Tái Chế – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tái chế được hiểu là quá trình thu gom, xử lý rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Đây là một giải pháp thay thế cho việc thải rác thông thường, nó có thể giúp tiết kiệm vật liệu cũng như giảm việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.[1][2] Tái chế có nhiều hiệu quả, giảm việc sử dụng nguồn nguyên liệu tươi (nguyên liệu chưa qua chế biến), giảm tiêu tốn năng lượng, phát thải khí độc ra môi trường (thông qua đốt chất thải) và cuối cùng giúp giảm đáng kể việc ô nhiễm nước rỉ rác từ việc chôn lấp rác thải.
Tái thế là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải hiện đại và là thành phần trong mô hình phân loại rác hiện nay bao gồm: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế.
Có một số tiêu chuẩn ISO liên quan đến tái chế như ISO 15270:2008 đối với chất thải nhựa, ISO 14001:2004 về quản lý môi trường đối với tái chế. Việc đảm bảo thực hiện một số tiêu chuẩn ISO liên quan tới tái chế này là lời cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo bảo vệ môi trường.
Các vật liệu có thể tái chế bao gồm nhiều loại thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa, lốp xe, sản phẩm dệt, và hàng điện tử. Đối với các loại rác thải hữu cơ như xác động thực vật hay thực phẩm được xử lý làm phân bón người ta cũng xem như là một quá trình tái chế chất thải [3]. Chất thải tái chế được thu gom từ các bãi rác, lề đường,… sau đó được phân loại, làm sạch và cuối cùng là tái chế thành vật liệu mới.
Tái chế chất thải có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất là vòng tuần hoàn của các loại vật liệu. Là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho cùng một loại sản phẩm. Ví dụ như giấy thải ở văn phòng sau khi được sử dụng người ta có thế tái chế lại và sử dụng nó tại một nơi khác. Nhưng ở mặt khác thì việc sử dụng lại nguồn nguyên liệu như thế này có thể rất khó hoặc đắt hơn nếu so sánh với cùng nguồn nguyên liệu thô cung cấp cho sản xuất một sản phẩm. Vì thế việc tái sử dụng thường được sử dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất loại sản phẩm khác như giấy văn phòng có thể dùng để sản xuất bìa cứng. Một trường hợp khác ví dụ việc tái chế chất thải đó là sử dụng lại nguồn nguyên liệu xuất phát từ giá trị nội tại của chúng trong đó người có thể lấy được chì từ ắc–qui ô tô, vàng từ vi mạch, tái sử dụng thủy ngân trong nhiệt kế. Điều này góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu cũng như giảm phát thải chất độc hại ra môi trường.
Lịch sử phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tái chế là việc có từ rất lâu đời trong nhân loại, từ xa xưa con người đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ đi để có thê tái sử dụng như trong thời tiền sử con người có thể sử dụng xương động vật chết đi để làm trang sức hay trong thời phong kiến con người có thể sử dụng lại nguồn sắt thép để tái sử dụng. Việc tái chế chất thải đã được Plato ghi lại từ lâu trước công nguyên cụ thể là vào năm 400 trước công nguyên.[4]
Khảo cổ học đã có những phát hiện quan trọng trong việc chứng minh rằng tái chế có từ rất lâu. Người ta đã phát hiện vào thời kì mà vật liệu khang hiếm con người có xu hướng tận dụng nguồn nguyên liện hơn bằng chứng cho thấy thải ít chất thải ra môi trường hơn (ví dụ như tro, dụng cụ bị hỏng, và đồ gốm), điều này ám chỉ rằng chất thể có thể tái sử dụng trong suốt quá trình khan hiếm vật liệu đó.
Trong thời kì tiền cuộc cách mạng công nghiệp, có nhiều bằng chứng cho thấy đồng và các kim loại phế liệu khác đã được thu thập lại để tái sử dụng. Công việc tái chế giấy được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1031 ở Nhật Bản khi mà các cửa hàng khước từ việc bán giấy [5]. Tại Vương quốc Anh, tro và bụi từ các vụ cháy rừng hoặc gỗ được thu thập lại bởi những người hốt rác và sử dụng như một loại vật liệu cơ bản để sản xuất gạch.[5] Lợi thế kinh tế việc tái chế chất thải là nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn nguyên liệu thô, cũng như việc dư thừa chất thải ở khu vực đông dân cư. Năm 1813 Benjamin Law đã phát triển công nghệ để biến vụn bánh mì thành các loại sợi len ở Batley, Yorkshire. Công nghệ này là sự kết hợp của sợi nhân tạo và sợi tự nhiên (ví dụ như lông cừu). Nhờ công nghệ này mà ngành công nghiệp có liên quan tới tái chế này được phát triển rộng rãi ở West Yorkshire mà điển hình là 2 công ty Batley và Dewsbury từ cuối thế kỉ 19 đến nhừng năm 1914 của thế kỉ 20.
