Tài Liệu Mạch Tạo Xung Doc - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Hóa học - Dầu khí
Tài liệu Mạch tạo xung doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.93 KB, 23 trang )

Chương 4: Mạch tạo xung 105CHƯƠNG 4: MẠCH XUNG GIỚI THIỆU CHUNG Chương này trình bày các mạch tạo tín hiệu xung, gồm các vấn đề sau: - Nêu khái niệm về tín hiệu xung: tín hiệu xung là tín hiệu rời rạc theo thời gian. Các tham số của tín hiệu xung: biên độ xung, độ rộng xung, sườn xung. độ sụt đỉnh xung, chu kỳ xung, tần số lặp lại, hệ số lấp đầy. - Chế độ làm việc của tranzito ở chế độ xung. Tranzito trong mạch xung làm việc ở hai chế độ cơ bản là chế độ tắt và chế độ bão hoà tuỳ thuộc vào điện áp đặt vào cực điều khiển ở đầu vào. Khi UBE ≤ 0 tranzito tắt, dòng cực góp IC = 0 điện áp UC đạt cực đại bằng EC, khi UBE > 0 đủ để IB ≥ Ibh thì tranzito bão hoà, dòng cực góp đạt cực đại IC = IC max, UC = 0. - BKĐTT làm việc trong mạch xung: BKĐTT làm việc ở chế độ so sánh, đầu ra ở một trong hai trạng thái bão hoà dương, Ur = +Ur max hoặc bão hoà âm Ur = - Ur max tuỳ thuộc điện áp đầu vào điều khiển. - Các mạch tạo xung: + Mạch trigơ Smít dùng để tạo xung vuông từ điện áp hình sin ở đầu vào. Xét mạch trigơ Smit đảo, tín hiệu hình sin đưa vào cửa đảo còn điện áp hồi tiếp dương đưa về cửa thuận của BKĐTT. + Mạch đa hài đợi. Mạch này có điốt mắc ở cửa đảo BKĐTT để có trạng thái ổn định ban đầu. Mạch cho dãy xung vuông đầu ra có tần số bằng tần số xung vào. + Mạch đa hài tự dao động. Mạch đa hài tự dao động dùng tranzito và mạch đa hài tự dao động dùng BKĐTT. Loại mạch này khi có nguồn nuôi nó tự làm việc tạo ra dãy xung vuông đầu ra. Tần số xung ra phụ thuộc vào thông số RC của mạch. + Mạch dao động nghẹt: mạch gồm tranzito và biến áp ghép chặt để tạo hồi tiếp dương sâu. Mạch tự làm việc cho ra dãy xung vuông hẹp, có độ rỗng lớn. - Mạch hạn chế: Mạch hạn chế có thể dùng điốt hoặc tranzito. Mạch dùng tranzito ngoài tác dụng hạn chế còn có tác dụng khuếch đại tín hiệu lớn lên. Xét mạch hạn chế dùng điốt lý tưởng (điốt tắt điện trở bằng vô cùng, điốt thông điện trở bằng không). Mạch hạn chế một phía là mạch cắt xén một phía biên độ của tín hiệu, mạch hạn chế hai phía cắt xén hai phía biên độ của tín hiệu. Mức hạn chế trong mạch hạn chế phải thoả mãn điều kiên về biên độ tín hiệu vào. Mạch hạn chế hai phía có mạch hạn chế hai phía song song, mạch hạn chế hai phía nối tiếp. - Mạch tạo xung răng cưa: Loại mạch này dùng để tạo xung răng cưa điều khiển tia điện tử quét trong máy hiện sóng hoặc dùng trong các mạch điện tử khác. Xung răng cưa có các tham số: biên độ xung, thời gian quét thuận tqt, thời gian quét ngược (yêu cầu tqt >> tqn), Chương 4: Mạch tạo xung 106hệ số phi tuyến ε và hiệu suất sử dụng điện áp η. Có một số mạch tạo xung răng cưa dùng mạch tích phân RC, dùng mạch có nguồn dòng, dùng mạch có tầng khuếch đại hồi tiếp. Khi phân tích cần chú ý các mạch cho xung đầu ra có biên độ lớn, méo phi tuyến nhỏ và hiệu suất cao. - Mạch tạo tín hiệu tổng hợp giới thiệu sơ đồ khối của mạch tạo các tín hiệu xung vuông, xung tam giác và tín hiệu sin đồng thời. Nó được dùng phổ biến trong bộ tạo sóng dùng ở phòng thí nghiệm. - Mạch tạo dao động điều khiển ở điện áp (VCO). Giới thiệu mạch đa hài tự dao động có tần số tín hiệu ra được điều khiển bằng điện áp. Quan hệ tần số với điện áp điều khiển theo quy luật tuyến tính. Kết thúc chương này người học cần nắm được khái niệm tín hiệu xung, tranzito và BKĐTT làm việc ở mạch xung, các mạch tạo xung, nguyên lý làm việc của mạch để tạo ra tín hiệu xung. NỘI DUNG 4.1. TÍN HIỆU XUNG VÀ THAM SỐ Tín hiệu xung là tín hiệu rời rạc theo thời gian. Thường được gọi theo hình dạng của nó như xung vuông, xung tam