Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi địa Lí Lớp 12

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Luận văn tổng hợp
  1. Home
  2. Luận văn tổng hợp
  3. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 12
Trich dan Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 12 - Pdf 24

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]ĐỊA LÍ VIỆT NAMBài 1VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP1. Đường lối Đổi mới từ Đại hội VI (1986) đưa nền kinh tế − xã hội nước ta phát triểntheo những xu thế nào ?Đường lối Đổi mới đưa nền kinh tế − xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế :− Dân chủ hoá đời sống kinh tế − xã hội ;− Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ;− Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.2. Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề đổi mới kinh tế − xã hội ?− Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề củachiến tranh, nước ta lại đi lên từ một nền nông nghiệp với phương thức sản xuất lạc hậu, kémhiệu quả.− Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ80 của thế kỉ XX diễn biến hết sức phức tạp. − Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ởmức 3 con số. Đời sống nhân dân cơ cực.− Những đường lối và chính sách cũ không còn phù hợp với tình hình mới (tình hình thựctế của đất nước và xu thế chung của thế giới). Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế − xã hội của đấtnước thì cần phải đổi mới.3. Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào ?− Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế − xã hội kéo dài. Lạm phát đượcđẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.− Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 −1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987− 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).− Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.− Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùngĐỊA LÍ TỰ NHIÊNBài 2VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ1. Vị trí địa lí của Việt Nam có những đặc điểm gì ?− Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực ĐôngNam Á.− Việt Nam nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quantrọng.− Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, trong luồng di cư của các loài động thựcvật, trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.− Việt Nam có vị trí là chiếc cầu nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.− Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giápBiển Đông.2. Vị trí địa lí mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội nước ta ?− Những thuận lợi :+ Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trênthế giới. + Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.+ Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.+ Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành côngnghiệp.+ Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinhtrưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.+ Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.+ Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.− Những khó khăn : Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ ; vấn đề an ninh quốc phònghết sức nhạy cảm.3. Hãy cho biết toạ độ địa lí Việt Nam. Qua toạ độ địa lí đó, em biết được điều gì ?− Toạ độ địa lí Việt Nam :nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộcthành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).+ Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặcquyền về kinh tế và thềm lục địa.• Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.• Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiềurộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).• Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủquyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này,Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuếquan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…• Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫnđể các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự dovề hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định. Vùng đặc quyền kinh tế của nước tacó chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.• Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địakéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơnnữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyênthiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.+ Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnhthổ nước ta ; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bênngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.5. Vị trí địa lí đã ảnh hưởng đến các đặc điểm của tự nhiên nước ta như thế nào ?− Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đớiẩm gió mùa. + Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên khí hậu nước ta mangtính chất nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao ; lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ giómùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt : mùa đông bớt nóng và khô còn mùa hạ nóngvà mưa nhiều ; đặc biệt nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của− Vị trí địa lí đã mang lại cho nước ta những đặc điểm khí hậu thuận lợi : nhiệt độ caoquanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn. Đặc điểm khí hậu đó rất thuận lợi cho sự phát triển cácngành kinh tế như ngư nghiệp, du lịch, đặc biệt là nông nghiệp.7. Hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển ?