Tài Liệu Hữu ích, Trình Bày Rõ Ràng - JW.ORG

THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN Tháp Canh Tháp Canh THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN Việt
  • km 11/93 trg 11-12
  • Tài liệu hữu ích, trình bày rõ ràng

Không có video nào cho phần được chọn.

Có lỗi trong việc tải video.

  • Tài liệu hữu ích, trình bày rõ ràng
  • Thánh Chức Nước Trời—1993
  • Tiểu đề
  • Tài liệu liên quan
  • **********
  • Cung cấp thông tin hữu ích Được lợi ích nhờ sự giáo dục của Trường Thánh Chức Thần Quyền
  • Thuyết phục cử tọa, lý luận với họ Thánh Chức Nước Trời—1994
  • Sự khuyên bảo xây dựng Thánh Chức Nước Trời—1993
  • Tiếp xúc với thính giả và dùng các ghi chép Thánh Chức Nước Trời—1994
Xem thêm Thánh Chức Nước Trời—1993 km 11/93 trg 11-12

Bài học 21

Tài liệu hữu ích, trình bày rõ ràng

 1-3. Tại sao tài liệu rõ rệt là cần thiết để làm cho bài giảng được hữu ích?

1 Một bài giảng có giá trị cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, và việc này đòi hỏi nhiều thì giờ và cố gắng. Nhưng điều đó đem lại nhiều lợi ích biết bao! Bạn được gia tăng kiến thức về hiểu biết chính xác và bạn có được điều gì thật sự hữu ích để chia xẻ với người nghe. Thay vì chỉ nói những điều có tính cách tổng quát, bạn cung cấp những chi tiết thật rõ ràng, và bạn biết rằng những gì mình nói là đúng. Điều này làm cho thính giả quí trọng Lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, và cũng làm vinh hiển Đức Giê-hô-va. Việc chúng ta xem xét về tài liệu hữu ích đặc biệt liên quan đến những gì bạn nói trong bài giảng. Hãy xem xét vắn tắt các phương diện khác nhau của vấn đề. Đây là điểm thứ nhất trong Phiếu Khuyên Bảo về cách nói năng.

2Tài liệu rõ rệt. Một bài giảng chỉ nói tổng quát thôi thì sẽ thiếu chiều sâu và uy quyền. Bài giảng đó sẽ mơ hồ. Thính giả sẽ không nắm được điều gì rõ rệt. Để người nghe có thể nhớ được, thì các ý kiến phải rõ rệt và chính xác. Điều này cho thấy là diễn giả đã nghiên cứu và biết rõ về đề tài.

3 Đặc tính này có thể đạt được trong khi sửa soạn bài giảng bằng cách hỏi: Tại sao? Khi nào? Ở đâu? v.v... Chỉ nói một biến cố nào đó đã xảy ra thì thường chưa đủ. Hãy nói rõ nơi chốn, ngày tháng và có lẽ cho biết lý do nữa. Chỉ nói ra một vài lẽ thật thì chưa đủ. Hãy cho thấy tại sao đó là lẽ thật và tại sao cần biết đến. Nếu bạn chỉ dạy điều gì, hãy giải thích cách làm điều đó thế nào. Sự chỉ dạy thuộc loại này cần phải khai triển nhiều hay ít là tùy theo những gì thính giả đã biết rồi. Vậy cần phải để ý đến thính giả khi xác định những chi tiết nào là cần thiết trong bài giảng.

 4-6. Nếu muốn bài giảng có ích cho một cử tọa đặc biệt nào, bạn phải để ý đến những yếu tố nào?

4Hữu ích cho cử tọa. Một điểm có thể là hữu ích đối với một cử tọa nào đó, nhưng có thể không thêm gì vào sự hiểu biết của một nhóm thính giả khác, hay có khi hoàn toàn vượt quá sức của họ. Cho nên hiển nhiên tài liệu phải thích hợp với một cử tọa đặc biệt nào. Thí dụ, trong một bài giảng về cách làm công việc của chúng ta, tài liệu trình bày sẽ khác hẳn nhau tùy theo ta nói trong buổi nhóm họp công tác, nói với một người đang sửa soạn dâng mình cho Đức Giê-hô-va, hay nói với một nhóm người thế gian.