Vào thời kì công nghiệp hóa đã thúc đẩy nhu cầu về vật tư, làm vật tự khan hiếm, giá cả ngày càng đắt đỏ, khoảng thời gian đó ngoại trừ giẻ rách, thì mọi thứ đều được tái sử dụng vì chúng rẻ hơn mua quặng mới. Một trong những ngành kinh tế thu mua nhiều phế liệu nhất ngành đường sắt, công nghệ thép và ô tô, việc thu mua phế liệu được tiến hành từ thế kỉ 19 và ngày càng gia tăng vào đầu thế kỉ 20. Nhiều hàng hóa đã qua sử dụng được thu gom, xử lý và bán lại điều này đã làm giảm một lượng đáng kể rác ở những bãi tập trung, đường phố. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ngành công nghiệp tái chế ngày càng phát triển tại Mỹ, việc thu gom vật liệu sau khi sử dụng để tái chế được thực hiện bởi bàng ngàn người.[6]
Việc tái chế chai nước đã đem lại một khoản tiền khổng lồ cho các nhà máy tại Anh và Ireland vào năm 1800, đặc biệt đối với Schweppes.[7] Hệ thống hoàn tiền sau khi tái sử dụng được thiết lập ở ngân hàng Thụy Sĩ vào năm 1884, một trong những phát minh có ảnh hưởng đối với ngành giải khát và tái chế là lon kim loại ra đời vào năm 1982. Nững đạo luật về tái chế đã được ban hành dẫn đến việc tái chế được sử dụng nâng cao, người ta ước tính trung bình chai thủy tinh có thể sử dụng đến 20 lần.
Trong thời kì chiến tranh
[sửa | sửa mã nguồn]Sự phát triển của ngành công nghiệp hóa học đã dẫn đến nhiều loại vật liệu mới ra đời vào cuối thế kỉ 19, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu điều kiện quan trọng cho việc phát minh nhiều loại sản phẩm mới trên thị trường. Nhiều sản phẩm đã được tạo ra điển hình như người ta có thể tạo ra sợi từ rơm, chứng tỏ bất kì thứ gì điều có thể có giá trị của nó và mọi thứ điều được tận dụng nếu biết nó áp dụng cho có giá trị.[8] Tái chế là vấn đề nổi bật trong chiến tranh thế giới thứ 2. Trong quá trình của cuộc chiến thì những hạn chế của vấn đề tài chính cộng với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu một cách trầm trọng đã thúc đẩy các quốc gia đẩy mạnh vấn đề tái sử dụng vật liệu và hàng hóa.[8] Các nguồn nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất vũ khí thiếu thốn do đó người ta sử dụng tái chế lại các vũ khí hư cũ để có thể sử dụng lạị. Việc cân bằng giữa vật liệu sản xuất cho đời sống và chiến tranh cần mọt nguồn nguyên liệu dồi dào mà giai đoạn này rất khan hiếm.[9] Tuy nhiên một lượng khổng lồ các vật liệu đã qua sử dụng trong chiến tranh như quần áo, vỏ súng đạn… điều này khuyến khích người dân sử tận dụng lại nguồn nguyên liệu này để phục vụ tối đa cho đời sống trong giai đoạn khó khăn. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này tức là tạo nguồn sức mạnh hơn cho cuộc chiến, thúc đẩy cơ hội chiến thắng. Nhận thấy điều này các chính phủ kêu gọi người dân hiến kim loại và tận dụng lại nguồn vật liệu như một hành động yêu nước.
Sau chiến tranh
[sửa | sửa mã nguồn]Vào năm 1970 nguồn nguyên liệu năng lượng ngày càng khan hiếm, bắt buộc phải có một lượng đầu tư đáng kể trong việc tái chế chất thải.[10] Đối với nhôm việc tái chế chỉ đồi hỏi 5% nguồn năng lượng cần thiết cho việc sản xuất mới. Các nguồn nguyên liệu khác như thủy tinh, giấy và kim loại khác ít tiết kiệm năng lượng hơn nhưng vẫn là một con số đáng kể.[11]
Việc tiêu dùng các mặt hàng điện tử như Ti vi đã phổ biến từ đầu những năm 1920 nhưng phải đến năm 1991 người ta mới bắt đầu quan tâm việc tái chế. Tiến trình tái chế chất thải đầu tiên được thực hiện ở Thụy Sĩ bắt đầu bằng việc thu mua các tủ lạnh hư cũ, dần dần mở rộng ra đối với tất cả các thiết bị. Nếu việc tái chế chất thải điện tử này không được lên kế hoạch thì các quốc gia phải đối mặt với lượng rác thải khổng lồ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Một cách giải quyết tiêu cực được tiến hành là xuất khẩu rác thải sang các nước không phát triển, nhằm giảm chi phí tái chế. Nhu cầu về chất thải điện tử ở Châu Á ngày càng tăng khi người ta nhận thấy có thể chiết xuất các loại vật liệu có giá trị như đồng, bạc, sắt, silicon, niken và vàng trong quá trình tái chế. Vào những năm 2000 việc gia tăng một các nhanh chóng của chất thải, đặc biệt đối với Châu Âu vào những năm 2002 là khu vực có lượng rác thải công nghệ cao nhất.[12]
Theo số liệu thống kê vào năm 2014 thì Liên minh Châu Âu chiếm 50% thị phần toàn cầu trong công nghiệp xử lý và tái chế chất thải, với hơn 60.000 công ty sử dụng 500.000 người, doanh thu là 24 tỷ Euro. Các quốc gia ở Châu Âu có tỉ lệ tái chế ở mức trung bình là 39%, một số nước có tỷ lệ tái chế đạt 65% vào năm 2013.[12]