giác, xung nhọn …vv, như ở hình 4-1. Các tham số cơ bản của tín hiệu. xung là biên độ, độ rộng xung, độ rộng sườn trước, sườn sau, độ sụt đỉnh, hình 4-2. - Biên độ xung xác định bằng giá trị lớn nhất của tín hiệu xung , ký hiệu Û. - Độ rộng sườn trước và sườn sau xác định khoảng thời gian tăng, giảm của biên độ xung trong khoảng 0,1Û đến 0,9Û. tx TU t 0T tqt tqn U t 0 T tx U t0Hình 4-1. Các dạng tín hiêu xung U t 0 ttr ts tx ΔU U Hình 4-2. Các tham số của tín hiệu xung Chương 4: Mạch tạo xung 107 - Độ rộng xung tx là khoảng thời gian tồn tại của tín hiệu xung. - Độ sụt đỉnh xung ΔU thể hiện mức giảm biên độ ở đoạn đỉnh xung. Với dãy xung tuần hoàn có các tham số đặc trưng sau: - Chu kỳ lặp lại T, tần số xung f = 1/T. - Hệ số lấp đầy δ = tx/T. 4.2. CHẾ ĐỘ KHÓA CỦA TRANZITO Trong các mạch xung tranzito làm việc ở chế độ khoá, như một khoá điện tử có hai trạng thái đặc biệt: tranzito tắt và tranzito thông bão hoà do điện áp đặt lên đầu vào quyết định, mạch ở hình 4-3. Uv UrIc +Ec R1 1k T Rc IB RB - Khi Uv ≤ 0 trazito tắt .Dòng Ib = o, Ic = 0 nên Ur =Ec. - Khi Uv>0.Tranzito thông có dòng Ib, Ic. Nếu thoả mãn điều kiện Ib ≥ Ib bh tức là Uv/Rb ≥ Ec/β Rc thì tranzito chuyển sang trạng thái bão hoà. Lúc này Ur = Ec- Ic bh. Rc = Urbh = 0 (thực tế Ur bh = 0,4v) - Khi tín hiệu vào chuyển đổi từ điều kiện UV ≤ 0 sang điều kiện UV >0, đủ lớn thì tranzito sẽ chuyển đổi tắt sang bão hòa, khi điều kiện ngược lại thì tranzito lại chuyển đổi từ bão hòa sang tắt. 4.3. CHẾ ĐỘ KHÓA CỦA BKĐTT Khi làm việc ở mạch xung, BKĐTT hoạt động như một kkhoá điện tử, điểm làm việc luôn nằm trong vùng bão hoà của đặc tuyến truyền đạt Ur = f(Uv). Khi đó điện áp ra chỉ nằm Hình 4-3. Mạch khóa dùng tranzito Chương 4: Mạch tạo xung 108ở một trong hai mức bão hoà dương +Ur max và bão hoà âm- Ur max, ứng với các biên độ Uvào đủ lớn. Để minh hoạ hoạt động của khoá ta xét ví dụ điển hình là mạch so sánh. Mạch so sánh điện áp dùng IC khuếch đại thuật toán cho ở hình 4-4. Đó là quá trình so sánh biên độ điện áp đưa vào với một điện áp chuẩn (Uch) có cực tính có thể dương hay âm. Thông thường điện áp chuẩn được định trước không đổi. Trong mạch hình 4-4a, điện áp vào đưa tới cửa đảo còn Uch ở cửa thuận. Uch > 0. Hiệu điện áp U0 = UV-Uch giữa hai đầu vào của IC sẽ xác định hàm truyền đạt của nó. Do hệ số của khuếch đại của IC rất lớn, xem K0 = ∞ nên: - Khi UV < Uch thì U0 < 0 do đó Ura = + Uramax - Khi UV > Uch thì U0 > 0 do đó Ura = - Uramax - Khi Ura = +Uramax thì ta nói IC bão hoà dương. - Còn Ura = -Uramax thì ta nói IC bão hoà âm. Đặc tuyến truyền đạt hình 4-4b. Về giá trị điện áp ra bão hoà thấp hơn nguồn nuôi 2 vôn. Ở hình 4-4b điện áp vào đưa đưa tới cửa thuận còn điện áp chuẩn ở cửa đảo. Trong trường hợp này khi: - UV < Uch thì Ura = -Uramax - UV > Uch thì Ura = +Uramax. Đặc tuyến truyền đạt hình 4-4d. Hình 4-4: Mạch so sánh điện áp dùng a, c: IC khuếch đại thuật toán b, d: Hàm truyền đạt +Urama-Uramax (a) _ + Uch Ura Uv U0 + +E-E0Ur+Urama-Uramax Uvào(d) + - + Uch Ura Uv U0 + (c) +E -E 0 Ura Uvào (b) UcUch Chương 4: Mạch tạo xung 109Với Uch < 0 đặc tuyến có dạng như trên nhưng nằm ở phía trái góc toạ độ một khoảng bằng –Uch. Với Uch = 0 đặc tuyến nằm ngay ở góc toạ độ. Khi làm việc với tín hiệu xung biến đổi nhanh cần chú ý đến tính quán tính (trễ) của IC thuật toán. Với các IC thuật toán tiêu chuẩn hiện nay thời gian tăng của điện áp ra khoảng V/μs. Trong điều kiện tốt hơn nên sử dụng các IC chuyên dùng có tốc độ chuyển biến nhanh hơn như loại μA710, A110, LM310 -339; loại này đạt mức tăng V/ ns. 4.4. TRIGƠ Trigơ là mạch có hai trạng thái ổn định. Khi có nguồn mạch ở một trạng thái ổn định nào đó. Có một xung vào mạch chuyển đổi trạng thái một lần . Như