[Tài Chính Hành Vi] – Chương 5: Tự Nghiệm, Lệch Lạc Và Sự Tự Tin Quá ...

Tài liệu Kết Nối Trẻ
  1. Tự nghiệm: – Tự nghiệm là quy tắc đưa ra quyết định sử dụng một tập hợp con trong tất cả thông tin – Lý do con người sử dụng tự nghiệm: + Phải tiết kiệm chi phí + Không thể phân tích tất cả các biến cố bất ngờ. + Các quyết định cần nhanh chóng được đưa ra trong bối cảnh thông tin và khả năng xử lý bị hạn chế – Tự nghiệm có 2 dạng: + Dạng 1 (phản thân, tự trị, không nhận thức, và tiết kiệm chi phí): thích hợp khi cần nhanh chóng đưa ra quyết định hoặc khi số tiền đặt cược là nhỏ + Dạng 2 (nhận thức) cần nhiều nỗ lực và thích hợp khi số tiền đặt cược lớn
  • 2. Sự thuộc và các tự nghiệm có liên quan: a, Sự quen thuộc: – Cảm thấy an tâm với những điều quen thuộc – Có khuynh hướng gắn liền với những gì họ biết thay vì xem xét các lựa chọn khác –  Thường dễ dàng chấp nhận tham gia một cuộc chơi nếu họ cảm thấy am hiểu về nó, họ cảm thấy có đủ khả năng. b, E ngại sự mơ hồ: – E ngại sự mơ hồ bắt nguồn từ việc con người ưa thích rủi ro hơn là sự không chắc chắn. – Không thích sự mơ hồ và thường tìm cách né tránh các rủi ro không được bù đắp. – Lảng tránh tiếp nhận những sáng tạo mới mặc dù họ biết rằng việc tiếp cận này có thể rất đáng giá. – Có khuynh hướng tìm kiếm sự an tâm. c, Tự nghiệm đa dạng hóa: – Con người thường ít cố gắng khi đứng trước các lựa chọn không loại trừ lẫn nhau – Những yếu tốc tác động đến tự nghiệm đa dạng hóa: + Nhiều người ưa thích sự đa dạng và mới mẻ + Những sở thích trong tương lai bao hàm sự không chắc chắn + Tìm kiếm sự đa dạng hóa làm cho sự lựa chọn của bạn trở nên đơn giản hơn, do đó tiết kiệm thời gian và hạn chế mâu thuẫn trong quyết định. d, Không thích sự thay đổi và hiệu ứng coi trọng tài sản sở hữu: – Có cảm giác an tâm – Lo sợ hối tiếc – Coi trọng những gì mình sở hữu.
  • 3. Tình huống điển hình và các lệch lạc liên quan: Có 3 loại tự nghiệm có thể dẫn tới sự chệch hướng cá nhân: – Tình huống điển hình – Sự sẵn có – Neo quyết định a, Tình huống điển hình: Tình huống điển hình, ở đó xác suất được đánh giá bởi mức độ A giống B • Ảo tưởng liên kết: Con người gặp khó khăn với xác suất khi họ không phân biệt được sự khác nhau giữa xác suất đơn lẻ (xác suất của A) và xác suất kết hợp (xác suất của A và B)

Ví dụ: con người thường cảm thấy xác suất họ sẽ trúng sổ xố và hạnh phúc trong ngày tiếp theo cao hơn xác suất họ sẽ trúng sổ xố • Phớt lờ xác suất cơ sở: . Hiện tượng ghi điểm liên tục: phân phối có điều kiện sẽ giống như mẫu (nếu đã thắng liên tục sẽ tiếp tục cơ hội thắng) =>  coi tổng thể giống như mẫu . Ảo tưởng con bạc: mẫu mặc dù nhỏ sẽ giống như tổng thể – áp dụng luật số lớn cho một mẫu nhỏ, nghĩa là sử dụng không chính xác “luật số nhỏ” (nếu đã thắng liên tiếp thì sẽ không thắng tiếp theo vì số lần thắng cũng phải trở về mức trung bình) => coi mẫu giống như tổng thể b, Tự nghiệm sẵn có: Những sự kiện dễ dàng gợi lại trong trí óc thì được cho là dễ xuất hiện. Sự sẵn có và những yếu tố tương tự như tức thời và nổi trội khiến nhiều người ước lượng quá mức xác suất xảy ra một sự kiện . Lệch lạc tức thì: khi một điều gì đó xảy ra gần đây, việc gợi nhớ đến nó nhiều khả năng sẽ dễ dàng hơn . Lệch lạc nổi trội: khi một điều gì đó nổi trội, việc gợi nhớ đến nó nhiều khả năng sẽ dễ dàng hơn c, Neo quyết định: – Trong một số trường hợp, nhiều người thực hiện việc ước lượng bắt đầu từ 1 giá trị ban đầu và điều chỉnh nó để tạo nên ước lượng cuối cùng. Thông thường sự điều chỉnh này là không đầy đủ. –  Khi không chắc chắn con người thường neo vào những dữ liệu có sẵn và điều chỉnh quan điểm của họ một cách chậm chạp. – Neo quyết định thậm chí có thể xuất hiện ngay cả khi mốc neo đó rõ ràng không quan trọng.