Pháp luật
[sửa | sửa mã nguồn]Nhu cầu nguyên vật liệu tái chế
[sửa | sửa mã nguồn]Để vận hành một quy trình tái chế, việc cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu tái chế là rất quan trọng. Có ba điều luật đã được sử dụng để tạo ra một nguồn cung cấp vật liệu: thu mua tái chế bắt buộc, luật về đặt cọc container và ban hành các lệnh cấm. Thu mua bắt buộc thiết lập các mục tiêu tái chế cho thành phố trong một khoảng thời gian nhất định nhầm mục đích tận dụng nguồn nguyên liệu. Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành mục tiêu.[3] Luật tiền đặt cọc container là khoản tiền danh cho việc thu hồi các loại container nhất định như thủy tinh, nhựa, kim loại khi nó được sử dụng ngoài thị trường. Một biến thể của nó là việc yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình. Tại liên minh Châu ÂU, hội đồng đã đưa ra chỉ thị WEEE để yêu cầu nhà sản xuất phải bồi hoàng chi phí cho nhà tái chế. Một cách khác để tăng nguồn cung cho việc tái chế là cấm sử dụng lại một số vật liệu đã qua sử dụng như chất thải, thường là dầu đã qua sử dụng, pin cũ, lốp, và rác thải của vườn. Mục tiêu chung của phương pháp này là tạo ra một nền kinh tế khả thi để xử lý đúng cách các sản phẩm bị cấm. Phải lưu ý rằng cần có đủ các công nghệ tái chế phù hợp với lệnh cấm không sẽ dẫn đến việc trao đổi rác thải bất hợp pháp tăng lên.[3]
Nhu cầu chính phủ
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp luật cũng đã được sử dụng để duy trì và tăng nhu cầu về vật liệu tái chế. Bốn đạo luật về vấn đề này tồn tại: quy định thực thi nội dung tái chế tối thiểu, tỷ lệ sử dụng, chính sách mua sắm, và ghi nhãn sản phẩm tái chế.[3]
Cả quy định thực thi nội dung tái chế tối thiểu và tỷ lệ sử dụng đều tăng nhu cầu trực tiếp bằng cách buộc các nhà sản xuất phải bao gồm việc tái chế trong các hoạt động của họ. Hàm lượng tái chế tối thiểu xác định rằng một phần trăm nhất định của một sản phẩm mới phải bao gồm vật liệu tái chế. Tỷ lệ sử dụng có sự lựa chọn linh hoạt hơn: các ngành công nghiệp được phép đạt được các mục tiêu tái chế tại bất kỳ điểm nào trong hoạt động của họ hoặc thậm chí hợp đồng tái chế ra để đổi lấy tín dụng thương mại. Những người phản đối cả hai phương pháp này chỉ ra sự gia tăng lớn trong việc làm các báo cáo cần thiết để chứng minh, điều này họ áp đặt rằng sẽ làm gia tăng sự cản trở tính linh hoạt của thị trường.[3][13]
Các chính phủ đã sử dụng khả năng mua của mình để tăng nhu cầu tái chế thông qua cái họ gọi là "chính sách mua sắm". Các chính sách này thực chất là "sự để dành", dự trữ một khoản chi tiêu nhất định chỉ dành cho các sản phẩm tái chế hoặc các chương trình "ưu đãi về giá" được cung cấp bởi ngân sách khi mua lại các vật dụng tái chế. Các quy định bổ sung có thể nhắm mục tiêu vào các trường hợp cụ thể như ở Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường yêu cầu mua dầu, giấy, lốp xe và cách điện xây dựng từ nguồn tái chế hoặc tinh chế bất cứ khi nào có thể.[3]
Quy định cuối cùng của chính phủ đối với nhu cầu gia tăng việc tái chế sản phẩm là ghi nhãn sản phẩm tái chế. Nhà sản xuất được yêu cầu ghi nhãn bao bì của họ với số lượng sản phẩm có thể tái chế được trong sản phẩm (bao gồm cả bao bì) nhầm giúp cho người tiêu dùng có sự lựa chọn thông minh hơn trong việc chọn mua sản phẩm. Qua việc ghi nhãn hững người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn có lợi cho môi trường hơn, những nhà sản xuất nhanh chóng tăng lượng nguyên liệu tái chế trong sản phẩm của họ và tăng nhu cầu tiêu dùng một cách gián tiếp. Việc ghi nhãn tái chế theo tiêu chuẩn cũng có thể có tác động tích cực đến việc cung cấp nguyên liệu tái chế và giúp tái chế dễ dàng hơn nếu việc ghi nhãn bao gồm thông tin về cách thức và nơi sản phẩm có thể được tái chế.[3]
Tái chế
[sửa | sửa mã nguồn]Tái chế được định nghĩa là nguồn nguyên vật liệu được gửi đến và được chế biến trong nhà máy tái chế chất thải hoặc cơ sở phục hồi vật liệu, và nguồn vật liệu đó sẽ được sử dụng để tạo ra sản phẩm mới. Vật liệu được thu thập bằng các phương pháp khác nhau và được chuyển đến một cơ sở nơi nó được tái chế để nó có thể được sử dụng trong sản xuất các vật liệu hoặc sản phẩm mới. Ví dụ, chai nhựa được thu gom có thể được tái sử dụng hoặc tạo thành các viên nhựa để tạo ra sản phẩm mới.
