 5: Xeo giấy

Sau khi đã có được bột giấy, ta đem bột giấy trộn với nước và hoá chất. Hỗn hợp bột và nước này sẽ được trải mỏng trên một khuôn lưới sau đó lắc nhẹ để thoát hơi nước lên.

Sau một khoảng thời gian, khi bột giấy đã đọng lại cố định trên màng lưới, nó sẽ được di chuyển nhanh qua một loạt những trục ép có bọc bạt để giúp vắt nước ra nhiều hơn trước khi đem phơi.

Tuỳ vào mục đích của nhà máy mà tờ giấy sau khi được phơi khô sẽ được tráng phủ các hỗn hợp hoá học lên để giúp tờ giấy có bề mặt bóng mịn, dễ in/viết hơn.

Quy trình tái chế giấy chuẩn

Quy trình tái chế giấy chuẩn

GIẤY TÁI CHẾ CÓ THỂ TẠO RA NHỮNG THÀNH PHẨM NÀO?

Thông thường, quy trình tái chế giấy sẽ tạo thành các thành phẩm tái chế như giấy hoặc giấy bìa. Loại giấy được làm ra sau quá trình tái chế cho thể là loại giấy tương tự hoặc với chất lượng thấp hơn loại giấy ban đầu. Bên cạnh đó, bột giấy qua quá trình tái chế còn có thể làm ra các sản phẩm như: túi giấy tái chế, hộp giấy tái chế, ly giấy tái chế, thùng đựng sơn, nhiên liệu, làm vách tường, trần nhà và mái nhà hay đúc thành các khay đựng trứng hoặc trái cây,…

Tóm lại, giấy là một trong những vật dụng cần thiết của con người. Thông qua việc tái chế giấy, chúng ta vừa có thể đem lại những giá trị lớn lao cho môi tường xung quanh, vừa có thể tạo ra một xã hội xanh sạch, lành mạnh và ít rác thải hơn. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về quy trình tái chế giấy cũng như khiến bạn nhận ra tầm quan trọng của việc tái chế trong cuộc sống.

4.5/5 - (105 bình chọn)

Từ khóa » Tái Chế Giấy Là Gì