Tái Chế Rác Thải: Lợi ích Và Cách Phân Loại | Cleanipedia

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

1.  Rác thải nhựa – mối nguy hiểm đe dọa môi trường sống

1.1. Thực trạng ngày nay

Tại bất cứ ngóc ngách hoặc địa điểm nào, bạn cũng sẽ thấy sự hiện diện của rất nhiều rác thải nhựa dưới đủ các hình dáng: từ bao nilon cho đến vỏ chai nhựa, ly nhựa, thùng đựng nước cũ, vỏ bút máy… 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phải mất từ 10-1000 năm để phân hủy rác thải nhựa! Điều này tạo ra hiện tượng “ô nhiễm trắng”, đe dọa trực tiếp đến môi trường đại dương và hệ sinh thái động – thực vật trên Trái Đất. 

Không chỉ có rác thải nhựa, mỗi ngày con người còn thải ra rất nhiều loại rác thải sinh hoạt khác nhau. Những loại rác thải này trở thành “gánh nặng” gây sức nặng cho trái đất và môi trường. Vì vậy, nếu không có biện pháp và chung tay xử lý rác thải thì sẽ dẫn đến những mối nguy hại trầm trọng

1.2. Sự nguy hiểm của rác thải nhựa

  • Rác thải nhựa khi chôn lấp sẽ làm đất không giữ được nước và các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt.

  • Rác thải nhựa trong lòng đất khiến cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

  • Quá trình đốt rác thải nhựa sẽ sản sinh các khí độc như dioxin và furan làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn nội tiết tố, khiến con người dễ mắc các chứng bệnh vô sinh, ung thư…

  • Rác thải nhựa tác động lớn đến hệ sinh thái biển. Một vài loại động vật biển tưởng nhầm những túi nilon là thức ăn, gây tắc nghẽn ruột, hoặc thậm chí là tử vong.

Hai cánh quạt gió làm từ chai nhựa nhiều màu sắp đặt trên bàn gỗ ngoài trời.

2. Phân loại rác thải

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình tái chế rác thải. Việc phân loại sẽ giúp cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Bằng cách này, chúng sẽ trở thành những nguyên liệu tái chế để làm ra những vật dụng có ích, phục vụ cho cuộc sống của con người.

Hiện tại, quy trình phân loại rác thải được chia thành 3 loại chính: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế.

Rác hữu cơ

Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy ngoài điều kiện tự nhiên của môi trường, có thể tái chế và sử dụng như phân bón cho cây trồng hoặc trở thành thức ăn cho động vật. Nguồn gốc của rác hữu cơ đến từ những thành phần bỏ đi, dư thừa hoặc hư hỏng của thực phẩm dành cho con người; hay là từ hoa, lá cây, cỏ úa, héo, qua thời gian sẽ trở thành rác thải trong môi trường.

Rác vô cơ

Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế được nữa, mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang đi chôn lấp. Các rác thải này vô cùng đa dạng như xỉ than, nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch vỡ, vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc, ly, chén vỡ, đồng hồ hỏng, sành sứ, gỗ đá, gạch, chén, đồ nhựa, đồ sắt, thủy tinh, đồ da cũ, băng đĩa nhạc, radio…

Rác tái chế

Rác tái chế là những loại rác khó phân hủy như hộp nhựa, vỏ lon, chai nhựa, thủy tinh… Chúng có thể được tái chế để tạo thành những vật dụng khác phục vụ cho con người. 

Chai nhựa đã qua sử dụng được xếp chồng lên nhau và tay cầm một chai.

2. Lợi ích khi tái chế rác thải

2.1. Lợi ích tái chế rác thải nhựa:

Hiện nay, đã có khá nhiều phương pháp tái chế rác thải nhựa để biến chúng trở thành những vật có ích trong cuộc sống. Ví dụ như biến chai nhựa cũ thành những lọ hoa xinh xắn, hoặc đèn trang trí trong phòng khách…, hoặc các mô hình, dự án tái chế rác thải nhựa tại các nước phát triển như Công viên tái chế tại Rotterdam (Hà Lan), Mô hình MR6 Cumbira (Anh), Công nghệ biến rác thải thành xăng dầu tại Nga…

Tái chế rác thải nhựa không chỉ giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn giúp gia đình bạn tiết kiệm một khoản chi phí mua sắm những món vật dụng. Bên cạnh đó, việc tái chế còn giúp bảo vệ, hạn chế tối đa vấn nạn ô nhiễm môi trường.