− Trên đất liền nước ta giáp với các nước : Lào, Campuchia, Trung Quốc.− Trên biển nước ta giáp với các nước : Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philíppin,Brunây.8. Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế củanước ta.Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lượcphát triển kinh tế của nước ta. Trong quá trình phát triển kinh tế − xã hội đất nước, các đảo và quầnđảo đóng góp một vai trò hết sức to lớn.− Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên, đặc biệt có những loại sinh vật quý hiếmnhư yến, các loài chim, các cây dược liệu, − Kinh tế các đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú cho cơ cấu nền kinh tế nướcta.− Các đảo và quần đảo chính là nơi trú ngụ an toàn cho tàu bè đánh bắt khơi xa khi gặpthiên tai.− Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng.Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiếnra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳngđịnh chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.Bài 4LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNLÃNH THỔ 8hiện nay lộ ra trên mặt đất không nhiều mà phần lớn chìm ngập dưới các lớp đất đá còn được ítnghiên cứu tới. Vì thế giai đoạn sơ khai đầu tiên của lịch sử Trái Đất còn được gọi là giai đoạnTiền Cambri. Đối với nước ta, đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triểnlãnh thổ và nó chỉ diễn ra trên một phạm vi hẹp. Ở giai đoạn này các điều kiện cổ địa lí còn rấtsơ khai và đơn điệu, đó chính là nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.5. Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm gì ?− Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. Cácđá biến chất cổ nhất nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,3 tỉnăm. Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian trên 2 tỉ năm và kết thúc cáchđây 540 triệu năm.− Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiệnnay. Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở một số nơi, nay là các vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta ởTây Bắc và Trung Trung Bộ.− Ở giai đoạn này, các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. Cùng với sự xuấthiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu các chất khí amôniac, điôxitcacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiệnvới sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó sự sống xuất hiện. Tuy vậy các sinh vậttrong giai đoạn này còn ở dạng sơ khai nguyên thuỷ như tảo, động vật thân mềm.Bài 59Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ (tiếp theo)1. Hãy trình bày những đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.− Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài, tới 475 triệu năm. Giai đoạn nàyđược bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấmdứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm.− Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phátkiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.− Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho các quá trình địa mạo nhưhoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằngchâu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, các khoángsản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí đốt, than nâu, bôxit.− Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các quá trình tựnhiên như quá trình phong hoá và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu,lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổnhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.4. Đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon - Pecmi phân bố nhiều ở đâu trên lãnh thổ nước ta ?10Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]Đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon - Pecmi phân bố nhiều ở miền Bắc và một số ít ở phía tây BắcTrung Bộ.5. Đá trầm tích, macma, biến chất tuổi Cổ sinh phân bố nhiều ở đâu trên lãnh thổ nướcta ?Đá trầm tích, macma, biến chất tuổi Cổ sinh phân bố nhiều ở Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộvà Đông Bắc Bắc Bộ.6. Hãy so sánh cấu trúc địa chất ở vùng Bắc Bộ với cấu trúc địa chất ở vùng Nam Bộ.− Cấu trúc địa chất ở vùng Bắc Bộ phức tạp hơn nhiều so với Nam Bộ, bao gồm : đá biếnchất tuổi Cambri ; đá trầm tích, macma, biến chất tuổi Cổ sinh ; đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon -Pecmi ; đá trầm tích, macma tuổi Trung sinh ; đá badan ; trầm tích tuổi Đệ tứ. Vùng Bắc Bộ cónhiều đứt gãy lớn, địa hình có sự phân bậc rõ ràng. − Cấu trúc địa chất của vùng Nam Bộ khá đơn giản, chủ yếu là trầm tích tuổi Đệ tứ vàmột ít đá badan. Địa hình vùng Nam Bộ bằng phẳng, khá đồng nhất.Bài 7ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI1. Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ?ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAMTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu nước ta đa dạnghơn :− Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền, tạo nên các tiểu vùng khíhậu khác nhau. Ví dụ, dãy Bạch Mã chính là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc (từ Huế trở ra) vàmiền Nam (từ Đà Nẵng trở vào), dãy Bạch Mã đã ngăn gió mùa Đông Bắc nên từ Đà Nẵng trởvào rất ít khi chịu sự tác động của loại gió này ; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới khí hậu giữavùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc ; dãy Trường Sơn đã tạo nên gió phơn khô nóng cho một sốtỉnh Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ…− Độ cao của địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tại các khối núi caoxuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và vành đai khí hậu ôn đới. Một số vùng lãnh thổ cóđịa hình cao ở nước ta có khí hậu quanh năm mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt,…5. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật và thổ nhưỡng nước ta ?− Với quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng ẩm tăng lên đã làm thay đổi thảmthực vật và thổ nhưỡng theo đai cao. Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralitvà phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng ánhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2 400 m là nơi phân bố của rừng ôn đới núicao và đất mùn alit núi cao.− Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữa các vùng miền và đó cũng là mộttrong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng giữa các vùngmiền trong cả nước. Đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng lên miền núi, chúng tagặp đủ các kiểu cảnh quan khác nhau, rất phong phú và đa dạng.6. Địa hình đồi núi nước ta được chia thành mấy vùng ? Đó là những vùng nào ?Địa hình đồi núi nước ta được chia thành 4 vùng là : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc,Trường Sơn Nam.7. Hãy trình bày những đặc điểm của địa hình núi vùng Đông Bắc.− Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo: cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.− Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.Sơn. 11. Với địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi gì ?− Là một đất nước nhiều đồi núi nên chúng ta có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản rấtphong phú. Các mỏ khoáng sản nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở cho sự phát triển côngnghiệp hoá. Tài nguyên rừng của chúng ta giàu có về thành phần loài động, thực vật, trong đó cónhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. − Miền núi nước ta có nhiều vùng có bề mặt cao nguyên bằng phẳng tạo thuận lợi cho việchình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại giasúc.− Các dòng sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.− Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, nhiều vùng núi đã trở thành các điểm nghỉ mát, dulịch nổi tiếng.Bài 8ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)1. Hãy trình bày những đặc điểm của đồng bằng sông Hồng.− Là đồng bằng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đã đượccon người khai phá từ lâu và làm biến đổi mạnh.− Đồng bằng rộng khoảng 15 000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần rabiển và bị chia cắt thành nhiều ô.− Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các bậcruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước ; vùng ngoài đê hàng năm được bồi tụ phù sa.2. Hãy trình bày những đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long.− Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.− Diện tích khoảng 40 000 km2, là đồng bằng lớn nhất nước ta ; địa hình thấp và phẳng.− Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt ; về mùa lũ, nước ngập trêndiện rộng ; về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.5. Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi.− Vùng đồi núi có nhiều cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng là điều kiện thuận lợi đểhình thành và phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả ; có nhiều đồng cỏrộng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở các vùngcao có thể trồng các loại cây và nuôi các loài vật cận nhiệt và ôn đới.− Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp,cây ăn quả và cả cây lương thực.− Phần lớn diện tích rừng ở nước ta tập trung ở vùng đồi núi vì thế phát triển ngành lâmnghiệp là một thế mạnh lớn của vùng đồi núi. − Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt các mỏ khoáng sản nội sinh, đó là nguyênliệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. − Một thế mạnh kinh tế hết sức quan trọng của vùng đồi núi nước ta là phát triển thuỷ điện,vì đây là vùng tập trung nhiều sông lớn, dốc, lắm thác ghềnh nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.− Với khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, miền núi có nhiều điều kiện để phát triểncác loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái.6. Địa hình đồi núi nước ta có những mặt hạn chế nào ?− Địa hình đồi núi nước ta tuy chủ yếu là đồi núi thấp nhưng bị chia cắt mạnh, nhiều sôngsuối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưukinh tế giữa các vùng.− Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũquét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóngthường xảy ra nạn cháy rừng.− Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô.− Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, thường xảy ra, gây ảnh hưởnglớn tới sản xuất và đời sống dân cư.− Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở nên việc bảođảm an ninh quốc phòng cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém. 7. Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi Việt Nam đã gây nên nhữnghậu quả gì ?THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN1. Biển Đông có những đặc điểm gì ?