Chất lượng tái chế
[sửa | sửa mã nguồn]Tái chế chất lượng cao được công nhận là một trong những thách thức chính cần được giải quyết cho sự thành công của một kế hoạch có tầm nhìn dài hạn về một nền kinh tế xanh và không gây lãng phí.[14] Chất lượng tái chế thường nói đến lượng nguyên liệu thô mục tiêu được tạo ra là bao nhiêu so với lượng vật liệu không phải mục tiêu và các vật liệu không tái chế. Một tỷ lệ khá lớn lượng vật liệu không phải mục tiêu và vật liệu không tái chế gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu tái chế chất lượng cao. Nếu chất tái chế có chất lượng kém, thì sẽ có xu hướng giảm xuống việc tái chế hoặc, trong trường hợp cực đoan, có thể đổi các phương án thu hồi khác hoặc được chôn lấp. Ví dụ, để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lại các sản phẩm thủy tinh rõ ràng, có những hạn chế chặt chẽ đối với thủy tinh màu đi vào quá trình tái phân hủy.[15]
Chất lượng tái chế không chỉ hỗ trợ việc tạo ra các sản phảm tái chế chất lượng cao mà còn mang lại những lợi ích về môi trường đáng kể bằng cách giảm, tái sử dụng và bảo quản sản phẩm khỏi các bãi chôn lấp. Tái chế chất lượng cao có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng trong nền kinh tế bằng cách tối đa hóa giá trị kinh tế của chất thải thu được. Mức thu nhập cao từ việc bán sản phẩm được tái chế có chất lượng cao có thể mang lại giá trị có ý nghĩa đối với chính quyền địa phương, hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo đuổi tái chế chất lượng cao cũng có thể cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sự tự tin trong ngành quản lý chất thải, tài nguyên và có thể khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đó.
Có rất nhiều hành động dọc theo chuỗi cung cấp tái chế có thể ảnh hưởng và ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu tái chế. Nó liên quan đến nhà sản xuất có chất thải mà không có các kế hoạch cũng như quy trinh cụ thể trong thu gom, tái chế chất thải. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế cuối cùng hoặc cần tốn thêm kinh phí trong yêu cầu loại bỏ những chất liệu này ở các giai đoạn sau của quá trình tái chế. Vận chuyển và nén chặt có thể làm khó tách biệt vật liệu thành từng loại riêng biệt trong quá trình tái chế. Các cơ sở phân loại không phải là một trăm phần trăm có hiệu quả trong việc phân loại vật liệu ban đầu, mặc dù cải tiến về công nghệ và chất lượng tái chế có thể làm mất chất lượng sản phầm cuối cùng. Việc lưu trữ các vật liệu bên ngoài nơi sản phẩm có thể bị ướt có thể gây ra vấn đề cho việc xử lý sơ bộ lại. Các cơ sở tái chế có thể yêu cầu các bước sắp xếp thêm để giảm lượng vật liệu không là mục tiêu và không tái chế được. Mỗi một công việc trong quy trình tái chế phục vục cho việc đảm bảo chất lượng tái chế.
Hoạt động tái chế của người tiêu dùng
[sửa | sửa mã nguồn]Thu gom
[sửa | sửa mã nguồn]Có nhiều hệ thống khác nhau đã được thiết lập để thu gom chất thải có thể tái chế được từ sinh hoạt của con người. Các hệ thống này đảm bảo sự cân bằng về mặt tiện lợi cũng như chi phí mà chính phủ phải bỏ ra. Ba thành phần quan trọng của dự án là: Trung tâm thanh toán, trung tâm thu lại và hệ thống thu gom.[3]
Hệ thống thu gom
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống thu gom bao gồm nhiều hệ thống sự khác nhau chủ yêu trong quá trình phân loại và làm sạch. Một số loại chính là thu gom chất thải hỗn hợp, phân loại chất thải tái chế và phân tách nguồn.[3]
Trong thu gom chất thải hỗn hợp là việc thu gom rác thải trong đó tất cả các thùng rác tái chế được trộn với phần còn lại của chất thải, vật liệu mong muốn sau đó được phân loại và làm sạch tại một cơ sở phân loại trung tâm. Điều này dẫn đến một lượng lớn chất thải tái chế, đặc biệt là giấy, quá bẩn để tái xử lý, nhưng cũng có lợi: nhà nước không cần phải trả tiền cho thùng phâ loại rác và không cần giáo dục ý thức của người dân. Bất kỳ thay đổi nào trong loại vật liệu tái chế được dễ dàng chứa như tất cả các loại rác khác và phân loại xảy ra ở trung tâm xử lý.[3]
Trong thu gom chất thải tái chế tất cả các vật liệu có thể tái chế để thu gom được trộn lẫn với nhau nhưng được tách biệt với các chất thải khác. Điều này làm giảm đáng kể nhu cầu làm sạch trong quá trình tái chế nhưng đòi hỏi phải có sự hiểu biết về phân loại rác thải có thể tái chế.
Phân tách nguồn là giải pháp khác, nơi mà mỗi vật liệu được làm sạch và sắp xếp trước khi thu thập. Phương pháp này đòi hỏi phải phân loại ít nhất trong việc phân loại và sản xuất vật liệu tái chế tinh khiết nhất, nhưng phải chịu chi phí bổ sung cho việc thu gom từng nguyên liệu riêng biệt. Chương trình giáo dục cộng đồng cũng được yêu cầu một cách phổ biến và rộng rãi. Phương pháp tách nguồn là phương pháp được ưa thích sử dụng nhưng chi phí phân loại tại nguồn hơi cao. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ phân loại (xem phân loại dưới đây) đã làm giảm đáng kể chi phí này.[3][4]
Trung tâm thu mua
[sửa | sửa mã nguồn]Các trung tâm có nhiệm vụ mua lại vật liệu đã được phân loại và làm sạch qua đó tạo động lực rõ ràng cho việc sử dụng và tạo ra nguồn cung vật liệu ổn định cho tái chế. Chính phủ cần hỗ trợ kinh phí cho việc thành lập trung tâm thu mua. Vào năm 1993, theo Hiệp hội Rác thải và Xử lý Quốc gia Hoa Kỳ, cần 50 đô la để xử lý 1 tấn rác thải, sau khi xử lý có thể bán lại được 30 đô la.
