"Tài Đức Vẹn Toàn" Đỉnh Cao Của Nghệ Thuật Giáo Dục
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến giáo dục thì chúng ta ai cũng có đã trải qua những ngày tháng trẻ thơ ở lớp mẫu giáo rồi tiến tới các bậc tiểu học, trung học .... Sự nghiệp giáo dục cũng như học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng, học vấn là cả quá trình dài, liên tục xuyên suốt cả cuộc đời mỗi con người từ lúc sinh ra cho tới lúc mất đi.
Bởi chúng ta là con người, có suy nghĩ, tình cảm và có nền văn minh nhân loại đồng nghĩa là chúng ta cần phải có tài để vì xã hội mà cống hiến, có đức để vì xã hội mà hy sinh. Như Bác đã nói"Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó".
Hai chữ tài và đức tuy là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng bổ trợ cho nhau để hoàn thiện bản thân chủ thể. Nếu chúng ta chỉ có 1 trong 2 chữ đó thì một là vô dụng, hai là làm việc gì cũng khó. Điều này đòi hỏi ở việc giáo dục cũng như sự nỗ lực hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân.
Nghệ thuật giáo dục từ lúc sơ khai cho tới khi kết thúc là cả quá trình dài
Giáo dục con người là cả một nghệ thuật. Từ bậc giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên định hình cho sự phát triển đúng hướng trong tương lai của trẻ nhỏ. Ở bậc giáo dục này, các bé sẽ được tiếp xúc với những điều mới mẻ của cuộc sống. Với bản tính ham chơi, nghịch ngợm và ngây thơ của tuổi măng non đòi hỏi những giáo viên mầm non phải có những đức tính rất quý giá đó chính là niềm yêu thương con trẻ, sự kiên nhân và lòng khoan dung độ lượng.
Phải hóa thân thành những người bạn của bé thật là điều không hề dễ chút nào cả. Bé học thì ta học cùng, bé chơi thì ta chơi cùng tuy khó mà có cái "thú" của nó. Tiếp đến là bậc giáo dục tiểu học và trung học, ở 2 bậc học này thì các học sinh của chúng ta cũng đã có những thay đổi về mặt nhận thức nhưng sự bồng bột và nông nổi lại là vấn đề khó kiểm soát.
Tại đây thì những học sinh, con em thân yêu của chúng ta sẽ được dạy những kiến thức sơ khai trong sách vở để bắt đầu định hình và tiếp xúc với nền học vấn. Tại bậc giáo dục này thì các giáo viên cần trên hết đó là những tâm huyết trong các bài giảng, khơi gợi lòng hiếu học của học sinh. Sau nữa sẽ là bậc học trung học phổ thông, đến bậc học này thì có lẽ các bạn học sinh đã phần nào trưởng thành về suy nghĩ nhưng vẫn chưa phải toàn diện. Tạm thời nói về vấn đề giáo dục đạo đức tại bậc học này chúng ta đến với giáo dục kiến thức tại ranh giới của bước ngoặt cuộc đời mỗi học sinh cấp 3.
Tại đây thì hơn hết là những giáo viên cần có một năng lực chuyên môn cao để đào tạo những bạn trẻ sắp bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng có một nền tảng kiến thức đầy đủ, vững chắc nhất. Và tiếp sau đó là những bước chân vào đời thì mọi sự cố gắng học tập kiến thức, trau dồi bản thân đều nằm trong sự cố gắng của bạn rất nhiều. Sự học tập và rèn luyện sẽ còn kéo dài mãi đến hết cuộc đời chúng ta. Những người làm trong các nền giáo dục chính là nghệ thuật không thể bị che mờ dưới bất kỳ yếu tố nào.
Đỉnh cao của nghệ thuật giáo dục chính là đây
Nghệ thuật giáo dục có tốt mới mong đào tạo được tốt. Không những đào tạo người khác mà ngay cả những người làm trong giáo dục cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện mình đến chân, thiện, mĩ ... hơn nữa. Cả về trình độ và đạo đức nghề nghiệp là những giá trị không thể bỏ quên dưới được. "Người lái đò" thật sự không hề đơn giản một chút nào, vì vậy giá trị của họ thật sự lớn lao. Họ có giỏi có tốt thì học trò mà học đào tạo nên mới giỏi, mới tốt được. Cứ như vậy sẽ làm nên các thế hệ tiếp nối thành công vang dội cống hiến hết mình cho mục tiêu chung, lý tưởng chung của toàn nhân loại.
"Tài đức vẹn toàn" thật khó để đạt được, cần phải mất cả cuộc đời thậm chí là hơn thế để đạt đến cảnh giới đó. Nhưng nếu xét trong một phạm vi nhất định nào thôi thì những cá nhân thành đạt và có tầm cống hiến cao với xã hội được coi là những cá thể tài đức. Chúng ta dù là ai đi chăng nữa cũng đều phải nỗ lực ngày ngày, trau dồi liên tục dù là những giá trị nhỏ nhất thì mới mong đạt được điều này và nâng cao giá trị bản thân. Song song với nó là sự giáo dục có tốt thì mọi sự mới có cơ hội tốt đẹp được. Một lần nữa chúng ta đã nhìn ra được tầm quan trọng và sức nặng của giáo dục với nền văn minh và sự phát triển của nhân loại. Đỉnh cao của nghệ thuật giáo dục chính là như vậy đó các bạn ạ. Thân mến !
Từ khóa » Tài đức Vẹn Toàn Là Gì
-
Giải Thích ý Nghĩa Tài đức Vẹn Toàn Là Gì?
-
Giải Thích Câu : " Tài đức Vẹn Toàn " Câu Hỏi 1535419
-
Tài đức Vẹn Toàn - Đạo Phật Ngày Nay
-
Những Câu Danh Ngôn Ca Ngợi Tài đức ... - Trung Tâm Gia Sư Tài Đức
-
Những Câu Danh Ngôn Ca Ngợi Tài đức Vẹn Toàn - Từ điển Danh Ngôn
-
Thời Nào Cũng Phải Chọn Người Tài, đức!
-
Vị đại Tướng Tài, đức Vẹn Toàn - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Tài đức Vẹn Toàn Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
A, Một Người ....... Vẹn Toàn. Nét Chạm Trổ........ Phát Hiện Và ... - Hoc24
-
Đạo Đức Kinh Bàn Về đạo Trị Quốc Của Bậc Quân Chủ Tài đức Vẹn Toàn
-
Từ điển Việt Trung "tài đức Vẹn Toàn" - Là Gì?
-
Vị “lưỡng Quốc Trạng Nguyên” Tài đức Vẹn Toàn
-
Tài Cao đức Trọng, Tài Cao Học Rộng, Tài đức Vẹn Toàn Là Gì - Hoc24
-
Đại Thần Thục Hán Tài đức Vẹn Toàn, Liên Tục được Gia Cát Lượng Và ...