5 Ta cũng cần chú ý đến các yếu tố này khi sửa soạn các bài giảng khác nhau trong Trường Thánh chức Thần quyền. Nên xem xét tài liệu trình bày trong bất cứ bài giảng nào tùy theo cử tọa, bối cảnh và mục đích của bài giảng. Chính loại bài giảng và bối cảnh mà diễn giả đã chọn sẽ xác định những yếu tố đó. Dĩ nhiên, bài giảng dạy dỗ sẽ là bài giảng nói với hội thánh. Còn các bài giảng khác có thể thay đổi; chính bối cảnh sẽ xác định loại cử tọa và mục đích bài giảng. Dù trong trường hợp nào đi nữa, cả học viên lẫn người khuyên bảo đều có thể tự hỏi: Tài liệu trình bày có thích hợp với loại cử tọa đặc biệt của bài giảng đó không? Cử tọa có được thêm hiểu biết và được chỉ dạy qua bài giảng đó không?

6 Khi sửa soạn bài giảng, hãy tự hỏi: Tôi muốn đạt được điều gì qua bài giảng này? Thính giả hay cử tọa đã biết bao nhiêu rồi trong số những điều mà tôi muốn nói? Tôi phải đặt nền tảng nào trước khi có thể nói rõ hơn về các điểm này? Nếu nói với một cử tọa khác hẳn, thì tôi sẽ nói điều này thế nào? Các sự so sánh thường giúp chúng ta thấy rõ hơn quan điểm của mình. Khi sửa soạn bài giảng, hãy thử nhiều cách nói khác nhau với các nhóm khác nhau để cảm nhận sự khác biệt khi xem xét loại cử tọa sẽ nghe bạn và làm cho tài liệu được hữu ích với loại cử tọa đặc biệt đó.

 7, 8. Làm thế nào chúng ta có thể làm cho bài giảng được thực tiễn?

7Tài liệu có giá trị thực tiễn. Có rất nhiều điều để học, nhưng không phải tất cả mọi điều là thực tiễn. Đối với chúng ta, tài liệu hữu ích là những điều chúng ta cần biết cho đời sống tín đồ đấng Christ, cho thánh chức rao giảng. Chúng ta muốn biết làm thế nào sử dụng sự hiểu biết mà chúng ta đã thu thập được.

8 Học viên khi sửa soạn bài giảng, và anh giám thị trường học khi nói lời khuyên bảo, có thể xem xét điểm này bằng cách tự hỏi: Bài giảng nói đến những nguyên tắc chỉ dạy nào? Có thể dùng tài liệu này để làm những quyết định không? Tài liệu trình bày có thể dùng được trong công việc rao giảng không? Tài liệu ấy có khen ngợi Lời Đức Chúa Trời và chỉ đến ý định của Ngài không? Ít bài giảng có thể cung cấp tất cả những điều nói trên, nhưng nếu cử tọa có thể dùng được tài liệu trình bày bằng cách này hay cách khác thì tài liệu đó mới là thực tiễn.

 9-11. Tại sao sự chính xác của lời phát biểu là quan trọng đến thế?

9Phát biểu chính xác. Nhân-chứng Giê-hô-va là một tổ chức nói lẽ thật. Lúc nào chúng ta cũng nên muốn nói sự thật và tuyệt đối chính xác trong mọi chi tiết. Đây không phải chỉ riêng về các giáo lý, nhưng cũng khi nói lời trích dẫn, khi nói về người khác hoặc miêu tả người khác, và cũng về các dữ kiện khoa học hay tin tức thời sự.

