Tái Chế Mũ Bảo Hiểm Thành Vật Dụng Trang Trí Nhà Cửa - 123GoGo

Mũ bảo hiểm thường làm từ nhựa ABS và có giá thành khá đắt. Vì vậy, việc vứt mũ bảo hiểm cũ khá lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Do đó, nhiều người lựa chọn tái chế mũ bảo hiểm làm vật dụng trang trí nhà cửa. Bạn có thể tham khảo cách làm đơn giản thực hiện ngay tại nhà như sau nhé!

  1. Mũ bảo hiểm nào có thể tái chế?
  2. Ý tưởng tái chế mũ bảo hiểm vô cùng độc đáo, dễ làm
    1. Tái chế mũ bảo hiểm thành chậu hoa
    2. Đèn ngủ được làm từ mũ bảo hiểm
    3. Tái chế mũ bảo hiểm thành vật trang trí
  3. Một số lưu ý khi tái chế mũ bảo hiểm
    1. Related

Mũ bảo hiểm nào có thể tái chế?

Hầu hết, các mũ bảo hiểm cũ bị trầy xước, bị nứt do va chạm đều có thể tái chế được. Đặc biệt, các loại mũ có kích cỡ to, chiều sâu như mũ fullface, mũ 3/4 rất thích hợp để sử dụng lại. Với đặc điểm và hình thù nhất định, mũ bảo hiểm được dùng để làm chậu cây, đèn ngủ, loa, hay các con vật có hình thù khác nhau. Bằng khả năng nghệ thuật của bạn, chiếc mũ bảo hiểm sẽ được sáng tạo ra muôn hình vạn trạng khác nhau.

>>Xem thêm các loại mũ bảo hiểm đẹp hiện tại: https://123gogo.vn/danh-muc/mu-bao-hiem

tai-che-mu-bao-hiem

Ý tưởng tái chế mũ bảo hiểm vô cùng độc đáo, dễ làm

Để hô biến chiếc mũ bảo hiểm cũ thành các vật dụng trang trí bắt mắt, bạn nên tham khảo các ý tưởng trên mạng. Tiếp đó, bạn hãy quan sát xem không gian sống làm việc có diện tích như thế nào. Nếu không gian hẹp tù túng, bạn có thể tái chế mũ bảo hiểm thành đèn ngủ, vật làm cảnh. Nếu bạn có không gian thoáng rộng, khoảng vườn nhỏ, bạn có thể biến chiếc mũ thành chậu cây.

tai-che-mu-bao-hiem

Tái chế mũ bảo hiểm thành chậu hoa

Với góc làm việc có cửa sổ, chiếc mũ bảo hiểm cũ rất thích hợp trở thành một chậu hoa nhỏ. Đầu tiên, bạn hãy tháo bỏ các lớp đệm, lớp xốp bên trong mũ bảo hiểm. Bạn dùng búa và đinh để đục vài lỗ nhỏ lên vỏ mũ cho thoát nước. Phần dây quai và khóa cài vào nhau để làm dây treo chậu hoa lên cửa sổ, hàng rào. Hoặc bạn có thể cắt bỏ phần dây và sếp mũ bảo hiểm như một chậu cây trong khu vườn nhỏ.

tai-che-mu-bao-hiem

Bạn đổ đất vào mũ và trồng một số loại hoa dễ chăm như hoa mười giờ, hoa sống đời, sen đá, cây rau má, giá đỗ,… Đặc điểm các cây này là có thể tự sinh trưởng mà không cần chăm sóc quá nhiều. Hơn nữa, màu sắc tươi tắn của hoa cũng mang đến cho bạn một không gian sống xanh, thư thái.

Đèn ngủ được làm từ mũ bảo hiểm

Một số bạn sẽ khá bất ngờ khi không nghĩ rằng với kích thước to như mũ bảo hiểm có thể làm đèn ngủ. Nhưng tại một số quán cafe siêu chất đã tái chế mũ bảo hiểm thành đèn để trang trí. Cách này cực kỳ đơn giản mà còn tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật cho không gian sống.

tai-che-mu-bao-hiem

Bạn chỉ cần chuẩn bị một bóng đèn dây tóc, một chiếc mũ bảo hiểm có kính chắn gió rỗng bên trong. Sau đó, bạn đục một lỗ lớn để luồng vừa dây nối bóng đèn ra ngoài. Để chắc chắn, bạn hãy lót thêm một miếng đệm phần tiếp xúc giữa đèn và vỏ nón để kết dính chúng lại với nhau. Bạn treo mũ lên trần nhà và cắm điện, chiếc mũ sẽ phát sáng lung linh như quả cầu sáng giữa không gian.

Tái chế mũ bảo hiểm thành vật trang trí

Thật ấn tượng nếu bạn đủ khéo tay để tái chế mũ bảo hiểm thành các vật dụng để bàn như loa, động vật. Để làm ra chiếc loa, bạn phải chuẩn bị một chiếc loa thật có bộ đàm. Tiếp đến, bạn sẽ dán loa vào vỏ mũ bảo hiểm. Sau đó, bạn phun sơn để loa và mũ cùng màu với nhau thành một bộ phận thống nhất. Như vậy, bạn đã có thể cố định loa để tiện cho việc sử dụng.

tai-che-mu-bao-hiem

Ngoài ra, mũ bảo hiểm có cấu tạo hình tròn nên dễ làm các con vật như nhện, rùa, nhím,… Cách tái chế mũ bảo hiểm này thích hợp với mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ nón sơn. Chắc chắn, căn phòng sẽ trở nên thật độc đáo và đầy tính sáng tạo khiến bạn không thể rời mắt.

tai-che-mu-bao-hiem

Một số lưu ý khi tái chế mũ bảo hiểm

Tái sử dụng mũ bảo hiểm là một việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường. Vì các sợi carbon hay nhựa ABS đều phải mất ít nhất vài triệu năm để phân hủy. Thế nhưng, bạn cũng cần cẩn trọng khi thực hiện các bước tái chế mũ bảo hiểm.

  • Thứ nhất, vỏ mũ bảo hiểm rất cứng nên các thao tác đục lỗ, cắt mũ cần hết sức lưu ý. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị đứt tay.
  • Thứ hai, bạn phun sơn màu mũ bảo hiểm tạo hình chậu hoa cần đeo khẩu trang và đứng ở xa. Bởi mùi sơn khá độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

tai-che-mu-bao-hiem

  • Thứ ba, các loại mũ hư hỏng quá nặng thì bạn không cần tái chế mà hãy vứt vào đúng nơi quy định.
  • Thứ tư, khi treo mũ bảo hiểm trên cao, bạn hãy cố định chắc chắn. Vì nếu điểm cố định bị lỏng, mũ rơi xuống có thể gây thương tích cho chính bạn và người thân.

Trên đây là các gợi ý thú vị để bạn tái chế mũ bảo hiểm một cách sáng tạo và độc đáo. Nếu bạn cần mua một chiếc bảo hiểm mới chất lượng thì hãy truy cập 123GoGo. Đội ngũ tư vấn viên sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/24 nhé!

2/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tái Chế Nón Bảo Hiểm