TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG LỚP CẢM TÌNH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu bồi dưỡng lớp cảm tình Đoàn.
BÀI 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Ngày 03-2-1930 là ngày thành lập Đảng. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để giúp các bạn bước đầu tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề cơ bản sau:
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
- Mục đích của Đảng ta là:
Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
- Đảng hoạt động trên cơ sở:
+ Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
+ Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình; thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.
+ Đảng ta gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh dạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng.
+ Đảng ta kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội và nhân dân thế giới.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
- Quá trình hoạt động cách mạng của Đảng:
Từ ngày thành lập Đảng đến nay Đảng đã lãnh đạo tiến hành đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và đã dành được những thắng lợi vĩ đại.
Đó là, thắng lợi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa Phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đó là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ xã hội.
Đó là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu sau khi nước nhà thống nhất. Khắc phục những sai lầm, khuyết điểm về chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo XHCN; duy trì quá lâu cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm, tổng kết sáng kiến của nhân dân. Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới.
Từ thực tiễn thành công và những khuyết điểm sai lầm, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm là:
Một: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề xuyên suốt cả quá trình cách mạng nước ta, vì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hai: Đảng ta xác định sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử, toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,.
Ba: Không ngừng nâng cao khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, đoàn kết quốc tế, để tạo sức manh tổng hợp.
Bốn: Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
Năm: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta là nhân tố quyết định hàng đầu cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự cho tổ quốc, phụng sự cho nhân dân.
Đảng ta nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ và năng lực tổ chức của mình, tôn trọng quy luật khách quan, đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên.
Từ thực tiễn của quá trình lãnh đạo cách mạng và những kinh nghiệm trên đây, chúng ta có thể khẳng định: Đảng ta luôn luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam vững bước đi lên, thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, bảo vệ vững chắc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác thanh niên:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đánh giá cao vai trò vị trí cao của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Coi công tác thanh niên là vấn đề chiến lược và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Công tác thanh niên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Tiền hành công tác thanh niên phải sử dụng sức mạnh tổng hợp đồng bộ của mọi thành viên trong hệ thống chính trị.
+ Nội dung cơ bản của công tác thanh niên là giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành người có đủ phẩm chất, năng lực kế tục trung thành xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy nhiệm vụ của công tác thanh niên là tạo môi trường tốt nhất, thuận lợi nhất cho thanh niên phấn đấu trưởng thành.
+ Công tác thanh niên là một khoa học vì vậy phải đối xử như một khoa học thật sự. Phương pháp cơ bản trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên là lôi cuốn, thuyết phục và vận động . Chính vì thế mà cần phải có những bộ môn khoa học hỗ trợ như Tâm lí, Giáo dục, sư phạm…
+ Xây dựng Đoàn là một bộ phận nằm trong xây dựng Đảng bởi vì xây dựng Đoàn chính là tạo nguồn cung cấp cho Đảng những đảng viên trẻ, cán bộ trẻ; góp phần làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng đối với xây dựng đoàn là vấn đề cần được khẳng định trong xây dựng Đảng.
Xem video bài giảng: Bài 1_Một số vấn đề cơ bản về Đảng cộng sản Việt Nam
BÀI 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1. Truyền thống
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26.3.1931 (đây là ngày cuối cùng họp hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 2 bàn về công tác vận động thanh niên, được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 quyết định lấy là ngày thành lập Đoàn).
Đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến. Hơn 80 năm cống hiến và trưởng thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, từ chỗ chỉ có 8 đoàn viên đầu tiên đến nay đoàn đã có hơn 4 triệu đoàn viên. Các thế hệ thanh niên Việt Nam cần kế tiếp nhau chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, lập nên bao chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã xây dựng nên những truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn. Đó là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng, gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hi sinh gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.
- Truyền thống đoàn kết tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo cao cả.
- Truyền thống hiếu học ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có hoài bảo lớn.
Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần. Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ như sau:
- Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931 đến năm 1936, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
- Từ năm 1937 đến năm 1939, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
- Từ tháng 11 năm 1939 đến năm 1941, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
- Từ tháng 5 năm 1941 đến năm 1956, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
- Từ ngày 25 tháng 10 năm 1956 đến năm 1970, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
- Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 11 năm 1976, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 12 năm 1976 đến nay, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2. Mục đích của Đoàn
Phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Tính chất của Đoàn
Tính chất chính trị - xã hội của Đoàn thể hiện trên 2 mặt là tính tiên tiến và tính quần chúng. Đoàn không phải là tổ chức quần chúng phổ thông mà là tổ chức chính trị của những thanh niên tiên tiến (những thanh niên giác ngộ lý tưởng của Đảng). Tuy nhiên, Đoàn còn là tổ chức mang tính xã hội vì đó là tổ chức của quần chúng thanh niên và vì thanh niên.
4. Chức năng của Đoàn
Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng. Chức năng này biểu hiện ở việc Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng của Bác Hồ.
Đoàn là trường học XHCN của thanh niên. Đoàn tạo môi trường để thanh niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ, rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của nguời lao động mới phù hợp vơi yêu cầu của xã hội hiện nay.
Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.
Đoàn là người phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chức năng này thể hiện trách nhiệm của Đoàn trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng tạo nguồn bổ sung cho Đoàn.