10 Lời phát biểu sai lầm nói với một cử tọa có thể sẽ bị nhắc lại và sự sai lầm phóng đại thêm. Nếu cử tọa nhận thấy diễn giả nói những điều sai lầm, thì cử tọa sẽ thắc mắc về uy quyền của diễn giả trong những điểm khác, và có thể đi đến chỗ nghi ngờ cả sự xác thực của chính thông điệp nữa. Một người mới chú ý khi nghe những lời phát biểu sai lầm ấy, và khi trước đã có dịp nghe trình bày một quan điểm khác, có thể đi đến kết luận là Nhân-chứng Giê-hô-va không nhất trí với nhau, và rồi ngưng kết hợp với chúng ta mà không cho biết lý do tại sao.

11 Người khuyên bảo không nên mổ xẻ từng chi tiết mỗi lời phát biểu của học viên, đặc biệt khi học viên còn mới trong lẽ thật và do đó chưa hiểu đầy đủ các điều sâu xa của Lời Đức Chúa Trời. Thay vì thế, người khuyên bảo sẽ giúp uốn nắn lối suy nghĩ của học viên cách tế nhị, chỉ cho biết làm thế nào cải tiến cho được chính xác hơn nhờ sửa soạn kỹ càng.

12, 13. Thêm tài liệu làm cho rõ ràng có lợi ích gì?

12Thêm tài liệu làm cho rõ ràng. Các ý tưởng thâu lượm do sự suy gẫm hay tra cứu thêm về một đề tài có thể góp phần nhiều cho bài giảng và đôi khi có thể tránh lặp lại vô ích những điều mà cử tọa đã biết rồi. Các ý tưởng ấy thêm vẻ mới lạ cho bài giảng, khơi dậy sự chú ý của cử tọa, và có thể làm cho một đề tài rất quen thuộc trở nên thật sự thích thú. Điều này cũng làm cho diễn giả có nhiều tự tin hơn. Diễn giả sẽ trình bày bài giảng với sự nhiệt tình vì biết mình có một điều gì hơi khác hơn để trình bày.

13 Một mối nguy hiểm phải tránh là việc suy đoán theo ý riêng. Bạn nên dùng và tin cậy các sách báo của Hội. Hãy tra cứu các bảng liệt kê và mục lục của Hội cùng các ghi chú phía dưới các câu Kinh-thánh. Hãy làm sao cho chắc chắn rằng những gì bạn nói làm sáng tỏ vấn đề, chứ không phải là trình bày sai lệch.

**********

14-16. Khi sửa soạn bài giảng phải làm gì để có thể trình bày các ý kiến một cách giản dị?

14 Khi sửa soạn bài giảng, điều quan trọng nữa là cẩn thận xem bạn sẽ trình bày thế nào các điều mà bạn sẽ nói. Điểm này được ghi trong Phiếu Khuyên Bảo là “Rõ ràng, dễ hiểu”. Nếu không quan tâm đến điểm này, bạn có thể làm cho thính giả không hiểu bạn, hay không nhớ được những gì họ đã nghe. Chúng ta hãy xem xét ba khía cạnh chính liên quan đến vấn đề này.

15Nói giản dị. Điều này không có nghĩa là phải sửa soạn trước các câu sẽ nói. Nhưng phải phân tích các ý kiến sắp trình bày và để ý đến một vài yếu tố rõ rệt. Thường thì kết quả sẽ là một bài giảng có những ý kiến chặt chẽ, và cách trình bày tư tưởng sẽ giản dị và dễ hiểu. Nếu một đề tài là rắc rối hay khó hiểu trong trí của diễn giả, thì khi trình bày cũng sẽ là rắc rối, khó hiểu cho cử tọa.