vậy cứ hai xung vào mạch cho một xung ra . Mạch trigơ có thể dùng tranzito hay IC thuật toán. Ta xét mạch trigơ Smít dùng IC thuật toán khi tác dụng đầu vào là điện áp sin đưa vào cửa đảo. Mạch điện và dạng điện áp ở hình 4-5. Từ dạng sóng ta thấy khi uv có giá trị âm lớn, mạch ở trạng thái bão hoà dương Ur = +Urmax , trên lối vào thuận có 121max)(1.RRRUU++=+. Uvào tăng dần, trạng thái này vẫn không đổi cho tới khi UV > U1(+) điện áp vào hai đầu IC đổi dấu nên đầu ra đột biến sang trạng thái bão hoà âm, Ura = -Umax lập tức qua mạch phân áp đưa về cửa thuận điện áp 121max)(1.RRRUUr+−=−. Điện áp vào tăng lên rồi giảm xuống. Khi UV < U1(-), điện áp đầu vào IC đổi dấu làm đầu ra IC lật trạng thái sang bão hoà dương Ura=+Urmax. Và cứ như vậy, khi tác dụng điện áp sin vào cửa đảo, đầu ra ta nhận được dãy xung vuông có độ rộng xung tx=Txvào/2. Txra=Txvào (4-1) Để mạch có hai trạng thái ổn định cần thoả mãn điều kiện: 1K.RRR211≥+ (4-2) trong đó K là hệ số khuếch đại không tải của BKĐTT. 4.5. MẠCH ĐA HÀI ĐỢI _ + K R2 R1 U Uvào Ura (a) Uvào Ura +Ura max Tra t U1(+) U1(-) (b) Hình 4-5: Trigơ Smít và dạng điện áp vào, ra U1 - Ura max Chương 4: Mạch tạo xung 110Mạch đa hài đợi có hai trạng thái, trong đó có một trạng thái ổn định và một trạng thái không ổn định. Khi có nguồn mạch ở trạng thái ổn định. Có xung kích thích mạch chuyển sang trạng thái không ổn định một thời gian rồi tự trở về trạng thái ổn định ban đầu chờ xung kích thích tiếp. Như vậy cứ một xung vào mạch chuyển đổi trạng thái hai lần cho một xung vuông ra. Mạch có thể dùng tranzito hay IC thuật toán. Mạch đa hài đợi dùng IC thuật toán ở hình 4-6a và dạng điện áp ở các cực như ở hình 4-6b. Ban đầu mạch ở trạng thái ổn định, đầu ra bão hoà âm, Ura= -Umax. Qua mạch phân áp đưa về cửa thuận điện áp 211max)(1.RRRUUr+−=− điốt D được phân cực thuận, thông nên UC = 0. Tại t = t1 có xung nhọn cực tính dương tới đầu vào. Nếu biên độ đủ lớn vượt quá giá trị u1(+), sơ đồ lật trạng thái sang bão hoà dương Ura= +Urmax.Qua mạch hồi tiếp dương đưa về cửa thuận 121max)(1.RRRUUr+=+, điốt D tắt. Sau t1 điện áp ra Urmax nạp điện cho tụ C làm cho UC tăng lên. Tới t2, UC > U1(+) đầu vào của IC có điện áp đổi dấu, đầu ra IC lật sang trạng thái bão hoà, Ura= -Urmax. Qua bộ phân áp lại đưa về điện áp U1(-), tụ C phóng điện qua R hướng tới -Urmax, đến t1 = t3; uC = 0, điốt D thông trở lại mạch trở về trạng thái đợi ban đầu. Với mạch có nguồn nuôi đối xứng để Urmax= |-Urmax| ta xác định được độ rộng xung ra (khoảng thời gian mạch ở trạng thái không ổn định) là: tx=)RR1ln(.C.R21+ (4-3) Thời gian phục hồi tph là thời gian mạch trở về trạng thái ổn định ban đầu, xác định theo biểu thức: 112 ln(1 )phRtRCRR=++ (4-4) Để mạch làm việc bình thường, chu kỳ xung vào cần thoả mãn điều kiện: Txvào > tx + tph. (4-5) Chu kỳ xung ra bằng chu kỳ xung vào: Txra = Txvào. Uvào t1 Tvàot t t UC Ura t1 t2 UC = UN β.Ura max+Ura max UP -β.Ura max- Ura max tX +Ura max t1 t2 D C R R2 R1 Cg Ura _ + + _ Hình 4-6: a) Mạch đa hài đợi b) Dạng điện áp UV a) U1 Chương 4: Mạch tạo xung 111 4.6. MẠCH DAO ĐỘNG ĐA HÀI TỰ DAO ĐỘNG 4.6.1. Mạch đa hài tự dao động dùng tranzito Có mạch điện như ở hình 4-7 và điện áp các cực theo thời gian ở hình 4-8. Mạch gồm hai tranzito mắc phát chung, đầu ra T1 ghép tới đầu vào tầng T2 qua tụ C1, còn đầu ra tầng T2 ghép trở lại qua tụ C2. Như vậy mỗi tầng gây di pha một góc 1800, hai tầng di pha 3600, bảo đảm hồi tiếp dương khi mạch làm việc. Khi có nguồn hai tụ C1, C2 thay nhau nạp điện và phóng điện, hai tranzito thay nhau thông (bão hoà), tắt tạo cho mạch có hai trạng thái cân bằng không ổn định: T1 tắt, T2 thông (bão hoà) và T1 thông (bão hoà), T2 tắt và tự chuyển đổi trạng thái cho nhau, đầu