5. Vị trí vai trò của Đoàn
- Đoàn là thành viên của của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước CHXHCNVN. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên tạo nên quyền lực của nhân dân theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. Với vị trí này Đoàn sẽ kết hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo, giáo dục, đào tạo, và bảo vệ thanh niên, thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên và thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
- Đối với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn giữ vai trò là người phụ trách trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng tổ chức đội, giúp đỡ vật chất tài chính và lựa chọn cán bộ làm công tác thiếu niên nhi đồng.
- Đối với phong trào thanh niên và các tổ chức xã hội của thanh niên (gồm: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam…) Đoàn là hạt nhân chính trị đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào và các tổ chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo điều lệ của các hội.
6. Nguyên tắc tổ chức của Đoàn
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo để tổ chức Đoàn thực sự là một tổ chức quần chúng tiên tiến tự nguyện, dân chủ và tự quản của thanh niên.
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn được thể hiện trên các mặt sau:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra và thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đai biểu hoặc là đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra . Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
- Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoat động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới.
Nghị quyết của Đoàn phải đựoc chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên phải được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
7. Quyền hạn và nghĩa vụ của đoàn viên
a. Đoàn viên có quyền
- Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
- Được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
- Được thông tin, thảo luận chất vấn, phê bình, biểu quyết đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về các công việc của Đoàn.
b. Đoàn viên có nhiệm vụ
- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
- Liên hệ mật thiết với thanh niên. Tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
Xem video bài giảng:Bài 2_Một số vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
BÀI 3
PHẤN ĐẤU ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐOÀN VIÊN
1. Tại sao nên phấn đấu để trở thành người đoàn viên?
Mỗi người chúng ta nhất là tuổi trẻ ai cũng muốn sinh hoạt trong một tổ chức, có được một môi trường phù hợp để được cống hiến và trưởng thành, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức và môi trường thuận lợi để tuổi trẻ chúng ta cống hiến và trưởng thành nhanh chóng bởi vì:
Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong môi trường tiên tiến ở đó bạn sẽ tìm thấy sự chỉ dẫn, tạo điều kiện để bạn thực hiện ước mơ, hoài bảo chính đáng của mình. Đó là môi trường giúp bạn học tập, rèn luyện, góp sức xây dựng đất nước giàu mạnh, gia đình hạnh phúc.
Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường văn hóa, ở đó mọi người sẽ có điều kiện sinh hoạt tươi trẻ, hồn nhiên, sáng tạo và tiếp thu những giá trị tinh thần phong phú, phát huy truyền thống dân tộc tiếp cận nền văn minh thời đại với những giá trị nhân văn cao quý.
Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong môi trường đoàn kết, thân ái, trong đó mọi người sẽ được chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, giúp nhau giải quyết vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày.
Vào Đoàn bạn sẽ thấy mình lớn lên, bạn sẽ là người bạn tốt của mọi thanh niên, được các em thiếu nhi yêu mến.
2. Phấn đấu như thế nào để trở thành người đoàn viên?
Phấn đấu để trở thành người đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trước hết bạn hãy phấn đấu để thành người công dân tốt, sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tích cực học tập lao động, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bạn hãy nghiên cứu Điều lệ Đoàn; nếu tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong tổ chức cơ sở Đoàn, bạn sẽ được tôn vinh “Danh hiệu đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. Cụ thể, tổ chức Đoàn mong muốn ở bạn những điều sau:
- Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, có đủ khả năng cống hiến và trưởng thành.
- Tích cực lao động sản xuất để làm chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Trung thành với tổ quốc, sẵn sàng làm và làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trước hết là tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, phấn đấu để trở thành người thanh niên, thiếu niên gương mẫu về mọi mặt làm nòng cốt trong các phong trào thanh thiếu niên.
Với nguyện vọng chính đáng và sự nổ lực phấn đấu để thực hiện ước mơ hoài bảo cao đẹp của thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn luôn mở rộng cánh cửa chào đón các bạn.
Xem video bài giảng: Bài 3_Phấn đấu để trở thành người đoàn viên
LƯU Ý: LIÊN HỆ BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN CƠ SỞ LẤY PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH
Từ khóa » Cảm Tình đoàn Lớp 10
-
Bài Thu Hoạch Cảm Tình Đoàn Năm 2022
-
Mẫu Bài Thu Hoạch Cảm Tình đoàn Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu Bài Thu Hoạch Cảm Tình Đoàn Và Hướng Dẫn ... - Luật Dương Gia
-
Cách Viết Bài Thu Hoạch Cảm Tình Đoàn
-
Gần 100 Thanh Niên Tiên Tiến Tham Gia Lớp Cảm Tình Đoàn Kỷ Niệm ...
-
Mẫu Bài Thu Hoạch Cảm Tình đoàn 2022 - Cẩm Nang Tiếng Anh
-
Tổ Chức Lớp Bồi Dưỡng Cảm Tình Đoàn Cho Học Sinh Lớp 9
-
BCH Đoàn Xã Tổ Chức Lớp Cảm Tình Đoàn Cho đội Viên - Xã Tiên Châu
-
Lớp Học Cảm Tình Đoàn Cho HS Lớp 9 ưu Tú Của Trường TH & THCS ...
-
Lớp Bồi Dưỡng Cảm Tình Đoàn Năm 2022 - THCS Đồng Mai
-
Trường THCS 2 Sông Đốc: Tổ Chức Lớp Cảm Tình Đoàn Cho 72 Học ...
-
Tổ Chức Lớp Cảm Tình đoàn đợt 2 - THPT NGUYỄN KHUYẾN
-
Mẫu Bài Thu Hoạch Cảm Tình Đoàn Và Hướng Dẫn Cách Viết