16 Phải tránh sửa soạn vào phút chót. Phải suy nghĩ về mỗi điểm của bài giảng thật kỹ càng cho đến khi điểm ấy trở thành giản dị và rõ rệt trong trí của diễn giả. Ôn lại các điểm ấy khi sửa soạn nói bài giảng sẽ giúp diễn giả nhớ rõ các điểm ấy trong trí và khi cần sẽ nói ra trôi chảy và các điểm ấy sẽ tỏ ra rất rõ ràng đối với cử tọa cũng như đối với diễn giả vậy.

17, 18. Tại sao cần phải giải thích những từ ít quen thuộc?

17Giải thích các từ ít quen thuộc. Nhờ học hỏi Kinh-thánh và các sách báo của Hội Tháp Canh, chúng ta có một ngữ vựng mà những người không quen biết với công việc của chúng ta sẽ thấy là xa lạ. Nếu chúng ta giải thích lẽ thật của Kinh-thánh trước một vài cử tọa nào đó mà dùng những từ như thế thì người ta sẽ ít hiểu được hay hoàn toàn không hiểu gì cả.

18 Hãy để ý đến cử tọa của bạn. Họ có tầm hiểu biết đến độ nào? Họ biết bao nhiêu về công việc của chúng ta? Họ có quen thuộc với những từ ngữ mà bạn sẽ dùng không? Những từ như “sự cai trị thần quyền”, “số còn sót lại”, “các chiên khác”, ngay cả “Ha-ma-ghê-đôn” và “Nước Trời”, có thể nói lên một điều gì khác trong trí người nghe hoặc không có nghĩa gì cả. Nếu người nghe không quen thuộc với công việc của chúng ta, thì bạn phải giải thích ngay cả những từ như “linh hồn”, “địa ngục” và “sự bất diệt”. Nhưng nếu nói bài giảng trước hội thánh, thì những từ như thế khỏi cần phải giải thích. Như vậy, diễn giả cần xem xét bối cảnh của bài giảng.

19, 20. Làm thế nào chúng ta có thể tránh có quá nhiều ý kiến trong bài giảng?

19Không quá nhiều ý kiến. Có thể một bài giảng có quá nhiều ý kiến đến đỗi cử tọa bị tràn ngập, không hiểu gì mấy hoặc chẳng hiểu gì hết. Để đạt được mục đích của bài giảng, thì không nên có nhiều ý kiến hơn là số ý kiến mà diễn giả có thể trình bày rõ ràng trong thời gian ấn định. Và cũng không nên nói ra nhiều hơn mức phải chăng mà cử tọa có thể hấp thụ được. Ngoài ra, khi trình bày tài liệu cho một người lạ hay một người mới chú ý, thì phải làm sao cho những ý kiến thật là giản dị, so với các ý kiến về cùng đề tài ấy khi trình bày trước hội thánh. Ở đây cũng vậy, người khuyên bảo phải để ý xem diễn giả nói với loại cử tọa nào.

20 Làm sao học viên có thể biết được bài giảng cần có bao nhiêu ý kiến? Người đó có thể làm những sự so sánh trong khi sửa soạn, phân tích các ý kiến mà người muốn trình bày. Cử tọa đã biết bao nhiêu rồi trong số các ý kiến đó, ít nhất phần nào rồi? Bao nhiêu trong số các ý kiến đó sẽ là hoàn toàn mới mẻ? Nền tảng hiểu biết của cử tọa càng lớn bao nhiêu thì có thể nói càng nhiều ý kiến hơn trong hạn thời gian đã định. Còn nếu cử tọa thật ra không biết gì về đề tài, thì cần phải rất để ý đến số lượng những điều sẽ nói và thời gian cần thiết để giải thích các điểm đó làm sao cho cử tọa hiểu được thật rõ ràng.

Ấn phẩm Tiếng Việt (1984-2025) Đăng xuất Đăng nhập
  • Copyright © 2024 Watch Tower Bible and Tract Society of Pennsylvania
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Cài đặt quyền riêng tư
  • Đăng nhập
Chia sẻ Gửi qua email

Từ khóa » Trình Bày Rõ Ràng