Hiện nay thủy tinh không có giá trị tái chế vì nguồn nguyên liệu thô rẻ tiền hơn và nguồn vật liệu thay thế dồi dào. Vào năm 2017 Nepal, California đã được hoàn tiền lại 20% chi phí tái chế.[16]
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Khi vật liệu được thu gom và đưa đến các trung tâm phân loại vật liệu thì cần phải được phân loại. Một số loài thực vật có thể sắp xếp các vật liệu một cách tự động, quá trình này được gọi là tái chế đơn dòng. Nhiều loại vật liệu được sắp xếp như giấy, các loại nhựa, thủy tinh, kim loại, phế liệu thực phẩm và hầu hết các loại pin. Sự gia tăng 30% tỷ lệ tái chế đã được nghiên cứu trong khu vực mà loài thực vật này tồn tại.
Quá trình tái chế cũng như tái sử dụng vật liệu tái chế đã chứng minh được lợi thế bởi vì nó làm giảm lượng rác thải được gửi đến các bãi chôn lấp, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, và tạo việc làm mới. Các nguyên liệu tái chế cũng có thể được chuyển thành các sản phẩm mới có thể được tiêu thụ trở lại, như giấy, nhựa và thủy tinh.[3]
Phòng Môi trường của Thành phố và Hạt San Francisco đang nỗ lực đạt được mục tiêu toàn thành phố về việc tạo ra chất thải bằng không vào năm 2020. Công ty Recology của San Francisco đã vận hành một cơ sở phân loại rác tái chế có hiệu quả ở San Francisco, giúp San Francisco đạt được tỷ lệ chuyển đổi kỷ lục 80%.
Tái chế rác thải công nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù nhiều chương trình của chính phủ tập trung vào việc tái chế tại nhà. Nhưng một số khu vực thì lượng chất thải tập trung tại khu công nghiệp nhiều hơn. Có đến 64% chất thải ở Vương quốc Anh được tạo ra bởi ngành công nghiệp.[17] Trọng tâm của nhiều chương trình tái chế được thực hiện đối với rác thải ngành công nghiệp là hiệu quả về chi phí của tái chế. Tính chất phổ biến của bao bì bằng bìa cứng làm cho bìa cứng là một sản phẩm thải thường được tái chế bởi các công ty chuyên chở hàng nặng nề, các cửa hàng bán lẻ, kho hàng và nhà phân phối hàng hoá. Các ngành công nghiệp khác xử lý thích hợp các sản phẩm tùy thuộc vào tính chất của các chất thải có mặt.
Thủy tinh, gỗ, bột giấy và các nhà sản xuất giấy có thể xử lý trực tiếp như các vật liệu tái chế thông thường; Tuy nhiên, lốp xe cao su cũ có thể được thu gom và tái chế bởi các đại lý lốp xe độc lập cho một lợi nhuận. Mức độ tái chế kim loại thường thấp. Trong năm 2010, Hội đồng Tài nguyên Quốc tế do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức đã đưa ra các báo cáo về trữ lượng kim loại tồn tại trong xã hội và tỷ lệ tái chế của chúng.[18] Hội đồng báo cáo rằng sự gia tăng việc sử dụng kim loại trong suốt thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 đã dẫn tới sự thay đổi đáng kể các khoáng sản kim loại và thay đổi các ứng dụng trong xã hội trên mặt đất. Ví dụ, lượng đồng sử dụng đồng ở Mỹ tăng từ 73 lên 238 kg / người / năm giữa năm 1932 và năm 1999. Các tác giả báo cáo nhận định rằng nếu tái chế được thì khoáng sản kim loại nằm trên mặt đất chứ không phải dưới lòng đất. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng tỷ lệ tái chế của nhiều kim loại là rất thấp. Báo cáo cho thấy rằng tỷ lệ tái chế của một số kim loại quý được sử dụng trong các ứng dụng như điện thoại di động, pin cho xe hybrid và pin nhiên liệu quá thấp mà trừ khi tỷ lệ tái chế trong tương lai của cuộc sống được gia tăng đáng kể các kim loại quan trọng sẽ trở nên không có sẵn để sử dụng trong công nghệ hiện đại.
Quân đội cũng tái chế một số kim loại. Chương trình Xử lý Tàu của Hải quân Hoa Kỳ sử dụng việc phá vỡ tàu để lấy lại thép cũ. Tàu cũng có thể bị chìm đắm để tạo ra một rạn san hô nhân tạo. Uranium là một loại kim loại có chất lượng cao hơn chì và titan cho nhiều mục đích quân sự và công nghiệp. Uranium còn sót lại từ việc chế biến nó thành vũ khí hạt nhân và nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân được gọi là Uranium đã cạn kiệt, và nó được sử dụng bởi tất cả các khu quân sự của quân đội Hoa Kỳ, sử dụng cho vỏ đạn xuyên vỏ và che chắn.
Ngành xây dựng có thể tái chế bê tông và vỉa hè mặt đường cũ, bán nguyên liệu thải để thu được lợi nhuận.
Một số ngành công nghiệp, như ngành năng lượng tái tạo và công nghệ quang điện mặt trời, đặc biệt, đang chủ động trong việc thiết lập các chính sách tái chế thậm chí trước khi có nguồn thải dồi giàu.[19]
Tái chế chất dẻo là khó khăn hơn, vì hầu hết các chương trình tái chế không thể đạt đến mức chất lượng cần thiết. Tái chế PVC thường dẫn đến việc cắt giảm chất liệu, nghĩa là chỉ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thấp mới có thể được chế tạo bằng vật liệu tái chế.