ra nhận được dãy xung vuông. Xem như mạch đã bình thường, xung ra có biên độ ổn định, xét tại thời điểm mạch đang ở trạng thái T1 tắt, T2 thông (bão hoà). Lúc này tụ C2 (trước đó nạp điện) đang phóng điện từ +C2 qua T2, nguồn E, qua điện trở R3 đến -C2 đặt điện áp âm lên cực gốc T1 làm cho uB1 < 0 giữ T1 tắt trong một khoảng thời gian. tX2 TEC EC tX1 UB1 Ura1 UB2 Ura2 t t t t Hình 4-8: Dạng xung các cực của mạch đa hài Hình 4-7: Mạch đa hài tự dao động dùng tranzito Ura2 UB1 UB2 Ura1 +EC R1 R2 R3 R4 C2 C1 T1 T2 Chương 4: Mạch tạo xung 112 Đồng thời với quá trình đó, tụ C1 nạp điện từ +E qua R1 đến +C1, -C1 qua 2BETr đến -E nhanh chóng đến điện áp bằng E (do trong mạch có R1<<R3) làm cho ura1 nhanh chóng tăng lên E, ura = E. Do C2 phóng làm cho uB1 tăng dần, khi UB1> 0 T1 thông xuất hiện dòng IB1, IC1 và tăng lên làm cho Ura1 giảm, qua tụ C1 dẫn đến UB2 giảm, dòng T2 giảm và Ura2 tăng. Qua C2 lượng tăng đưa vào cực gốc T1 làm cho UB1 tiếp tục tăng, dòng đèn T1 tiếp tục tăng. Hồi tiếp dương xẩy ra nhanh chóng (xem như tức thời) làm cho T1 thông (bão hoà), T2 tắt. Tiếp theo tụ C1 lại phóng điện qua T1, nguồn E và điện trở R2 giữ cho T2 tắt trong một khoảng thời gian. Tụ C2 nạp điện từ nguồn E qua R4 và điện trở 1BETr, nhanh chóng đến điện áp bằng E do có R4<<R2 làm cho ura2 tăng nhanh đến mức Ura2 = E. Dòng phóng giảm làm cho UB2 tăng lên . Khi UB2 > 0 T2 thông trở lại, T1 tắt mạch chuyển sang trạng thái ban đầu. + Điều kiện làm việc của mạch: Để xung ra vuông, tụ C nạp điện nhanh hơn khi tụ phóng phải có: R1,4<<R3,2 và tranzito khi thông ở chế độ bão hoà cần 311RR≤βvà , trong đó β1, β2 là hệ số khuếch đại dòng của tranzito T1, T2. Khi cần tần số xung ra lớn, tranzito thông làm việc ở chế độ khuếch đại, không áp dụng điều kiện này. Biên độ xung ra trong trường hợp đó bé hơn E. + Các tham số xung ra: Biên độ xung ra: EUr≈Λ (4-6) Độ rộng xung tx1 là thời gian T1 tắt, tụ C2 phóng điện qua R3 nên tx1 được tính: tx1 = R3.C2ln2 ≈ 0,7 R3.C2. (4-7) Tương tự tx2 là thời gian T2 tắt, tụ C1 phóng điện qua R2 nên tx2 được tính: tx2 = R2.C1ln2 ≈ 0,7R2.C1 (4-8) Chu kỳ dao động của mạch: T = tx1+tx2 = 0,7(R3.C2+R2.C1) (4-9) Tần số dao động của mạch: f = )C.RC.R(7,01T11223+= (4-10) Với mạch đối xứng ta có: R1 = R4 = RC; R2 = R3 = RB. Chương 4: Mạch tạo xung 113 C1=C2=C, các tranzito T1, T2 cùng loại, cùng tham số thì: tx1=tx2 tx1 = tx2 = 0,7.RB.C T = 2tx = 1,4.RB.C f = C.R.4,11T1B= (4-11) 4.6.2. Mạch đa hài tự dao động dùng bộ khuếch đại thuật toán Mạch đa hài tự dao động dùng IC thuật toán và dạng xung ở các cực theo thời gian như ở hình 4-9. Phân tích nguyên lý làm việc của mạch bắt đầu tại thời điểm mạch đang ở trạng thái bão hoà dương Ura = +Urmax. Lập tức qua mạch phân áp R1 R2 cho điện áp hồi tiếp: max121max)(1 rrURRRUuβ=+=+ (4-12) Tụ C (trước đó nạp điện) phóng điện qua +E, đầu ra IC, điện trở R, rồi nạp tiếp làm cho UC tăng lên. Khi UC > U1(+) thì đầu ra lập tức đột biến về -Urmax, mạch chuyển sang trạng thái bão hoà âm. Qua mạch phân áp R1 R2 đưa về một điện áp: max121max)(1.rrURRRUUβ−=+−=−. (4-13) Tụ C phóng điện qua đầu ra IC, qua điện trở R làm cho uC giảm xuống, rồi nạp tiếp về phía - Urmax. Khi UC < U1(-) thì đầu ra đột biến từ -Urmax về +Urmax, mạch chuyển sang trạng UC U1 βUrmax - βUrmax +Urmax -Urmaxtx Ura R R2 R1 C _ +(a) UC U1(+) 0U1(-) U1 U1(+) 0U1(-) t1 t2 t3 -Urmax +Urmax t t t t1 t2 t3 Ura 0 t1 t2 t3 Tra (b) Hình 4-9: a. Bộ đa hài trên cơ sở bộ khuếch đại thuật toán. b. Đồ thị thời gian. Chương 4: Mạch tạo xung 114thái bão hoà dương ban đầu. Cứ như vậy mạch tự làm việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác cho dãy xung vuông ở đầu ra. Khi nguồn nuôi đối xứng có +Urmax= |-Urmax| thì độ rộng xung tx được xác định: tx = )RR21ln(.C.R21+ (4-14) Nếu chọn R1 = R2 thì: tx = R.C.ln3 ≈1,1R.C (4-15) Chu kỳ dao động: T = 2tx ≈ 2,2 R.C Tần số dao động: C.R2,21T1f == (4-16) Khi cần dạng xung ra không đối xứng ta dùng mạch ở hình 4-10. Bằng cách thay đổi giá trị tương quan giữa R' và R'' sẽ thay đổi được tx1 và tx2. Khi R' + R'' không đổi thì chu kỳ T = tx1 + tx2 sẽ được giữ nguyên. 