Tài Liệu Chiếc Quạt Nan Và Nghề Mây Tre đan Truyền Thống Doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Tài liệu Chiếc quạt nan và nghề mây tre đan truyền thống doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 25 trang )

Chiếc quạt nan và nghề mây tre đan truyền thống Chiếc quạt nan chỉ là một vật đại diện bé nhỏ và khiêm tốn khi so sánh với nền thủ công mây tre đan của Việt Nam. Khi tìm những thông tin về các làng nghề thủ công mây tre đan, bất chợt trong đầu tôi hiện lên những hình ảnh cách đây gần 20 năm. Bài học thủ công đầu đời Đó là vào thời gian tôi học cấp I. Ở cấp này có một môn học mà chắc hẳn rất nhiều bạn vẫn còn nhớ: môn Thủ công. Môn thủ công học khá nhiều thứ, nhưng thứ mà đến lúc viết bài này tôi nhớ ra chính là bài học về Đan nong mốt. Có thể nói đan nong mốt là một trong những bài học sơ khởi cho những người yêu thích công việc thủ công mây tre đan. Nhưng ngày đó, với những đứa học trò như chúng tôi, nó chỉ là một bộ môn “bắt buộc” phải học và ít thú vị. Chúng tôi phải cắt giấy màu, chủ yếu là giấy màu xanh và đỏ - hai màu phổ biến nhất thời điểm đó, thành những dải băng nhỏ hình chữ nhật, có kích thước khoảng 15cm x 1,5cm. Công việc này có lẽ là đơn giản nhất trong bài đan nong mốt nhưng ngày đó chúng tôi lại khá “chật vật” vì liên tục cắt lệch, cắt hỏng, dải to dải nhỏ không đều nhau…Khi đã cắt được đủ số lượng dải màu, bước tiếp theo, chúng tôi bắt đầu xếp “khung”, sắp xếp một màu thành các cột hàng dọc hoặc hàng ngang tùy theo thế tay thuận của từng đứa. Đa phần lũ chúng tôi xếp thành những dải hàng dọc song song, số ít hơn xếp những dải màu thành hàng ngang. Bước thứ ba, chúng tôi lấy chân chặn lên những dải màu để giữ cho chúng khỏi xô lệch và bắt đầu đan. Những dải màu được đan với nhau theo cách đơn giản nhất: một nhịp xuống (dải màu chui xuống phía dưới phần khung), một nhịp lên (dải màu đè lên trên phần khung), một xuống, một lên… Ở khâu này, những dải màu đầu tiên thường hay bị hỏng nhất vì bị đứt và lỏng. Nhưng khi những dải màu đầu tiên cố định chắc chắn rồi, thì mọi việc lại trôi chảy đến mức có thể nhắm mắt mà đan. Cứ như vậy, một xuống một lên, cho đến khi những dải màu ngang đan kín phần khung dọc. Lúc này, bài thủ công đan nong mốt của chúng tôi mới thực sự thành hình, và đứa nào cũng ít nhiều sung sướng khi thấy một vuông màu với những hình vuông nhỏ đan xen nhau: xanh kế tiếp đỏ, đỏ nối liền xanh, đều đặn và đẹp mắt. Càng về sau, khi bài đan nong mốt đã thành thục, có những đứa khéo tay còn biến tấu bài đan thành những hoa văn khá lạ và đẹp mắt, với độ khó và phức tạp gấp nhiều lần bài đan nong mốt ban đầu. Đan nong mốt Đan nong đôi Bài học ngày đó, nghĩ lại thì chúng chẳng hữu dụng nhiều trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi. Vì với những đứa trẻ sinh ra gần thành phố, công việc thủ công là một cái gì đó khá xa lạ. Nhưng với những làng nghề truyền thống và những ai theo nghề mây tre đan, chắc hẳn bài học đan nong mốt là một trong những bước đi đầu tiên giúp người làm mây tre đan tiếp cận với các cách thức làm thủ công chuyên nghiệp. Nguyên liệu phục vụ nghề mây tre đan

Từ khóa » Cách đan Quạt Nan Tre