− Biển Đông là một trong các biển lớn của thế giới (biển rộng với diện tích là 3,447 triệukm2), nguồn nước dồi dào.− Biển Đông trải dài từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nênlà một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.− Biển Đông là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển tạo nên tínhchất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.− Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật Biển Đông cũngtiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.2. Hãy cho biết mối quan hệ giữa hướng chảy của các dòng hải lưu với gió mùa. Hướng chảy của các dòng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Cụ thể : vào mùa hạ cácdòng hải lưu chảy theo hướng tây nam vì lúc này gió mùa mùa hạ thổi mạnh theo hướng tâynam ; vào mùa đông, do gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc nên các dòng hải lưu lúcnày cũng chảy theo hướng đông bắc.3. Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ?Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩmtương đối của không khí thường trên 80%. Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào luồnsâu theo các thung lũng sông làm giảm tính chất lục địa ở các vùng cực tây của đất nước. BiểnĐông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta. Biển Đông đã mang lại cho nước ta mộtlượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịubớt thời tiết nóng bức trong mùa hè. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính củakhí hậu hải dương, điều hoà hơn.4. Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình nước ta ?Biển Đông đã tạo nên địa hình ven biển nước ta rất đa dạng và đặc sắc, đặc trưng địa hìnhvùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực − bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối15đông đảo các loài sinh vật khác tập trung ven đảo.7. Biển Đông đã gây ra những khó khăn gì cho nước ta ?− Mỗi năm trung bình có 9 − 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 3 đến 4cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. Năm bão nhiều có tới 8 − 10 cơn bão, năm bão ít cũng 1 − 2cơn bão. Bão qua Biển Đông gây mưa to, lượng mưa đột ngột tăng lên, nước dâng nhanh, giógiật mạnh, sóng lớn làm phá huỷ các công trình xây dựng, đắm chìm tàu bè và làm ngập mặn đấtđai. Bão lớn, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thườngxuyên đe doạ hàng năm, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta, nhất là vùngven biển Trung Bộ.− Sạt lở bờ biển : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nướcta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.− Ở ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếmruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai.8. Vấn đề quan trọng cần giải quyết trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triểnkinh tế biển của nước ta là gì ? Phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta bao gồm nhữngngành nào ?− Vấn đề quan trọng cần giải quyết trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tếbiển của nước ta là sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trườngbiển, thực thi những biện pháp phòng tránh thiên tai.− Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm các ngành : khai thác khoáng sảnbiển, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển. 16Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]Bài 10THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA1. Nhân tố nào tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta ?− Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chítuyến, nền nhiệt độ quanh năm cao.− Do nước ta tiếp giáp với vùng Biển Đông rộng lớn, vùng biển này lại có đặc tính nónghướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trongkhi đó ở Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.5. Hãy cho biết nguyên nhân hình thành gió mùa mùa đông ?Vào mùa đông, ở bán cầu Bắc hình thành cao áp Xibia, khối khí cực lục địa từ trung tâmcao áp Xibia chịu lực hút của hạ áp lục địa Ôxtrâylia ở bán cầu Nam (đang là mùa hạ) kéo sâuxuống phương Nam. Khối khí này di chuyển vào Việt Nam theo hướng đông bắc, tạo thành giómùa mùa đông (còn gọi là gió mùa Đông Bắc).6. Gió mùa mùa đông đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho nước ta ?− Thuận lợi : Gió mùa mùa đông đã hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông có 2 −3 tháng lạnh, thời tiết này rất thích hợp để miền Bắc phát triển các loại rau, quả vụ đông cónguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, làm cho cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng hơn. − Khó khăn : Có những lúc gió mùa mùa đông kéo dài, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởngxấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của conngười, sinh ra các dịch bệnh ; các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.17Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]Như đợt rét mùa đông năm 2007 − 2008 này ở miền Bắc nước ta đã làm gia súc chết hàng loạt,sức khoẻ người dân không đảm bảo, học sinh phải nghỉ học, 7. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta.Vào mùa hạ, có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.− Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tâynam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên. Khi vượt dãyTrường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt − Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biểnTrung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí trở nên khô nóng (gió Lào). − Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động mạnhlên. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm, thường gây mưa lớn và kéodài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng vớidải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam − Bắc vàmưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đôngrõ rệt, sự tác động của gió mùa, ) các quá trình cơ học, vật lí, hoá học, sinh học diễn ra mạnhlàm biến đổi bề mặt địa hình. Vùng đồi núi nước ta lại có địa hình cao, dốc, cấu trúc địa chấtphức tạp, nên quá trình xâm thực diễn ra mạnh.− Lớp phủ thực vật ở các vùng đồi núi bị chặt phá nhiều làm tăng quá trình xâm thực. 3. Hãy nêu những biểu hiện của sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.18Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]− Mạng lưới sông ngòi dày đặc : Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trêntoàn lãnh thổ đã có 2 360 con sông. Dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nướcta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.− Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa : Sông ngòi nước ta chứa một lượng nước lớn, tổnglượng nước là 839 tỉ m3/ năm (trong đó 60% lượng nước từ phần lưu vực ở bên ngoài lãnh thổ).Tổng lượng cát bùn hàng năm do sông ngòi nước ta vận chuyển ra Biển Đông là 200 triệu tấn.− Sông có chế độ nước theo mùa : Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mưa theomùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng vớimùa khô. Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong chế độ dòngchảy.4. Nhân tố nào đã tạo ra đặc điểm của sông ngòi nước ta ?− Lượng mưa và địa hình quy định sự phân bố mạng lưới sông ngòi nước ta. Mạng lướisông ngòi dày đặc, nhiều nước là do hàng năm nước ta nhận được lượng mưa lớn. Sông ngòinước ta phần lớn nhỏ, ngắn và dốc là do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi (chiếm 3/4 diện tíchlãnh thổ), nhiều dãy núi lan ra sát biển.− Sông ngòi nước ta bắt nguồn và chảy qua các miền đồi núi và cao nguyên, vùng đồi núinước ta lại có quá trình xâm thực mạnh vì thế sông ngòi giàu phù sa.− Do lượng mưa nước ta phân theo mùa (mùa mưa và mùa khô) nên sông nước ta cũng cóchế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, còn mùa cạn tương ứng với mùa khô.5. Hãy nêu những biểu hiện của đất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.− Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến làcác loài thuộc các họ cây nhiệt đới như Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là cácloài chim, thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai, hoẵng,… Ngoài ra, các loàibò sát, ếch, nhái, côn trùng cũng rất phong phú.− Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểucho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.8. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nước tanhư thế nào ?− Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho phát triển nền nông nghiệp lúanước, tăng vụ, thâm canh, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này đểkhông ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đấttrống bằng mô hình nông − lâm nghiệp kết hợp.19Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]− Tuy nhiên, hoạt động của gió mùa với tính thất thường trong chế độ nhiệt ẩm cũng gâykhông ít trở ngại cho sản xuất nông nghiệp : đó là một mùa mưa thừa nước và một mùa khô thiếunước ; năm rét sớm, năm rét muộn ; năm ngập úng, năm hạn hán ; nơi này chống úng, nơi khácphải chống hạn. Tính không ổn định của các yếu tố khí hậu và thời tiết còn gây khó khăn chohoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng trừ sâu bệnh,… trong sản xuấtnông nghiệp.9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến các ngành sản xuấtcông nghiệp − xây dựng, lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch ?− Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nhiều thuận lợi cho các ngành sản xuất ở nước ta.Với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho rừng và các loài thuỷ sản sinh trưởng, pháttriển. Nhiệt độ cao, nắng quanh năm (đặc biệt mùa khô), biển không đóng băng nên có thể đánhbắt quanh năm, đó cũng là điều kiện thuận lợi để phơi sấy sản phẩm cũng như thuận lợi cho tất). − Biên độ nhiệt độ của miền Bắc lớn hơn miền Nam rất nhiều (biên độ nhiệt độ của Hà Nộilà 12,50, của TP. Hồ Chí Minh là 3,10).− Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận chí tuyến, có một mùađông lạnh ; miền Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo với mộtmùa mưa và một mùa khô rõ rệt.3. Sự phân bố nhiệt độ ở nước ta từ Bắc vào Nam như thế nào ? Giải thích sự phân bốđó.− Nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ trong năm đều tăng dần từ Bắc vào Nam. Các tỉnhphía Nam, nhiệt độ trung bình luôn luôn cao hơn các tỉnh phía Bắc và biên độ nhiệt giữa thángnóng nhất và tháng lạnh nhất của miền Bắc cao hơn miền Nam rất nhiều.− Sở dĩ có sự khác nhau đó là do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, miền Nam nằmgần Xích đạo, góc nhập xạ lớn vì thế mà nhiệt độ trung bình trong năm cao, còn miền Bắc nằm20Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]gần chí tuyến và mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bìnhtrong năm thấp.4. Hãy trình bày những đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy BạchMã trở ra).Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.− Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm từ 200C. Do ảnh hưởng của giómùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, với 2 − 3 tháng nhiệt độ dưới < 180nước ta không chỉ có các loài sinh vật nhiệt đới mà còn có cả sinh vật cận nhiệt và ôn đới.− Sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc − Nam đã tạo cho hai miền Bắc − Nam nước ta cónhững thế mạnh riêng biệt, tăng thêm sự phong phú cho tập đoàn cây trồng và vật nuôi, tăng sựđa dạng cho các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,… nhằm đáp ứng nhu cầu phongphú của người dân trong nước và xuất khẩu.Bài 13THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo)1. Hãy nêu những biểu hiện để chứng tỏ thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theoĐông − Tây.− Xét một cách tổng thể, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt, đó là :vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.− Địa hình nước ta có sự phân hoá theo Đông − Tây, từ Đông sang Tây nước ta có 3 dạngđịa hình chủ yếu : phía đông là dạng địa hình bờ biển, tiếp đến (ở giữa) là địa hình đồng bằng,phía tây là vùng đồi núi.− Khí hậu cũng có sự phân hoá theo Đông − Tây, cụ thể tính chất khí hậu hải dương giảmdần từ Đông sang Tây.− Từ sự phân hoá khí hậu và địa hình theo Đông − Tây dẫn đến đất đai, sinh vật cũng có sựthay đổi từ đông sang tây, cụ thể : ven biển là nơi tập trung đất cát, cát pha và rừng ngập mặn ;đồng bằng ở giữa chủ yếu là đất phù sa thích hợp với cây trồng hàng năm, đặc biệt là cây lúa21Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]nước ; vùng đồi núi phía tây là nơi tập trung hệ thống đất badan thích hợp với cây công nghiệp,cây ăn quả và phát triển rừng2. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của vùng biển và thềm lục địa.− Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ.Độ nông − sâu, rộng − hẹp của vùng biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồngbằng, vùng đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.− Có sự khác biệt đó là do bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, vì thế mà Tây Bắcít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong khi đó Đông Bắc lại chịu ảnh hưởng một cách trựctiếp và sâu sắc. Và cũng vì dãy núi Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự tác động của gió mùa Đông Bắctừ biển thổi vào nên vùng Tây Bắc thường bị khô vào mùa đông. Sự khác nhau về thiên nhiên củahai vùng Tây Bắc và Đông Bắc một phần cũng do vị trí gần biển, xa biển mang lại.6. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao ? Sự phân hoá theo độcao biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào ở nước ta ?− Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao là do địa hình nước ta rất đa dạng,bao gồm cả địa hình đồng bằng, trung du, núi già, núi trẻ ; có nhiều dãy núi cao như HoàngLiên Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn,… Với các độ cao địa hình khác nhau đã làm thay đổi khí hậutheo từng độ cao (cứ lên cao 100 m thì giảm khoảng 0,60C) kéo theo sự thay đổi của các thànhphần tự nhiên khác.22Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]− Sự phân hoá theo độ cao biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên : khí hậu, đất đai, sinhvật.7. Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được chia làm mấy đai ? Đó là những đai nào ? Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được chia làm 3 đai :− Đai nhiệt đới gió mùa : Ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 − 700 m, ở miền Namlên đến độ cao 900 − 1 000 m.− Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi : Ở miền Bắc có độ cao từ 600 − 700 m đến 2 600 m, ởmiền Nam từ 900 − 1 000 m đến 2 600 m.− Đai ôn đới gió mùa trên núi : có độ cao từ 2 600 m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).8. Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên của đai nhiệt đới gió mùa.− Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bìnhtháng trên 250− Khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đôngxuống dưới 50C, có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất chủ yếu làđất mùn thô.− Nhóm đất mùn của đai cận nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi chiếmkhoảng 11% diện tích tự nhiên. Diện tích còn lại là núi đá, mặt nước sông hồ.11. Sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao có ý nghĩa gì ?Thiên nhiên nước ta phân hoá theo đai cao đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tàinguyên sinh vật, cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ có sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao mà23Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]ngay trong nền khí hậu nhiệt đới, nước ta có cả các sinh vật cận nhiệt và ôn đới. Đó là nhữngnguồn thực phẩm phong phú cung cấp cho nhu cầu của người dân và là những nguồn nguyên liệuđa dạng cho ngành công nghiệp chế biến. Bài 13THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo)1. Nước ta có mấy miền địa lí tự nhiên ? Đó là những miền nào ?Nước ta có 3 miền địa lí tự nhiên, đó là :− Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.− Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.− Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.2. Tại sao Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau nhưng lại không nằm cùng mộtmiền địa lí tự nhiên ?Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau, nhưng không nằm cùng một miền địa lí tự nhiênlà do hai miền này có những khác nhau cơ bản về một số đặc điểm tự nhiên. Sự khác nhau rõnhất và quan trọng nhất đó là sự khác nhau về khí hậu, địa chất, địa hình ; sau đó kéo theo sự− Đoạn từ đèo ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp ;nhiều đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.24Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ [email protected]− Vai trò bức chắn của dải Trường Sơn với hai mùa gió nghịch hướng đông bắc và tâynam đã làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông và hình thành thời tiết gió Tây khô nóng ởđồng bằng Bắc Trung Bộ vào mùa hạ.− Rừng còn tương đối nhiều ở núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).− Khoáng sản có sắt, thiếc, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng.− Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền. 5. Hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.− Miền này có cấu trúc địa chất − địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặtsơn nguyên bốc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ và cácđồng bằng nhỏ, hẹp ven biển. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn giữa hai sườn Đông,Tây của Nam Trường Sơn biểu hiện rõ rệt.− Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ.− Đặc điểm chung cơ bản của miền là do khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này đượcthể ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậuthuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng ;trước đây có cả tê giác và bò tót ở vùng Tây Nguyên. Ven biển phát triển rừng ngập mặn với cácloài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm.Dưới nước giàu cá, tôm.− Thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn ; ở Tây Nguyên có nhiều bôxit. − Những khó khăn lớn : xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi ; ngập lụt ở đồng bằng NamBộ ; thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.6. Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Bắc và Đông BắcBắc Bộ trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.− Những thuận lợi :+ Khí hậu có một mùa đông lạnh thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và+ Địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.+ Các dãy núi ăn lan ra biển nên diện tích đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt nên khó canh tác.+ Mùa hạ có gió Tây khô nóng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sản xuất.+ Các mỏ khoáng sản thường nằm trong các vùng núi sâu, khó khai thác.+ Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền. 8. Tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gìtrong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ?− Những thuận lợi :+ Có đồng bằng Nam Bộ rộng lớn thuận lợi cho phát triển cây hàng năm, đặc biệt là cây lúanước. Các cao nguyên badan thích hợp cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.+ Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờthuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng. Biển giàu tôm, cá.+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, với nhiệt ẩm lớn thuận lợi cho phát triển rừng, các loàiđộng vật phong phú, cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.+ Rừng Tây Nguyên giàu có, độ che phủ lớn nhất cả nước, trong rừng có nhiều loài độngvật quý hiếm. Ven biển có rừng ngập mặn với thành phần loài đa dạng.+ Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên có bôxit.− Những khó khăn : Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằngNam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. còn tiếp 26Bùi Văn Tiến ([email protected] ; http://www.violet.vn/vantien2268 )

Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác
  • Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá lớp 9
  • Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý lớp 8 hay
  • Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 8
  • Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí lớp 10
  • TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 9
  • Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 12
  • Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 12
  • Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8
  • TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ
  • tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng anh lớp 12
  • Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( VP bank)
  • 501 grammar and writing questions - part 5
  • The writing template book part 7
  • Đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng Glass Ionmer Cement Fuji VII cho học sinh Tiểu học - huyện Gia Lộc - Hải Dương.
  • Ngữ Pháp Tiếng Anh part 11
  • Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội
  • A new approach to semantic and syntactic functions of English adjectives – A contrastive analysis with their Vietnamese equivalents
  • Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
  • Thiết kế thông điệp cáo ngoài trời cho các dịch vụ của công ty chứng khoán Kim Long và hoạch định chiến lược truyền tải thông điệp quảng cáo
  • Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » đất Nước Nhiều đồi Núi Tiếp Theo Violet