4.7. MẠCH DAO ĐỘNG NGHẸT (BLOCKING) Mạch dao động nghẹt gồm một tranzito mắc phát chung và một biến áp xung có hồi tiếp dương sâu - nhờ đó tạo ra xung vuông có độ rộng hẹp cỡ (10-3÷10-6)s và biên độ lớn. Mạch điện và dạng điện áp ở hình 4-11. Trong mạch biến áp xung có ba cuộn. Để có hồi tiếp dương cuộn WB và WC có cực tính ngược nhau. Cuộn Wt lấy tín hiệu ra tải. Điốt D dùng hạn chế xung cực tính âm ra tải. Điện trở R(<<RB) dùng để hạn chế dòng cực gốc. Các hệ số biến áp xung: Hình 4-10: a. Mạch đa hài không đối xứng b. Đồ thị thời gian dạng xung ra +Urmax (a) (b) U Ura UC(t) tX1 tX2 t R'' D2 R' D1 R1 R2 C ura _ +-Urmax Chương 4: Mạch tạo xung 115 BCBwwn= ; tCtwwn= (4-17) Xét loại mạch nghẹt tự dao động. Xem như mạch đã làm việc ổn định, xung ra như hình vẽ. Trong khoảng thời gian 0÷t1 tranzito T đang tắt, IB, IC = 0, lúc này tụ C đang phóng điện từ +C qua cuộn WB, đất, nguồn EC, RB, R, →-C làm cho UB < 0, Ur = EC. Đến t1 UB > 0 đủ để T thông dòng IB, IC xuất hiện và tăng lên. Trên WC xuất hiện sức điện động chống lại sự tăng của IC có cực dương ở trên, cảm ứng qua cuộn WB điện áp U2 có cực dương ở phía dưới. Qua tụ C và điện trở R đặt vào cực gốc làm cho UB càng dương. Hồi tiếp dương xảy ra nhanh chóng đưa tranzito T sang chế độ bão hoà Æ UB đạt cực đại, IC ≈IC bh nên Ur= 0. Tiếp theo là thời gian nạp điện của tụ C bởi điện áp U2 trên cuộn WB. Do C nạp UC tăng lên làm cho UB giảm xuống vì thực tế trong quá trình này U2 hầu như không đổi (mà U2 = UB + UC) t1÷t3 là thời gian thiết lập đỉnh xung. Đến t2 do UB giảm làm tranzito rời khỏi chế độ bão hoà nên IB giảm kéo theo IC giảm. Trên cuộn WC xuất hiện sức điện động chống lại sự giảm của IC có cực âm ở phía trên. Nó cảm ứng qua cuộn WB điện áp U2 có cực âm phía dưới làm cho UB càng giảm, IB, IC càng giảm. Hồi tiếp dương lại xẩy ra nhanh chóng đưa tranzito sang chế độ cắt, tắt, IB, IC=0. Do sức điện động chống lại sự giảm của dòng IC trên cuộn WC mà ur có mức biên độ điện áp lớn hơn nguồn nuôi EC. Sau đó tụ C lại phóng điện như quá trình ban đầu. Khi cần lấy xung ra tải có cực tính dương ta quấn cuộn Wt ngược chiều WC với biên độ tCtnEU= Điốt D dùng để hạn chế (cắt bỏ) phần xung âm. Các tham số của xung ra: Hình 4-11: Mạch dao động nghẹt và điện áp các cực UB t1 t2 t3 t4 t t t Ur EC Ut 0 0 0 tx tph tx +EC Rt D Ut RB U2 C RUr * * UB Chương 4: Mạch tạo xung 116- Độ rộng xung: là thời gian nạp điện của tụ C. tx = t2 - t1 = ))rR.(nR.ln(.C).rR(VtBtV+′β+ (4-18) trong đó: rV là điện trở vào của tranzito. t21tR.nR =′ là tải phản về mạch cực góp. β là hệ số khuếch đại tĩnh của tranzito. - Thời gian phục hồi t2÷t3 là thời gian phóng điện của tụ C và được xác định bởi: tph = t3 - t2 = )n11ln(.R.CBB+ (4-19) - Bỏ qua thời gian tạo sườn thì chu kỳ dao động là: T = tx + tph - Tần số dao động là: phxddtt1T1f+== (4-20) 4.8. MẠCH HẠN CHẾ BIÊN ĐỘ Mạch hạn chế biên độ còn gọi là mạch xén biên, trong đó tín hiệu ra ur luôn tỷ lệ với tín hiệu vào uV nếu uV chưa một giá trị, một mức ngưỡng cho trước, còn khi uV vượt quá mức ngưỡng thì tín hiệu ra ur luôn giữ ở một giá trị không đổi. Các linh kiện tích cực được sử dụng trong mạch hạn chế thường là điốt, tranzito hay IC. Sau đây ta sẽ nghiên cứu các mạch hạn chế dùng điốt lý tưởng (tức là các điốt mà ở trạng thái tắt điện trở bằng vô cùng, thông có điện trở bằng không). Tuỳ theo cách mắc điốt là nối tiếp hay song song với tải, người ta phân biệt thành mạch hạn chế nối tiếp hay hạn chế song song. Cũng có thể phân loại theo chức năng hạn chế ở mức trên, hạn chế ở mức dưới (một phía) hoặc hạn chế ở hai mức (hai phía). Hình 4-12: Mạch hạn chế trên Uv R Uv Ura D E + _ (a) + _ Uv Ura R E (b) D U E t Ur (c) 0 Ur E E Uv 0 (d) Chương 4: Mạch tạo xung 117 Mạch hạn chế một phía mắc song song cho ở hình 4-12a. Ở mạch này khi UV ≤ E điốt tắt nên Ur = Uv. Ngược lại khi UV > E điốt thông Ur = E (lúc này UV sụt áp tất cả trên R). Đây là mạch hạn chế ở mức trên. Mạch hạn chế nối tiếp ở hình 4-12b, khi UV < E điốt thông, nối tắt lối ra với lối vào nên Ur = UV. Ngược lại khi UV > E điốt tắt nên Ur = E. Trên hình 4-12c là dạng tín hiệu ra khi tín hiệu vào là hình sin, còn hình 4-12d là đặc tuyến truyền đạt của mạch hạn chế trên. Trong các mạch đã nêu, nếu ta đổi chiều các điốt thì mach sẽ thực hiện chức năng hạn chế ở mức dưới. Ví dụ mạch hạn chế song song ở hình 4-13a, khi UV < E, D thông nên Ur= E. Trường hợp UV ≥ E, D tắt nên Ur = uV. Còn trong mạch hạn chế nối tiếp ở hình 4-13b, khi UV ≤ E điốt tắt nên Ur = E, khi UV > E điốt thông nên Ur = UV. Trên hình 4-14a, b là mạch hạn chế hai phía trong đó E2 > E1 Mạch hạn chế song song hình 4-14a khi UV < E1 thì D1 thông, D2 tắt do đó Ur=E1. Nếu UV > E2 thì D2 thông ,D1 tắt nên Ur = E2. Khi tín hiệu vào biến thiên trong phạm vi E1 ≤ UV ≤ E2 thì D1, D2 đều tắt nên Ur = UV. Mạch ở hình 4-14b cũng có nguyên lý tương tự nhưng cần chọn R2>>R1. Ở các mạch hạn chế thực tế dạng tín hiệu phụ thuộc rất nhiều vào thông số thực của các linh kiện trong mạch, phụ thuộc giá trị tải cũng như điện dung ký sinh. Các yếu tố đó có thể gây méo dạng tín hiệu ra một cách đáng kể nên cần tính toán một cách đầy đủ. Trong kỹ thuật, mạch hạn chế được dùng để tạo xung, sửa xung, chọn xung hay chống nhiễu.v.v R Uv Ura D1 E1 + (a) D2 E2 + + - Uv Ura R1 E1 (b) D1 R2 E2 D2 + - U UvUr R Uv Ura D E + - (a) + - Uv Ura R E(b) D U E t Ur Uv (c) 0 Ur E E Uv 0 (d) Hình 4-13: Mạch hạn chế dưới Chương 4: Mạch tạo xung 118 4.9. MẠCH TẠO XUNG RĂNG CƯA 4.9.1 Tham số tín hiệu xung răng cưa Tín hiệu xung răng cưa được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, chẳng hạn làm tín hiệu quét trong các máy hiện sóng, làm tín hiệu so sánh biến đổi điện áp hay thời gian.v.v Trên hình 4-15 là một tín hiệu xung răng cưa thông thường. Nó bao gồm hai phần rõ rệt: phần biến thiên tuyến tính theo thời gian gọi là thời gian quét thuận tqt và phần còn lại là thời gian quét ngược tqn. Các mạch tạo tín hiệu răng cưa phải bảo đảm sao cho thời gian quét thuận lớn hơn rất nhiều thời gian quét ngược. Biên độ của xung răng cưa là ΛU. Tín hiệu răng cưa có thể dương hay âm, thực hiện quét lên hoặc quét xuống và mạch tạo xung răng cưa có thể hoạt động ở chế độ đợi hay tự dao động. Trong thực tế, phần quét thuận của xung răng cưa không hoàn toàn tuyến tính. Do đó để đánh giá chất lượng đường quét của xung răng cưa, ta đưa ra hệ số phi tuyến ε, định nghĩa như sau: )0()()0(UUUtqt′′−′=ε (4-21) Hình 4-15: Tín hiệu xung răng cưa tqt tqn T t U Uˆ 0 Chương 4: Mạch tạo xung 119trong đó )0(U′ là độ dốc ở điểm bắt đầu đường quét thuận. )(tqtU′ là độ dốc ở điểm kết thúc đường quét thuận. Ngoài ra mạch quét còn được đánh giá theo hiệu suất sử dụng nguồn cung cấp. CEUΛ=η (4-22) Với ΛUlà biên độ, EC là điện áp nguồn. Nói chung tín hiệu răng cưa được tạo ra dựa trên quá trình nạp và phóng của tụ. Các mạch tạo xung răng cưa đều dựa theo một trong ba nguyên lý cơ bản sau: - Nạp, phóng cho tụ bằng mạch RC đơn giản. - Nạp hoặc phóng cho tụ qua nguồn dòng ổn định. - Dùng hồi tiếp để ổn định dòng nạp cho tụ. 4.9.2. Mạch tạo xung răng cưa