Mã tái chế
[sửa | sửa mã nguồn]Mục đích của mã tái chế để đáp ứng nhu cầu của người tái chế trong khi cung cấp cho nhà sản xuất một hệ thống thống nhất và một hệ thống mã hóa được phát triển. Mã tái chế cho chất dẻo cho ngành sản xuất nhựa đã đucợ thông qua bởi Hiệp hội Công nghiệp Nhựa vào năm 1988.[20] Bởi vì lượng rác cần tái chế đa phần là chai và nhựa nên mã tái chế đã cung cấp thông tin ban đầu cho người tái chế để việc tái chế được thuận lợi hơn. Các sản phẩm nhựa được in từ số 1 – 7 tùy thuộc vào loại nhựa. Loại 1 (polyethylene terephthalate) thường được in cho nước giải khát và chai nước. Loại 2 (polyethylene mật độ cao) được in cho hầu hết các chất dẻo cứng như bình sữa, chai giặt tẩy rửa, và một số dụng cụ nấu ăn. Loại 3 (polyvinyl chloride) bao gồm các mặt hàng như chai dầu gội, rèm tắm, thẻ tín dụng, dây kéo, thiết bị y tế, siding, và đường ống. Loại 4 (polyethylene mật độ thấp) được in cho túi mua sắm, chai squeezable, túi quần áo, quần áo, đồ nội thất, và thảm. Loại 5 là polypropylene được in cho chai xi rô, ống hút, và một số phụ tùng ô tô. Loại 6 là polystyren in cho các khay thịt, hộp trứng, hộp đựng vỏ sò, và các hộp đĩa. Loại 7 in cho tất cả các loại nhựa khác như vật liệu chống đạn, chai nước 3 và 5 gallon, và kính mát. Trong đó loại 1 và 2 thường được tái sử dụng
Tác động kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Tái chế các thải có tác động đến nền kinh tế. Nó ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nguyên liệu, việc làm cũng như môi trường trong nền kinh tế. Tái chế rác thải cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế. Một lượng lớn nguyên liệu được cung cấp cho nền kinh tế qua tái chế. Hàng trăm ngàn người làm việc trong lĩnh vực tái chế chất thải. Người ta nói rằng đem 10.000 tấn chất thải đến bãi chôn lấp sẽ tạo ra 6 việc làm trong khi tái chế 10.000 tấn chất thải có thể tạo ra hơn 36 việc làm.[21] Tuy nhiên, hiệu quả chi phí của việc tạo thêm việc làm vẫn chưa được chứng minh. Theo Nghiên cứu Thông tin Kinh tế Tái chế của Hoa Kỳ, có hơn 50.000 cơ sở tái chế đã tạo ra hơn một triệu việc làm tại Hoa Kỳ. Hai năm sau khi thành phố New York tuyên bố rằng việc thực hiện các chương trình tái chế với khẩu hiệu "dòng chảy trong thành phố", lãnh đạo thành phố New York nhận ra rằng một hệ thống tái chế có hiệu quả có tiết kiệm thành phố trên 20 triệu USD mỗi năm.[21] Các thành phố thường thấy các lợi ích tài chính từ việc thực hiện các chương trình tái chế, chủ yếu là do giảm chi phí cho bãi chôn lấp. Theo Một nghiên cứu do Đại học Kỹ thuật Đan Mạch tiến hành đăng trên Economist cho thấy 83% các trường hợp được hỏi cho rằng tái chế là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý chất thải gia đình.[11] Tuy nhiên, đánh giá của Viện Đánh giá Môi trường Đan Mạch năm 2004 đã kết luận rằng việc đốt là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý các hộp đựng đồ uống. Hiệp hội Rác thải và Xử lý Quốc gia (NWRA) báo cáo vào tháng 5 năm 2015 rằng tái chế và chất thải đã gây ra tác động kinh tế trị giá 6,7 tỷ đô la Mỹ tại Ohio, Hoa Kỳ, và cung cấp việc làm cho 14.000 người. RecyclingToday (ngày 14 tháng 5 năm 2015). "Recycling and waste have $6.7 billion economic impact in Ohio". Archived from the original on ngày 18 tháng 5 năm 2015.
Kinh doanh trong tái chế
[sửa | sửa mã nguồn]Một số quốc gia kinh doanh tái chế chưa qua chế biến. Một số người phàn nàn rằng số phận cuối cùng của việc tái chế là được bán cho nước không được biết và có thể sẽ bị đổ vào các bãi chôn rác thay vì được tái chế. Theo một báo cáo, ở Mỹ, 50 – 80 phần trăm máy tính dành cho tái chế thực sự không được tái chế. Có báo cáo về việc nhập khẩu chất thải bất hợp pháp vào Trung Quốc để tháo dỡ và tái chế chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, không để ý đến sức khoẻ của người lao động và môi trường. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã cấm các hoạt động này, nhưng họ vẫn chưa thể loại trừ chúng. Trong năm 2008, giá phế liệu tái chế giảm mạnh trước khi hồi phục vào năm 2009. Giá phôi PET trung bình khoảng £ 53 / tấn trong giai đoạn 2004-2008, giảm xuống còn 19 USD / tấn, sau đó lên đến 59 USD / tấn vào tháng 5/2009. PET nhựa trung bình khoảng 156 USD / tấn, giảm xuống 75 USD / tấn và sau đó di chuyển Lên đến 195 USD / tấn vào tháng 5 năm 2009.[22]
Một số khu vực nhất định gặp khó khăn trong việc sử dụng dẫn đến xuất khẩu sản phẩm tái chế. Vấn đề này phổ biến nhất với thủy tinh: cả Anh và Hoa Kỳ nhập khẩu một lượng lớn rượu vang đóng chai trong thủy tinh xanh. Mặc dù phần lớn thủy tinh này được gửi đến qua tái chế, vùng trung tâm phía Tây Hoa Kỳ không có đủ số lượng sản phẩm rượu để sử dụng tất cả các vật liệu tái chế. Tương tự, phía tây bắc Hoa Kỳ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm tái chế, với số lượng lớn các nhà máy bột giấy trong khu vực cũng như sự gần gũi với thị trường Châu Á. Tuy nhiên, ở các khu vực khác của Hoa Kỳ, nhu cầu về giấy in báo đã sử dụng đã có sự thay đổi lớn.