2.2. Lợi ích tái chế rác thải sinh hoạt:

Với hàm lượng chất hữu cơ lớn (50-70%), rác thải sinh hoạt là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh rất tốt cho cây trồng, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, tái chế rác thải còn làm giảm sự phụ thuộc của con người vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt bằng cách thu hồi nhựa, giấy, kim loại… từ đó tránh lãng phí nguyên vật liệu sản xuất.

Với các loại rác thải làm từ giấy, nhựa, kim loại…sẽ được thu hồi, tái chế, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành giấy, nhựa… Các loại rác khó tái chế như vụn cao su, da, vụn vải… sẽ được đốt để thu hồi năng lượng. Như vậy, chỉ còn lại một tỷ lệ rất nhỏ lượng rác phải đem chôn lấp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí xử lý rác thải rất nhiều so với việc đem chôn lấp hoàn toàn. Hơn nữa, khi số lượng rác chôn lấp rất ít cũng tiết giảm được đáng kể chi phí vận hành, kiểm soát các bãi chôn lấp.

Cô bé cười đang giữ chai nhựa tái chế bên cạnh thùng rác màu xanh lá cây có biểu tượng tái chế.

3. Những ý tưởng tái chế rác thải nhựa

Chỉ cần tìm kiếm trên Internet, bạn sẽ thấy ngay rất nhiều ý tưởng tái chế rác thải nhựa như:

  • Tái chế chai thủy tinh

  • Cách tái chế ống hút nhựa thành đồ chơi

  • Tái chế thành chậu trồng cây.

  • Tái chế vỏ hộp sữa

  • Làm đồ chơi cho trẻ từ rác thải nhựa.

  • Tái chế túi ni lông

  • Các sản phẩm stem tái chế

  • Tái chế giấy thành các vật dụng dễ thương.

  • Cách làm trang phục tái chế

Tái chế rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, không những góp phần bảo vệ hệ sinh thái của Trái Đất mà còn thể hiện sự văn minh, tính nhân văn của con người. Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để tận dụng nguồn tài nguyên rác thải và gìn giữ môi trường sống cho thế hệ mai sau của chúng ta!

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia VN

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

Hình ảnh cho thấy một đôi tay đang đeo găng tay màu vàng và chùi rửa một vật dụng trong video trên màn hình điện thoại di động, xung quanh có bong bóng xà phòng.

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Một đĩa hến đã sẵn sàng để chế biến.

    Cách bảo quản sò huyết tươi lâu, đúng cách

  • Hình ảnh hiển thị ba hộp đựng thực phẩm xếp chồng lên nhau, trong đó có hộp chứa hoa quả, hộp chứa trứng và hộp chứa bánh bao.

    Cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh an toàn và hiệu quả

  • Quả chuối đã được gọt vỏ và cắt thành từng miếng.

    Các bước đông lạnh chuối bạn nên biết

  • Tủ quần áo gọn gàng với quần áo được treo và xếp, giày dép và hộp lưu trữ.

    Ưu và nhược điểm của việc tái chế quần áo cũ

  • Ba chiếc quần jeans màu xanh, hồng và xanh lá cây được xếp chéo lên nhau.

    Lợi ích của việc tái chế quần áo cũ khiến bạn bất ngờ

  • Một người đang ủi quần áo.

    7 Cách sử dụng bàn là, bàn ủi tiết kiệm điện cho mọi nhà

  • Hình ảnh rau củ quả tươi trên bàn làm bằng gỗ, bao gồm các loại cà rốt, củ cải đỏ, củ cải trắng, củ dền, và các bó rau mùi tây.

    Từng loại thực phẩm phải bảo quản theo cách khác nhau bạn đã biết chưa?

  • Vòi bơm xăng đang chảy ra ngoài.

    Lưu ngay tuyệt chiêu cách tiết kiệm xăng cho xe máy

Từ khóa » Các Loại Rác Không Thể Tái Chế