dùng mạch tích phân RC. Trên hình 4-16 là sơ đồ nguyên lý tạo xung răng cưa dùng mạch RC. Trong mạch tranzito hoạt động ở chế độ khoá. Bình thường, khi không có xung kích thích, tranzito thông bão hoà do được cung cấp dòng IB khá lớn qua, do đó tín hiệu ra 0≈rU. Khi mạch được kích thích xung âm, tranzito tắt, tụ C nạp điện từ nguồn EC qua R. Điện áp trên tụ tăng dần theo: )1(./CRtCreEU−−= (4-23) Để xung ra tăng lên gần như tuyến tính cần chọn trị số R, C đủ lớn sao cho τ = RC >> txvào (txvào là độ rộng xung vào) Khi xung vào kết thúc tranzito thông và bão hoà trở lại, tụ C phóng điện nhanh qua tranzito tới giá trị gần bằng không. Thời gian quét thuận của mạch bằng thời gian tồn tại của xung vào, còn thời gian quét ngược là thời gian phóng điện của tụ C. Nhược điểm của loại mạch này là chất lượng tuyến tính của phần quét thuận không cao, do ở cuối dòng nạp cho tụ giảm dần. Để khắc phục nhược điểm trên, có thể sử dụng nguồn dòng ổn định để nạp cho tụ. +EC C Ur R1 RC C1 Uv t Hình 4-16: Mạch tạo xung răng cưa dùng mạch RC. Uv t Ur EC tqt tqn 0 0 Ubh rUΛChương 4: Mạch tạo xung 120 4.9.3. Mạch tạo xung răng cưa dùng nguồn dòng Trên hình 4-17 là sơ đồ nguyên lý mạch tạo xung răng cưa theo nguyên tắc dùng nguồn ổn dòng. Như ta đã biết, khi tụ nạp điện áp trên nó tỷ lệ với tích phân theo thời gian của dòng nạp qua nó. ∫=tCidtCU01 Vì vậy nếu dòng nạp cho tụ lấy từ một nguồn dòng, tức là: i =I0 = const. thì điện áp trên tụ sẽ biến đổi tuyến tính theo thời gian. tCItdICUtC 1000==∫ (4-24) Mạch ở hình 4-17 tranzito T1 hoạt động như một khoá điện tử. Bình thường khi chưa có xung vào do được cấp dòng IB1 đủ lớn nên T1 bão hoà, do đó điện áp ra gần như bằng không. Tranzito T2 đóng vai trò nguồn dòng. Nhờ có điốt ổn áp D nên điện áp cực gốc T2 luôn ổn định. Vì vậy dòng qua T2, IE2 cũng như IC2 có giá trị ổn định. ED2EBC2E2CRUUEII−−=≈ (4-25) Trong khi T1 bão hoà, dòng IC2 này bằng dòng IC1. Khi có xung âm vào T1 tắt, tụ C nạp điện bởi dòng IC2 và điện áp trên tụ tăng tuyến tính theo thời gian: 2201.tCBE DrC CEEU UUU idt tCCR−−== =∫ (4-26) tqn t t R1 R2 RE +EC T2 D C UraUV C1 T1 Hình 4-17: Mạch tạo xung răng cưa dùng nguồn dòng Uv Ur tqt 0 0 Ubh rUΛChương 4: Mạch tạo xung 121Khi hết xung kích thích T1 lại thông và bão hoà, tụ C phóng điện nhanh qua T1 làm cho Ur giảm xuống nhanh chóng về điện áp gần bằng không. 4.9.4. Mạch tạo xung răng cưa thêm tầng khuếch đại có hồi tiếp Để tăng độ tuyến tính của đường quét thuận, trong một số mạch tạo xung răng cưa ta dùng thêm mạch khếch đại có hồi tiếp như trên hình 4-18 (còn gọi là mạch quét Boostrap). Trong mạch này T1 luôn thông bão hoà khi không có xung vào, do đó điện áp trên tụ C luôn xấp xỉ bằng không (UC ≈ 0). Lúc đó tồn tại một dòng điện chạy từ nguồn EC, qua điốt D, qua R đến T1. Tầng khuếch đại T2 mắc cực góp chung, có độ khuếch đại điện áp gần bằng một nên điện áp ra 0rCUU≈=, tụ C0 (có điện dung rất lớn hơn tụ C) lúc này nạp điện tới giá trị EC, UC0 = EC. Khi có xung kích thích, tranzito T1 tắt, tụ C bắt đầu được nạp điện bởi dòng do tụ C0 phóng ra qua R. Theo mức độ nạp của tụ C, điện áp ra tăng dần và do đó điốt tắt. Ta thấy dòng nạp cho tụ C khá ổn định nhờ điện áp trên tụ C0 hầu như không đổi trong suốt thời gian quét thuận nên điện áp ra tuyến tính. Về mặt giải tích, có thể xác định dòng nạp cho tụ C thông qua điện áp hạ trên R. RuuuRuICr0CR−+== (4-27) Do tầng khuếch đại T2 có hệ số khuếch đại điện áp gần bằng 1, rCuu≈ nên: RERUICC=≈0 (4-28) Trong quá trình nạp: tCREidtCUUCtCr..10==≈∫ (4-29) Uv t t Ur tqt tqn 0 ơ 0 Ubh UV T1 R1 D R C0 +ECRE C T2 Ur Hình 4-18: Mạch tạo xung răng cưa thêm tầng khuếch đại có hồi tiếp C1 Chương 4: Mạch tạo xung 122Sau khi xung vào kết thúc, T1 thông và