- TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA XU-ĐĂNG

Trang chủ Đăng ký nhận tin Ý kiến bạn đọc Liên kết website English
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm Tìm kiếm Tìm kiếm nâng cao

Bộ Ngoại giao

Chuyển đổi số

Chính sách đối ngoại

Các nước-Khu vực

Châu Á - TBD

Châu Âu

Châu Mỹ

Châu Phi

Trung Đông

Hội nghị Ngoại giao

Tổ chức-Diễn đàn Quốc tế

Thông tin báo chí

Tin bảo hộ công dân

Ngoại giao văn hóa

Hội nhập quốc tế

Thủ tục hành chính

Thông tin Việt Nam

Trả lời kiến nghị cử tri
Trang chủ » Các nước-Khu vực » Châu Phi » Xu-đăng (Sudan) »

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA XU-ĐĂNG

I/ Khái quát

- Tên nước: Cộng hòa Xu-đăng (Republic of the Sudan)

- Thủ đô: Khác-tum (Khartoum)

- Vị trí: nằm ở Đông bắc châu Phi, Bắc giáp Ai-cập, Li-bi; Đông giáp biển Đỏ, Ê-ti-ô-pi-a; Tây giáp Sát, Trung Phi; Nam giáp CHDC Công-gô, Kê-ni-a, U-gan-đa

- Khí hậu: miền Bắc có khí hậu sa mạc, miền Nam có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình từ 320C (ban ngày) đến 250C (ban đêm) (tháng 6) và 220C đến 140C (tháng 1)

- Diện tích: 2.505.810 km2 (lớn nhất châu Phi)

- Dân số: 41,1 triệu người (2009)

- Dân tộc: có khoảng 600 bộ tộc khác nhau

- Tôn giáo: đạo Hồi là quốc đạo. Dân miền Bắc theo đạo Hồi (70%), dân miền Nam theo đạo Cơ đốc (5%) và Bái vật giáo (25%)

- Ngôn ngữ: tiếng Ả-rập

- Đơn vị tiền tệ: Dina Xu-đăng; 1USD = 2,34 dina (2009)

- Quốc khánh: 1/1/1956

- Tổng thống: Ô-ma Ha-xan Át-mét An Ba-sia (Omar Hassan Ahmed Al-Bashir) (từ 1989,bầu lại 4/2010)

- Chủ tịch Quốc hội: Át-mét Íp-ra-him Át Ta-hi (Ahmed Ibrahim Al-Tahir) (2001)

- Ngoại trưởng: Đeng A-lô Ku-ôn (Deng Alor Kuol) (10/2007)

II/ Lịch sử

Xu-đăng là nước có lịch sử lâu đời. Từ năm 1.800 đến 1.000 trước Công nguyên, Xu-đăng bị các triều đại Ai-cập cổ đại thống trị. Năm 750, Vương quốc Cush được tạo lập ở miền Bắc Xu-đăng. Thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, đạo cơ đốc thâm nhập Xu-đăng. Đến thế kỷ XV người Ả-rập vào Xu-đăng, đồng thời đạo Hồi cũng được truyền bá vào đây.

