Tài Liệu: Các Hệ Cơ Quan Trong Cơ Thể Người
Có thể bạn quan tâm
CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
I. Hệ vận động: Gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động.
1.Cấu tạo của bộ xương: gồm 3 phần chính.
Từ trên xuồng dứoi.
Trên cùng là xương đầu. Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt.
Phía sau là Xương sọ: gồm 8 xương ghép lại thành hộp sọ lớn chứa não.
Trước là Xương mặt: nhỏ, có xương hốc mắt phía dứoi xương trán, có xương hàm ở dứoi.
Đưa tay xuống dứoi là xương cổ rồi đến xương thân.
+ Xương thân gồm: xương ức ở giữa , hai bên là xương sườn và sauxương sống.
Xương sống (cột sống) dài đến phần xương cụt gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.
Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (có 2 đôi không gắn với xương ức).
+ Hai bên Xương chi (xương tay và xương chân)
Xương tay và xương chân đều có những phần tương tự nhau, nhưng khác nhau về kích thước, cấu tạo đai vai, đai hông, sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
2. Chức năng của bộ xương
+ Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian.
+ Tạo khung → hình dạng nhất định.
+ Chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng.
+ Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.
3. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có hình thoi dài.
- Cấu tạo bắp cơ:
+ Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết
+ Hai đầu bắp cơ có gân bắm vào xương, giữa phình to là bụng cơ
- Chúc năng
Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể
II. Hệ tuần hoàn: Gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao
mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng , oxi và các hoocmon đến
từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài.
1. Cấu tạo tim
- Vị trí: Tim nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái
- Hình dạng: sờ từ trên xuống dứoi tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên.
- Cấu tạo ngoài
+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết
+ Sờ vào giũa tim có : Động mạch vànhnổi lên : làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim
- Cấu tạo trong ( tách mô hình làm đôi)
+ Tim có 4 ngăn:
+ Tâm nhĩ trái và phải phía trên bơm máu tới tâm thất trái và phải tương ứng. Tâm thất trái bên dưới lớn hơn tâm nhĩ bơm máu cho động mạch chủ đi nuôi cơ thể, tâm thất phải bơm máu cho động mạch phổi đi trao đổi khí ở phổi.
+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất
+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van đển đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định.
III. Hệ hô hấp:
Gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa oxy trong không khí vào phổi và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài.
IV. Hệ tiêu hóa:
Từ trên xuống :Gồm có miệng, dứoi là thực quản, xuống một chút có phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.
V. Hệ bài tiết:
1.Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Hệ bài tiết nước tiểu từ trên xuống gồm: 2 thận. ở hai bên, ống dẫn nước tiểu hình ống từ thận xuống, sờ xuống dưới là bóng đái và cuối cùng là ống đái.
- Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
+ Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.
+ Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.
2. Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
VI. Hệ thần kinh: Gồm não bộ , tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy.
* Vị trí và các thành phần của não bộ
- Não bộ gồm 3 bộ phận: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
- Vị trí các thành phần của não bộ:
+ Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.
+ Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.
+ Trụ não gồm: hành não,não giữa, cầu não và
+ Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
VII. Hệ nội tiết: Gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra hoocmon đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lý của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh uyến nội tiết và tuyến ngoại tiết đều gồm các tế bào tuyến và đều tiết ra các sản phẩm tiết tham gia vào điều hòa quá trình sống của cơ thể
VII. Hệ sinh dục: Là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Cơ quan sinh dục phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo ra hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kỳ mang thai ở người mẹ.
Từ khóa » Chức Năng Của Các Hệ Cơ Quan Trong Cơ Thể Người
-
Hệ Cơ Quan – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Bản đồ Cơ Thể": Bạn đã Hiểu Rõ Về Cơ Thể Của Mình? | Vinmec
-
Cơ Thể Người: Các Hệ Thống Cơ Quan
-
Hãy Ghi Tên Các Cơ Quan Có Trong Thành Phần Của ...
-
Tìm Hiểu Chức Năng Của Các Hệ Thống Bên Trong Cơ Thể Con Người
-
Nêu Chức Năng Của Các Hệ Cơ Quan Trong Cơ Thể Người - Thu Hang
-
Nêu Chức Năng Của Các Hệ Cơ Quan - Phong Vu - Hoc247
-
Cùng AiHealth Tìm Hiểu Các Bộ Phận Trên Cơ Thể Người
-
Trong Cơ Thể Người Gồm Các Hệ Cơ Quan: | Khoa Học Tự Nhiên 7
-
Thế Nào Là Hệ Cơ Quan? Các Hệ Cơ Quan Trong Cơ Thể Người
-
II. Các Hệ Cơ Quan Trong Cơ Thể
-
Hãy Ghi Tên Các Cơ Quan Hệ Mỗi Hệ Cơ Quan Và Chức Năng Chính Của ...
-
Hệ Tiêu Hóa Gồm Các Cơ Quan, Bộ Phận Nào Trên Cơ Thể? | Medlatec