Tại một số bang của Hoa Kỳ, một chương trình gọi là RecycleBank trả tiền cho mọi người để tái chế, nhận tiền từ các chính quyền địa phương để giảm diện tích bãi chôn lấp phải mua. Nó sử dụng việc phân loại rác tác biệt tại nhà.
Tỷ lệ tham gia của cộng đồng
[sửa | sửa mã nguồn]Những thay đổi đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ tái chế bao gồm: - Phân loại rác tại nhà. - Thanh toán cho việc bỏ rác.
"Từ năm 1960 đến năm 2000, sản lượng nhựa thế giới tăng gấp 25 lần, trong khi thu hồi nguyên liệu vẫn dưới 5%". Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến hành vi và chiến lược tái chế để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các chương trình tái chế.[23] Người ta đã lập luận rằng hành vi tái chế không phải là điều tự nhiên vì nó đòi hỏi một sự tập trung và đánh giá cao về kế hoạch dài hạn, trong khi con người đã phát triển để được nhạy cảm với mục tiêu sống còn ngắn hạn; và để vượt qua được khuynh hướng bẩm sinh này, giải pháp tốt nhất là sử dụng áp lực xã hội để bắt buộc tham gia vào các chương trình tái chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng áp lực xã hội là không thể kiểm soát được trong bối cảnh này. Một lý do cho điều này là áp lực xã hội hoạt động tốt trong các nhóm nhỏ từ 50 đến 150 cá thể, nhưng không phải trong cộng đồng với dân số hàng triệu người như chúng ta thấy ngày nay. Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Shawn Burn, người ta nhận thấy rằng việc tiếp xúc người với người trong khu phố là cách hiệu quả nhất để tăng tái chế trong một cộng đồng]]. Trong nghiên cứu của mình, ông đã có 10 nhà lãnh đạo nói chuyện với hàng xóm của mình và thuyết phục họ tái chế. Các so sánh đã được gửi, tài liệu quảng cáo thúc đẩy tái chế. Người ta phát hiện ra rằng những người hàng xóm được các nhà lãnh đạo khối của họ liên hệ bằng cá nhân tái chế dụng hơn nhóm mà không có liên hệ cá nhân. Nhiều trường đã tạo ra các câu lạc bộ nhận thức về tái chế để giúp sinh viên trẻ có cái nhìn sâu sắc về việc tái chế. Các trường này tin rằng các câu lạc bộ thực sự khuyến khích sinh viên không chỉ tái chế ở trường mà còn ở nhà nữa.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tái chế chất dẻo
- Phế liệu
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “PM's advisor hails recycling as climate change action”. Letsrecycle.com. ngày 8 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.
- ^ The League of Women Voters (1993). The Garbage Primer. New York: Lyons & Burford. tr. 35–72. ISBN 1-55821-250-7.
- ^ a b c d e f g h i j k l The League of Women Voters (1993). The Garbage Primer. New York: Lyons & Burford. pp. 35–72. ISBN 1-55821-250-7.
- ^ a b "The truth about recycling". The Economist. ngày 7 tháng 6 năm 2007.
- ^ a b Cleveland, Cutler J.; Morris, Christopher G. (ngày 15 tháng 11 năm 2013). Handbook of Energy: Chronologies, Top Ten Lists, and Word Clouds. Elsevier. p. 461. ISBN 978-0-12-417019-3.
- ^ Carl A. Zimring (2005). Cash for Your Trash: Scrap Recycling in America. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press. ISBN 0-8135-4694-X.
- ^ Archived from the original (PDF) on ngày 14 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2012.
- ^ a b "Report: "On the Making of Silk Purses from Sows' Ears," 1921: Exhibits: Institute Archives & Special Collections: MIT". mit.edu. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
- ^ Out of the Garbage-Pail into the Fire: fuel bricks now added to the list of things salvaged by science from the nation's waste, Popular Science monthly, February 1919, page 50-51, Scanned by Google Books: https://books.google.com/books?id=7igDAAAAMBAJ&pg=PA50
- ^ "Recycling through the ages: 1970s". Plastic Expert. Plastic Expert. ngày 30 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015.
- ^ a b "The price of virtue". The Economist. ngày 7 tháng 6 năm 2007.
- ^ a b Recycling rates in Europe, European Environment Agency.
- ^ "Regulatory Policy Center — Property Matters — James V. DeLong". Archived from the original on ngày 14 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
- ^ Web-Dictionary.com (2013). "Recyclate".
- ^ Freudenrich, C. (2014). "How Plastics Work". Truy cập 2016-07-07.
- ^ "Recycling market in a heap of trouble". USA Today. Melbourne, Florida. pp. 1B, 2B. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2017.