Năm 1898 Xu-đăng bị Anh chiếm và trở thành thuộc địa của Anh, chịu sự cai quản gián tiếp của Anh thông qua Ai-cập. Ngày 12/2/1953, Anh và Ai-cập đã ký Hiệp định công nhận quyền tự quyết của Xu-đăng trong thời gian quá độ 3 năm. Sau khi quyết định cho Xu-đăng độc lập, đã xảy ra cuộc nội chiến kéo dài; nguyên nhân là miền Bắc định Hồi giáo hoá miền Nam trong khi quân du kích miền Nam thì đòi độc lập. Ngày 1/1/1956, Xu-đăng tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Xu-đăng được thành lập. Tháng 9/1983, Chính phủ Xu-đăng áp đặt việc thực hiện luật Hồi giáo trên cả nước trong khi nhân dân miền Nam (chiếm 30% dân số) không theo đạo Hồi. Trước việc này, các lực lượng li khai miền Nam nhất loạt chống đối. Ngày 30/6/1989, quân đội Xu-đăng đã làm đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân sự tuyên bố thành lập Hội đồng chỉ huy Cách mạng cứu nước do tướng Omar Hassan Ahmed Al-Bashir đứng đầu. Đây là cuộc đảo chính lớn lần thứ 6 diễn ra tại Xu-đăng trong vòng 20 năm.Tháng 1/2005, Chính phủ Xu-đăng đã đạt được thoả thuận hoà bình với quân giải phóng miền Nam Xu-đăng (SPLA): thành lập chính phủ chuyển tiếp, chia sẻ quyền lực, tiếp đó là tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự quyết cho miền Nam sau 6 năm chuyển tiếp. Tháng 9/2005, Chính phủ thống nhất Bắc-Nam được thành lập. Omar Hassan Ahmed Al-Bashir vẫn giữ chức Tổng thống. Chức Phó Tổng thống thứ nhất do lãnh tụ SPLA Salva Kiir Mayardit nắm.

III/ Chính trị

a.Đối nội :

Theo Hiệp định Hoà bình Bắc – Nam (2005), Xu-đăng thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc và Quốc hội 450 ghế theo tỉ lệ phân chia đảng Đại hội Quốc gia (NCP): 52%, Phong trào Giải phóng miền Nam Xu-đăng (SPLM): 28%, các đảng phái miền Bắc khác: 14%, các đảng phải miền Nam khác: 6%.

Từ 2/2003, các nhóm vũ trang Darfur (miền Tây Sudan) nổi dậy chống Chính phủ với lý do Chính phủ không quan tâm đến Darfur. Ngày 5/5/2006, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi, Phong trào Giải phóng Sudan (1 trong 2 nhóm vũ trang lớn nhất ở Darfur) do Minawy đứng đầu ký Hiệp định hoà bình với Chính phủ Sudan. Tháng 2/2009, Chính phủXu-đăng và Phong trào Công bằng, Công l‎ý đã ký Văn kiện xây dựng lòng tin mở đường cho đàm phán hòa bình giữa Chính phủ và các nhóm nổi dậy tại Darfur.

Cập nhật sau bầu cử

b. Đối ngoại:

Xu-đăng thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết; có quan hệ tốt với các nước A-rập, châu Phi và Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và dầu mỏ tại Xu-đăng.

Mỹ xếp Xu-đăng vào "danh sách các nhà nước khủng bố"; áp đặt luật cấm vận kinh tế hoàn toàn với Xu-đăng 03/11/1997; lệnh bắt Tổng thống Xu-đăng của Tòa án hình sự Quốc tế ngày 4/3/2009 được Mỹ, Pháp, Anh, Đức ủng hộ.

Xu-đăng là thành viên của LHQ, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quan sát viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

IV/ Kinh tế

Xu-đăng là một nước nông nghiệp. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% lao động toàn quốc, sản phẩm chính là cao lương, kê, lúa mỳ, bông, lạc, ngô, hướng dương. Xu-đăng có đàn gia súc 12 triệu con (cừu, dê, lạc đà). Xu-đăng được coi là nước có đất đai màu mỡ nhất nhưng vốn đầu tư vào nông nghiệp rất thấp. Hiện nay Xu-đăng mới canh tác được 50% đất trồng trọt.

Công nghiệp kém phát triển, chủ yếu tập trung vào các ngành dệt, ximăng và chế biến thực phẩm. Trữ lượng dầu lửa đã được thăm dò là 5 tỉ thùng (trữ lượng chưa được thăm dò còn khá lớn), sản lượng khai thác 480.200 thùng/ngày (2009). Xu-đăng còn có các loại khoáng sản: sắt, đồng, mica, vàng, bạc...