4. Sự tự tin quá mức: – Tự tin quá mức là khuynh hướng con người đề cao kiến thức, khả năng và tính chính xác trong thông tin của mình hoặc lạc quan quá về tương lai và khả năng kiểm soát tình thế – Ước lượng sai: là một khuynh hướng người ta phóng đại sự chính xác kiến thức của bản thân

Những người được cho là ước lượng sai khi khoảng tin cậy của họ quá hẹp, dẫn đến những câu trả lời đúng nằm trong khoảng tin cậy đó thường ít hơn so với mức độ chính xác hàm ý.Những khuynh hướng khác của sự quá tự tin: – Hiệu ứng tốt hơn mức trung bình: Sự đánh giá quá cao khả năng của một người so với những người khác, đánh giá khả năng của họ cao hơn mức trung bình – Ảo tưởng kiểm soát: con người nghĩ rằng họ có khả năng kiểm soát tình huống tốt hơn thực tế có thể – Lạc quan quá mức: phản ánh cảm giác rằng mọi thứ tốt hơn so với phân tích khách quan chỉ ra3 khuynh hường lệch lạc duy trì sự quá tự tin: – Lệch lạc tự quy kết: Khuynh hướng người ta quy kết những thành công hoặc kết quả tốt đẹp cho khả năng của họ, trong khi đổ lỗi thất bại cho các điều kiện ngoài tầm kiểm soát. – Lệch lạc nhận thức muộn: Khuynh hướng đưa người ta đến những suy nghĩ “đã biết từ lâu rồi”. Khuynh hướng này xảy ra khi: +Một sự kiện trọng đại có các kết quả khác nhau được xác định rõ + Những sự kiện này hàm chứa những ý nghĩa về mặt cảm xúc hay đạo đức + Những sự kiện này phụ thuộc vào một quá trình tưởng tượng, trước khi có kết quả. – Lệch lạc tự xác nhận: Là xu hướng tìm kiếm những bằng chứng phù hợp với niềm tin ban đầu và lờ đi những dữ liệu cho thấy điều ngược lại Tác giả: Bùi Thị Thu Hoài (16DTC2, khoa Tài chính – Ngân hàng)

Chia sẻ:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
Thích Đang tải...

Có liên quan

Điều hướng bài viết Bài trước[Lập trình C#] – Bài Tập Form Chương 4Bài tiếp theo[Tài chính hành vi] – Chương 6: Tác động của tự nhiệm và sự tự tin quá mức

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Bài viết mới nhất
  • [TOÁN KINH TẾ ]- CHƯƠNG 2: HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH Tháng Mười Một 21, 2024
  • [Toán kinh tế] – Chương 3: MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐẠI SỐ VÀ TUYẾN TÍNH TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ KINH DOANH Tháng Mười Một 18, 2024
  • [ĐỀ THI] – TOÁN KINH TẾ Tháng Mười Một 18, 2024
Top bài viết hay
  • [KINH TẾ VI MÔ] - TÓM TẮT CÔNG THỨC CHƯƠNG 2-5
  • [Đề cương] Công thức Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • [Đề cương] - Tổng hợp công thức môn Kinh tế Vĩ mô
Nhận xét gần nhất
Phong Le trong [CƠ SỞ DỮ LIỆU] – Giải b…
Nguyễn Trọng Đức trong [ĐỀ THI] – NGUYÊN LÝ THẨ…
Nguyễn Trọng Đức trong [ĐỀ THI] – NGUYÊN LÝ THẨ…
Diễm trong [ĐỀ THI] – NGUYÊN LÝ THẨ…
Hihi trong [Đề thi] – Toán rời rạc
Nếu thấy hay cho 1 like!
Nếu thấy hay cho 1 like!
About us

Tôi – Nguyễn Hoàng Phú Lợi là Founder CLB học thuật Kết Nối Trẻ và website chia sẻ kiến thức này.

Đối với tôi, làm việc nhóm là phương pháp học tập quan trọng nhất.

Blog này là nơi tôi và những người bạn trong CLB Kết Nối Trẻ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Tài chính – Marketing.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi và blog này

Tags
  • C#
  • C Sharp
  • Cấu trúc dữ liệu & giải thuật
  • Kinh tế Vĩ mô
  • ktvm
  • Lập trình C#
  • Nguyên lý Marketing
  • Xác suất thống kê
  • Đề cương
  • Đề thi

Blog chia sẻ kiến thức dành cho sinh viên UFM

Blog Stats
  • 1 679 320 lượt xem
Nhận bài viết hay và mới nhất qua Email

Nhập địa chỉ email của bạn để nhận những bài viết mới nhất.

Địa chỉ email:

Follow

Archives Archives Thời gian Tháng Mười Một 2024 (13) Tháng Tám 2024 (21) Tháng Bảy 2024 (5) Tháng Sáu 2024 (2) Tháng Ba 2024 (11) Tháng Một 2024 (1) Tháng Mười Một 2023 (12) Tháng Tám 2023 (7) Tháng Mười Một 2022 (15) Tháng Tám 2022 (11) Tháng Tư 2022 (17) Tháng Mười Một 2021 (32) Tháng Tám 2021 (1) Tháng Ba 2021 (1) Tháng Chín 2020 (1) Tháng Bảy 2020 (2) Tháng Sáu 2020 (10) Tháng Mười Hai 2019 (5) Tháng Mười Một 2019 (7) Tháng Mười 2019 (23) Tháng Chín 2019 (15) Tháng Tám 2019 (1) Tháng Năm 2019 (2) Tháng Tư 2019 (20) Tháng Ba 2019 (19) Tháng Hai 2019 (7) Tháng Mười Hai 2018 (1) Tháng Mười Một 2018 (19) Tháng Mười 2018 (29) Tháng Chín 2018 (10) Tháng Tám 2018 (5) Tháng Bảy 2018 (8) Tháng Năm 2018 (3) Tháng Tư 2018 (68) Tháng Ba 2018 (46) Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Tài liệu Kết Nối Trẻ
    • Đã có 250 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Tài liệu Kết Nối Trẻ
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Ví Dụ Về Tự Tin Quá Mức