TÁI CHẾ NHỰA SINH HỌC - Lotus Chemical Technology

Tái chế nhựa sinh học

Những mối quan tâm ngày càng tăng về bảo vệ môi trường đã thúc đẩy việc sử dụng nhựa sinh học trong đóng gói bao bì. Trong khi nhựa sinh học chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thị trường, chúng đồng thời cũng tạo ra những thách thức trong quy trình xử lý tái chế của nhựa truyền thống. Để tái chế nhựa sinh học, chúng phải được phân loại và xử lý riêng biệt với nhựa truyền thống. Tuy nhiên, thật không may, điều này hiếm khi được thực hiện và chúng thường được thu gom cùng nhau; dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên.

Hiện tại, vẫn còn có sự nhầm lẫn về thuật ngữ và tên gọi. “Nhựa gốc sinh học” và “Nhựa có khả năng phân hủy sinh học” thường bị nhầm lẫn là như nhau; nhưng thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau.

Nhựa gốc sinh học và Nhựa có khả năng phân hủy sinh học

  • Nhựa gốc sinh học (ví dụ bioPE và bioPET) có những đặc điểm, tính chất tương tư như nhựa truyền thống được tạo ra từ khí gas tự nhiên hoặc nguyên liệu thô. Các loại nhựa được tạo ra từ nguồn tài nguyên tái tạo (gốc sinh học) chỉ đơn giản là sử dụng nguyên liệu đầu vào khác đi để tạo ra các phân tử nhựa. Thực tế, các loại nhựa được tạo ra từ quy trình này giống hoàn toàn với nhựa được tạo ra từ nguồn tài nguyên không tái tạo. Nó sẽ không thể bị phân hủy trong môi trường.
  • Vật liệu nhựa có khả năng phân hủy sinh học là những vật liệu được làm từ tinh bột hoặc axit polylactic (PLA) làm từ sinh khối nông nghiệp. Chúng được tạo ra từ nguồn tài nguyên tái tạo và có thể phân hủy trong môi trường (dưới những điều kiện nhất định). Những loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học là một nhánh khác hoàn toàn và không có cùng chung tính chất / đặc điểm như nhựa truyền thống. Do vậy, chúng yêu cầu các quy trình khác nhau khi tái chế.

Có thể tái chế nhựa có khả năng phân hủy sinh học không?

Điều quan trọng cần lưu ý là nhựa có khả năng phân hủy sinh học cũng không dễ dàng phân hủy khi chỉ đơn giản đặt vào trong môi trường tự nhiên. Ví dụ: một chai nước có khả năng phân hủy sinh học khi bị vứt một cách bất cẩn trong rừng sẽ không thể bị phân hủy hoàn toàn trong nhiều năm. Nó sẽ phân hủy nhanh hơn so với chai nước nhựa truyền thống nhưng quá trình này cơ bản đòi hỏi phải được ủ công nghiệp (nhiệt độ và độ ẩm thích hợp) để tăng tốc phân hủy.

Giải pháp thay thế cho quy trình ủ công nghiệp là tái chế nhựa có khả năng phân hủy sinh học, tương tư như tái chế nhựa truyền thống. Giả sử rằng, vật liệu có khả năng phân hủy sinh học được thu gom riêng biệt; nó có thể được rửa sạch và xử lý để tạo thành những hạt nhựa mới.

EREMA đã có kinh nghiệm xử lý những nguyên liệu PLA và đã phát triển quy trình tái chế những hạt nhựa loại này. Nguyên liệu sẽ được cắt, trộn, làm nóng ấm và xấy khô trong “Bồn sơ chế nguyên liệu – Đã được cấp bằng sáng chế”. Quá trình này hiệu quả đến mức vật liệu không cần phải khử khí trên máy đùn; và vì vậy ứng suất cắt sẽ ít hơn. Sau công đoạn đùn, vật liệu PLA được lọc tách bẩn và tạo thành những hạt nhựa chất lượng cao. Trong suốt quá trình này, vật liệu PLA vẫn giữ được độ nhớt và những đặc tính vật liệu khác. Kết quả của quá trình tái chế cung cấp những hạt nhựa có khả năng phân hủy sinh học chất lượng cao để định hình lại vào trong những sản phẩm mới lần nữa.

Từ khóa » Tái Chế Nhựa Pla