Tài Liệu Giáo Trình Sốc điện Ngoài Lồng Ngực Pdf - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Tài liệu Giáo trình Sốc điện ngoài lồng ngực pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.67 KB, 8 trang )

Sốc điện ngoài lồng ngực A. Nguyên lý: Dùng 1 xung điện có điện thế lớn (7000-8000 volt) trong thời gian rất ngắn (0,03-0,10 s) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại nắm quyền chỉ huy toàn bộ tim. Hiện nay chỉ dùng dòng điện 1 chiều - an toàn và hiệu quả hơn dòng điện xoay chiều. B. Phương thức: - Sốc điện không đồng bộ; - Sốc điện đồng bộ: xung được phóng ra vào thời điểm lựa chọn là sườn sau sóng R giúp tránh tình trạng xung phóng vào khoảng thời gian nguy hiểm trong chu kỳ tim (trước đỉnh sóng T) có thể gây rung/nhanh thất. Sốc điện có thể tiến hành trực tiếp trên tim khi mở lồng ngực (sốc điện trong lồng ngực) hoặc qua thành ngực (sốc điện ngoài lồng ngực). C. Phương tiện: Máy sốc điện bao gồm: 1. Bộ phận tạo xung điện là 1 tụ điện tích điện từ nguồn điện xoay chiều có khả năng phóng ra được dòng điện với các tính chất mong muốn theo yêu cầu sốc điện. 2. Bản sốc điện có kích cỡ thay đổi tùy sốc trong hay ngoài lồng ngực, người lớn hay trẻ em. Đối với người lớn sốc điện qua thành ngực đường 80 mm.≥kính cần 3. Dây điện cực với 3-5 điện cực. 4. Màn huỳnh quang (monitor) hiển thị sóng điện tim thu từ các điện cực hoặc bản sốc điện, các thông số kỹ thuật. 5. Nút/phím chọn phương thức sốc điện đồng bộ (SYN = synchronization). 6. Nút hoặc phím lựa mức năng lượng (tính bằng joules hoặc watt.s). Các mức 5-50 J chủ yếu dùng cho sốc điện trực tirếp trên tim khi phẫu thuật mở lồng ngực; các mức cao hơn thường dùng cho sốc điện ngoài lồng ngực. 7. Nút/phím nạp điện (CHARGE) 8. Nút phóng điện. D. Chỉ định: 1. Sốc điện cấp cứu: - Rung thất/nhanh thất vô mạch: sốc điện KĐB - Loạn nhịp nhanh (trừ nhanh xoang) có rối loạn huyết động: sốc điện ĐB. - Mức năng lượng đối với rung thất/nhanh thất vô mạch: 200J - 250-300J - 360J. - Cần thực hiện nhanh chóng, không cần gây mê, chống đông. 2. Sốc điện có chuẩn bị: - Các loạn nhịp nhanh (trừ nhanh xoang) chưa có rối loạn huyết động không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác như thủ thuật cường phế vị, thuốc chống loạn nhịp. - Thực hiện sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét các yếu tố dự đoán khả năng thành công, bệnh nguyên nhân, thuốc chống đông. Cần gây mê ngắn khi sốc điện. - Phương thức: Sốc ĐB. Mức năng lượng thường thấp 25-200J. E. Kỹ thuật: - Vị trí đặt bản điện cực có thể đáy-đỉnh, bên-bên, trước-sau. Thường là đáy-đỉnh: bản điện cực “STERNUM” ở vùng dưới xương đòn P, “APEX” ở hơi phía ngoài mỏm tim. - Cần thoa kem dẫn điện đầy đủ, lực ép trên thành ngực phải đủ đảm bảo tiếp xúc tốt với da BN tránh sinh nhiệt quá mức gây phỏng da. - Tránh nối tắt do kem dẫn điện giữa 2 bản điện cực, không để phần da trần của BN tiếp xúc với các vật kim loại xung quanh như thành giường để đảm bảo hiệu quả của sốc điện. - Cách ly tốt BN để tránh gây điện giật cho những người xung quanh. Tắt các khí dễ cháy nổ như oxy, ether ngay trước khi bấm nút phóng điện. Shock điện và vai trò trong điều trị loạn nhịp 1. Kỹ thuật cơ bản:Bất cứ hệ thống máy sốc điện nào cũng gồm 2 phần chủ yếu: 1.1 Máy sốc điện: Gồm các bộ phận chính sau: - Bộ phận tạo xung điện: Chủ yếu là 1 tụ điện, dòng phóng ra có thể là dòng 1 chiều hoặc xoay chiều. - Nút lựa chọn nấc năng lượng. - Nút lựa chọn cho phương thức sốc đồng bộ hay sốc không đồng bộ. (* Chú thích: - Sốc điện không đồng bộ: Xung điện sẽ phóng ngay lập tức tại thời điểm ấn nút phóng điện. - Sốc điện đồng bộ: Xung chỉ được phóng ra vào thời điểm của sườn xuống sóng R của QRS nhịp cơ bản của bệnh nhân.) 1.2. Màn huỳnh quang: Cho phép theo dõi ECG và các thông số kỹ thuật cần thiết (mức năng lượng lựa chọn, tổng trở bệnh nhân, lượng điện thực sự đã phóng qua người bệnh nhân sau mỗi cú shock điện, nhịp thở, SpO2). 1.3. Bản điện cực shock điện: - Làm bằng kim loại dẫn điện tốt và không rỉ sét (Pt). - Đường kính min 80 - 100 mm. - Tư thế đặt điện cực: Đáy - Đỉnh. - Điện cực phải thoa kem dẫn điện đầy đủ, khi chuẩn bị sốc điện phải được ép trên lồng ngực để đảm bảo tiếp xúc tốt, tránh sinh nhiệt quá mức gây bỏng. Vị trí đặt điện cực: 2. Chỉ định sốc điện: Chia làm 2 nhóm chính 2.1. Sốc điện cấp cứu:- Áp dụng cho các rối loạn nhịp: Rung thất, nhịp nhanh thất có rối loạn huyết động. - Thực hiện nhanh chóng, không cần gây mê, chống đông. - Mức năng lượng dùng: bắt đầu 200J -> 300J, tối đa là 360J. - Rung thất: Không đồng bộ. - Nhịp nhanh thất: Đồng bộ. 2.2. Sốc điện có chuẩn bị: - Áp dụng cho các rối loạn nhịp: + Rung nhĩ. + Cuồng nhĩ. + Nhịp nhanh kịp phát trên thất. + Nhịp nhanh thất chưa có rối loạn huyết động. - Sốc điện chỉ được thực hiện sau khi chẩn đoán kỹ lưỡng các yếu tố dự đoán thành công, các bệnh lý nguyên nhân, chuẩn bị chống đông và phải có gây mê ngắn trong khi đánh điện. - Phương thức sốc điện phải là đồng bộ. - Mức năng lượng thường thấp: 25 - 50 -100 - 200 J. 3. Cơ chế của shock điện: Trong các bệnh lý loạn nhịp kể trên, đặc biệt là rung thất, có sự khử cực lung tung, không đồng nhất của cơ tim, gây ra sự co bóp không đều của các sợi cơ, chủ nhịp (nút xoang) lúc này hoàn toàn bất lực, không điều khiển được. Khi đánh sốc điện, cơ tim sẽ ngưng dẫn truyền trong 1 thời gian ngắn (vô tâm thu), tức là khử toàn bộ hoạt động điện của tim, sau đó, nút xoang sẽ phát lại chủ nhịp và cơ tim sẽ hoạt động đồng bộ trở lại. Vì sao phải có sốc điện đồng bộ và không đồng bộ? - Trong các rối loạn nhịp cần shock điện mà bệnh nhân vẫn còn nhịp cơ bản (rung, cuồng nhĩ; nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất), phương thức sốc điện đồng bộ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân vì phóng điện ngay vào sườn xuống của sóng R, tránh vùng nguy hiểm là khoảng thời gian trước đỉnh sóng T (có thể gây nhịp nhanh thất, rung thất). - Ngược lại, trong trường hợp BN không còn nhịp căn bản, hay rung thất, nếu để máy ở chế độ đồng bộ, có thể không thực hiện được cú sốc điện vì máy không thể xác định được sườn xuống của sóng R ở đâu!

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu Giáo trình thư điện tử - Đề án CP 112_phần 1 pdf Tài liệu Giáo trình thư điện tử - Đề án CP 112_phần 1 pdf
    • 35
    • 566
    • 3
  • Tài liệu Giáo trình thư điện tử - Đề án CP 112_phần 2 doc Tài liệu Giáo trình thư điện tử - Đề án CP 112_phần 2 doc
    • 50
    • 619
    • 2
  • Tài liệu Giáo trình Kỹ thuật hóa vô cơ pdf Tài liệu Giáo trình Kỹ thuật hóa vô cơ pdf
    • 42
    • 819
    • 5
  • Tài liệu Giáo trình Đại cương về tiêm thuốc pdf Tài liệu Giáo trình Đại cương về tiêm thuốc pdf
    • 3
    • 679
    • 1
  • Tài liệu Giáo trình Suy hô hấp sơ sinh pdf Tài liệu Giáo trình Suy hô hấp sơ sinh pdf
    • 12
    • 767
    • 12
  • Tài liệu Giáo trình Đọc kết quả khí máu pdf Tài liệu Giáo trình Đọc kết quả khí máu pdf
    • 14
    • 454
    • 3
  • Tài liệu Giáo trình xây dựng hồ nước vạch pdf Tài liệu Giáo trình xây dựng hồ nước vạch pdf
    • 26
    • 594
    • 3
  • Tài liệu Giáo trình kinh tế lượng (Chương 6) pdf Tài liệu Giáo trình kinh tế lượng (Chương 6) pdf
    • 52
    • 857
    • 12
  • Tài liệu Gíao trình Tư tưởng Hồ Chí Minh pdf Tài liệu Gíao trình Tư tưởng Hồ Chí Minh pdf
    • 112
    • 762
    • 6
  • Tài liệu Giáo trình mạch điện tử Phần 6 docx Tài liệu Giáo trình mạch điện tử Phần 6 docx
    • 20
    • 557
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(252.67 KB - 8 trang) - Tài liệu Giáo trình Sốc điện ngoài lồng ngực pdf Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sốc điện Không đồng Bộ