- Cơ cấu nền kinh tế: nông nghiệp 32,6 %, công nghiệp 29,2 %, dịch vụ 38,2% (2009)

- Xuất khẩu: 8,464 tỷ USD năm 2009 (dầu lửa và các sản phẩm dầu lửa, bông, vừng, gia súc, đường…). Bạn hàng: Trung Quốc 48%, Nhật 32,2%, In-đô-nê-xia 5,3%.

- Nhập khẩu: 6,823 tỷ USD năm 2009 (Mặt hàng nhập khẩu: thực phẩm, máy móc, hàng hoá tiêu dùng, thuốc, hoá học, dệt may…). Bạn hàng: Trung Quốc 20,3%, Ả-rập Xê-út 8,5%, UAE 6,3%, Ai Cập 5,6%, Ấn Độ 5,1%, Ý 4,1%.

- GDP: 54,29 tỷ USD (2009)

- GDP bình quân đầu người : 1.270USD (2009)

- Tăng trưởng GDP: 3,8% (2009)

- Lạm phát: 12,3% (2009)

- Tỉ lệ thất nghiệp: 18,7% (2002)

- Nợ nước ngoài: 36,27 tỷ USD (2009)

V/Quan hệ với Việt Nam

a. Quan hệ chính trị, kinh tế:

- Xu-đăng thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với nước ta từ 26/8/1969. Xu-đăng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Khi Bác Hồ mất, Xu-đăng đã cử đặc phái viên của Chủ tịch Hội đồng cách mạng sang dự lễ tang.

- Tháng 4/2009, Xu-đăng mở Sứ quán tại Hà Nội vàĐại sứ thường trú Xu-đăng đầu tiên tại Việt Nam đã trình Thư uỷ nhiệm vào tháng 8/2009.

- Ta xuất sang Xu-đăng khoảng 20,3 triệu USD (2009) gồm hàng hoá tiêu dùng, sắt thép, hạt tiêu,cà phê, sản phẩm dệt may,giầy dép…. Xu-đăng xuất sang ta khoảng 3,2 triệu USD (2009) gồm sắt thép phế liệu, vải, hạt điều, nguyên phụ liệu dệt may…..

- Hai nước đã ký Thoả thuận hợp tác nông nghiệp (10/2008) và ký văn kiện "Dự án phát triển sản xuất lúa và một số cây trồng khác tại Xu-đăng" (9/2009, vốn gần 10 triệu USD).

b. Trao đổi đoàn:

- Đoàn ta thăm Xu-đăng: Tháng 8 và tháng 12/1969, các đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã sang thăm Xu-đăng. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình (2001). Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng (7/2006).

- Đoàn Xu-đăng thăm ta: Tổng thống Xu-đăng Omar Hassan Al-Bashir (9/1995); Thứ trưởng Ngoại giao Mutrif Siddig (5/2003); Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Magzoub El-Khalifa Ahmed (dự hội thảo Việt Nam – châu Phi tháng 5/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Mustafa Osman Ismail (5/2005). Trợ lý Tổng thống, Phó Chủ tịch Đảng Quốc đại Na-phi A-li Na-phi (3/2007), Đặc phái viên Tổng thống, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính (8/2008 và 3/2009).

c. Các hiệp định đã ký:

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và KHKT (1995)

Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (2003)

Hiệp định hợp tác nông nghiệp (2003)

Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí (2009)

Thoả thuận Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp cho Xu-đăng (2009)

d. Thông tin về ĐSQ phụ trách của hai nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Xu-đăng:

- Địa chỉ: 110 Sudan Street, quận Mohandessen, Cairo, Egypt.

- Điện thoại: 00-202-37623841/37623863

- Điện thoại ngoài giờ: 00-202-37623863

- Fax: 00-202-33368612

Đại sứ quán Xu-đăng tại Việt Nam:

- Địa chỉ: 1, Ngõ 9, Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

- Điện thoại: 04-37185911

- Fax: 04-37185910

Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail
Trang chủ Đăng ký nhận tin Ý kiến bạn đọc Liên kết website • Sơ đồ website

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao © Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs Email: Banbientap@mofa.gov.vn Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer

Từ khóa » Dân Tộc Xu đăng