Tài Khoản Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ - Luật LawKey
Có thể bạn quan tâm
Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là gì? Kết cấu tài khoản như thế nào? Phương pháp hạch toán ra sao? Pháp luật quy định như thế nào? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 133/2016/TT-BTC
1. Kết cấu tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Tài khoản 511
1.1. Nội dung
Tài khoản 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.2. Kết cấu
Bên Nợ:
– Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
– Kết chuyển doanh thu trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
5.3. Tài khoản cấp 2
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2. Gồm:
– Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực,…
– Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất. Như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,…
– Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng. Và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ. Như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ du lịch, kiểm toán….
– Tài khoản 5118 – Doanh thu khác:
Tài khoản này dùng để phản ánh về doanh thu nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước…
>>>Xem thêm:
Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước trong một số giao dịch
2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2.1. Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
– Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112…
Có TK 5111
Có TK 333
+ Giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156…
– Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 131,111,112…
– Doanh nghiệp nhận hàng bán bị trả lại từ khách hàng:
+ Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 131, 111, 112
+ Ghi giảm giá vốn:
Nợ TK 156, 155,…
Có TK 632
– Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131:
Có TK 511: Theo giá bán trả ngay 1 lần
Có TK 333
Có TK 3387: Phần chênh lệch giữa giá bán trả góp so với giá bán trả ngay 1 lần.
+ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156…
+ Cuối mỗi kỳ, kết chuyển doanh thu chưa thực hiện:
Nợ TK 3387
Có TK 515
+ Khi nhận được tiền trả góp mỗi kỳ, ghi nhận:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 511
Có TK 911
2.2. Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
– Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:
+ Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Tổng giá thanh toán
+ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156….
– Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng:
+ Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 131, 111, 112
+ Ghi giảm giá vốn:
Nợ TK 155, 156…
Có TK 632
– Khi doanh nghiệp chấp nhận hàng trả lại từ khách hàng
+ Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 131, 111, 112
+ Ghi giảm giá vốn:
Nợ TK 156, 155,…
Có TK 632
– Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511
Có TK 911
>>>Xem thêm
Tìm hiểu về tài khoản về chi phí trả trước – tài khoản 242
Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trên đây là những thông tin cơ bản về Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Hà Nội.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Từ khóa » Kết Cấu Tài Khoản Loại 632
-
Hệ Thống Tài Khoản - 632. Giá Vốn Hàng Bán. - NiceAccounting
-
Hệ Thống Tài Khoản - 632. Giá Vốn Hàng Bán.
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán - Tài Khoản 632
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 632 - GIÁ VỐN HÀNG BÁN
-
TÀI KHOẢN 632 - GIÁ VỐN HÀNG BÁN (Thông Tư 200/2014/TT-BTC)
-
Kết Cấu Và Nội Dung Phản ánh Của Tài Khoản 632 - Giá Vốn Hàng Bán
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán Tài Khoản 632 Theo TT 200
-
Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản 632 - Giá Vốn Hàng Bán Theo TT133 ...
-
Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Tài Khoản 641 - TK Chi Phí Bán Hàng
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa đơn đầu Vào Có Chiết Khấu Thương Mại
-
Kết Cấu Và Nội Dung Của Tài Khoản 632 Theo Quy định Pháp Luật
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán-Tài Khoản 632, Theo Thông Tư 133
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán, Dịch Vụ Theo TT 200 Và 133
-
Hạch Toán Tài Khoản 155 – Thành Phẩm Theo Thông Tư 200/2014/TT ...