- ^ "UK statistics on waste – 2010 to 2012". UK Government. UK Government. ngày 25 tháng 9 năm 2014. p. 2 and 6. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015.
- ^ "Publications – International Resource Panel". unep.org. Archived from the original on ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
- ^ N.C. McDonald and J. M. Pearce, "Producer Responsibility and Recycling Solar Photovoltaic Modules", Energy Policy 38, pp. 7041–7047(2010). Open access available
- ^ Plastic Recycling codes Archived ngày 21 tháng 7 năm 2011 at the Wayback Machine., American Chemistry
- ^ a b No Author, No Author. "Recycling Benefits to the Economy". www.all-recycling-facts.com. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2013. Jump up ^ No Author, No Author. "A Recycling Revolut
- ^ Hogg M. Waste outshines gold as prices surge. Financial Times
- ^ Moore, C. J. (2008). "Synthetic polymers in the marine environment: A rapidly increasing, long-term threat". Environmental Research. 108 (2): 131–139. doi:10.1016/j.envres.2008.07.025. PMID 18949831
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tái chế.- Tái chế tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Tái chế trên DMOZ
- “Study debunks myths around co-mingling”. Recycling Waste World. ngày 10 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2014.
| |
---|---|
Công nghệ thích hợp · Công nghệ sạch · Thiết kế môi trường · Đánh giá tác động môi trường · Phát triển bền vững · Công nghệ bền vững | |
Ô nhiễm | Sinh thái công nghiệp · Xử lý chất thải rắn · Quản lý chất thải · Ô nhiễm không khí (kiểm soát · mô hình phát tán) · Nước (Xử lý nước thải · Xử lý nước thải nông nghiệp · Xử lý nước thải công nghiệp · Lọc sạch nước) |
Năng lượng tái tạo | Năng lượng thay thế · Phát triển năng lượng · Sử dụng năng lượng hiệu quả · Năng lượng tái tạo (phát triển) · Năng lượng bền vững · Nhiên liệu (Nhiên liệu thay thế · Nhiên liệu sinh học · Công nghệ hydro) · Vận tải (Xe chạy điện · Xe Hybrid) |
Bảo tồn | Kiểm soát sinh sản · Permaculture · Conservation ethic · Tái chế · Rừng sinh thái · Bảo tồn sinh học |
| |
---|---|
Phát triển | Nghiên cứu phát triển • Phát triển kinh tế • Phát triển năng lượng • Fair trade • Chỉ số phát triển con người • Kinh tế phi chính thức • Công nghệ thông tin và truyền thông dành cho phát triển • Phát triển quốc tế • Những quốc gia chậm phát triển • Make Poverty History • Tài chính vi mô • Ngân hàng phát triển đa phương • Nghèo • Ngân hàng Thế giới |
Bền vững | Phân hủy kỵ khí • Công nghệ thích hợp • Chất dẻo sinh học có thể phân hủy • Nhiên liệu sinh học • Economics of biodiversity • Làng sinh thái • Bảo tồn năng lượng • Thiết kế môi trường • Phát triển năng lượng • Công nghệ môi trường • Luật môi trường • Kinh tế carbon thấp • Văn hóa tiếp biến • Dân số • Tái chế • Năng lượng tái tạo • Bền vững xã hội • Nông nghiệp bền vững • Thiết kế bền vững • Phương tiện vận tải bền vững • Quản lý chất thải • Nước |
Đề tài khác về phát triển năng lượng và phát triển bền vững | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tương lai | Xã hội 2000 Watt | ||||||||||||||||
Giao thông vận tải | Năng lượng tái tạo · Xe đạp · Hệ thống chia sẻ xe đạp · Xe chạy điện · Trạm hydro · Xe hiđrô · Phương tiện năng lượng thấp · Giao thông công cộng | ||||||||||||||||
Chuyển đổi năng lượng |
| ||||||||||||||||
Bền vững |
| ||||||||||||||||
Quản lý | Lý thuyết phát triển con người |
Từ khóa » Tái Chế Là Gì
-
Tái Chế Là Gì? Lợi ích Của Rác Tái Chế đối Với đời Sống
-
Tái Chế Là Gì? Lợi ích Khi Mẹ Dạy Trẻ Về Tái Chế Tại Nhà | Cleanipedia
-
Tái Chế Là Gì? Các Cách Tái Chế Rác Tại Nhà Cực đơn Giản
-
Tái Chế Là Gì? Những Gì Có Thể Tái Chế Và Lợi ích Của Nó
-
Tái Chế Chất Thải Là Gì? Lợi ích Của Việc Tái Chế Rác Thải
-
Tái Chế Chất Thải Là Gì? Tại Sao Phải Tái Chế Chất Thải?
-
Vật Liệu Tái Chế Là Gì? - Vietnamtaiche
-
Những điều Cần Biết Về Tái Chế? Ý Nghĩa Của Việc Tái Chế - Biohome
-
Tái Chế Là Gì? Những Lợi ích Của Việc Tái Chế Rác Thải Mang Lại
-
Rác Tái Chế Là Gì? - Thu Mua Phế Liệu
-
Vật Liệu Tái Chế Là Gì? Tiết Kiệm Chi Phí Trong Xây Dựng
-
TÁI CHẾ LÀ GÌ? VÀ TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI TÁI CHẾ?
-
Tái Chế Phế Liệu Là Gì? – Hiểu Về Tái Chế Phế Liệu Và Tác động Của Nó
-
Rác Tái Chế Là Gì? Các Loại Rác Tái Chế Và Cách Xử Lý - Hành Tinh Xanh