bão hoà trở lại, tụ C phóng điện qua T1. Khi tụ C phóng điện giảm xuống xấp xỉ bằng không điốt D thông và tụ C0 lại nạp bổ sung đến giá trị CCEU=0 ban đầu. Trong mạch này thời gian quét thuận cũng bằng độ rộng xung vào. Cũng có thể dùng mạch tích phân có BKĐTT để tạo xung răng cưa. 4.10. MẠCH TẠO TÍN HIỆU HỖN HỢP Loại mạch này được sử dụng trong các máy tạo sóng đa chức năng. Nó có thể đồng thời tạo ra ba loại tín hiệu xung vuông, xung tam giác và điện áp hình sin. Sơ đồ khối của mạch được thể hiện trên hình 4-19. Nó gồm ba khối chính là M1, M2 và M3. Hệ kín gồm một mạch tích phân (một mạch khuếch đại thuật toán và hai phần tử R1C1) phần tử chuyển mạch M2 (mạch khuếch đại thuật toán và một khâu hồi tiếp dương R1, R2) tạo thành một hệ tự dao động, cho ra hai dạng tín hiệu: tín hiệu tam giác (U1) và tín hiệu xung chữ nhật (U2). M3 là bộ biến đổi xung tam giác - hình sin cho tín hiệu đầu ra U3 là sin. Các tín hiệu này có cùng tần số, dạng điện áp ở các đầu ra như ở hình 4-20. M1 M2 M3 U2 U1 U3 Hình 4-19: Sơ đồ khối máy tạo sóng đa chức năng U2 t t t U1 U3 Hình 4-20: Dạng điện áp các đầu ra máy tạo sóng chức năng. Chương 4: Mạch tạo xung 1234.11. MẠCH TẠO DAO ĐỘNG CÓ TẦN SỐ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN ÁP (VCO) Yêu cầu chung đối với các mạch tạo dao động có tần số điều khiển được là quan hệ giữa điện áp điều khiển và tần số dãy xung ra phải tuyến tính. Ngoài ra mạch phải có độ ổn định tần số cao, giải biến đổi của tần số theo điện áp rộng, đơn giản, dễ điều chỉnh. Về nguyên tắc, có thể dùng một mạch tạo dao động mà tần số dao động của nó có thể biến thiên được trong phạm vi %10± đến %50± xung quanh tần số dao động tự do f0. Tuy nhiên người ta thường dùng các bộ tạo xung chữ nhật hơn cả, vì loại này có thể làm việc trong phạm vi tần số khá rộng. Trong phạm vi (501÷MHz) thường dùng các mạch tạo dao động đa hài. Các bộ tạo dao động điều khiển bằng dòng điện ưu việt hơn các bộ tạo dao động điều khiển bằng điện áp ở chỗ: nó có phạm vi tuyến tính của đặc tuyến truyền đạt rộng hơn. Một sơ đồ đơn giản của VCO là mạch dao động đa hài được biểu diễn trên hình 4-21. Khi nối đầu điều khiển với EC thì đây là một mạch dao động đa hài thông thường. Khi tách ra và đặt điện áp điều khiển vào đầu đó Ud thì tần số dãy xungra biến thiên theo Ud. Cụ thể nếu Ud tăng thì thời gian phóng nạp của tụ giảm, do đó tần số của dao động tăng và ngược lại. Ta có đặc tuyến truyền đạt f = f(Ud) biểu diễn trên hình 4-22. Vùng làm việc fr (Khz) 1,1 1,0 0,9 -5V 0 +5V Ud(v) Hình 4-22: Quan hệ giữa tần số dao động ra của VCO với điện áp điều khiển T1 RC RC C C R R Ud Ur +EC T2 Hình 4-21: Mạch tạo dao động đa hài có tần số điều khiển bằng điện áp - EC Chương 4: Mạch tạo xung 124TÓM TẮT Chương này nêu lên các mạch tạo xung, nguyên lý tạo xung và dạng xung đầu ra của mạch. Các vấn đề chung cần hiểu và nắm được: - Khái niệm về tín hiệu xung, các tham số của tín hiệu xung. - Chế độ làm việc của tranzito ở mạch xung. Tranzito trong mạch xung mắc cực phát chung làm việc ở chế độ tắt và chế độ bão hoà do điện áp đặt lên cực điều khiển quyết định. Với tranzito loại NPN, khi UBE ≤ 0 tranzito tắt IC = 0, UCE = E, khi UBE > 0 đủ lớn thì tranzito bão hoà IC = IC max, UCE = 0. - Chế độ làm việc của BKĐTT trong mạch xung. Trong mạch xung BKĐTT làm việc ở chế độ so sánh. Do có hệ số khuếch đại rất lớn, lý tưởng K = ∞ nên khi làm việc điện áp ra BKĐTT ở một trong hai trạng thái bão hoà dương hoặc bão hoà âm. Biên độ điện áp ra cực đại bằng E – 2V. - Các mạch tạo xung vuông: + Mạch trigơ Smit tín hiệu hình sin đưa vào cửa đảo, mạch hồi tiếp dương đưa về cửa thuận qua bộ phân áp R1, R2. Tuỳ theo mức điện áp vào so sánh với điện áp hồi tiếp mà mạch chuyển đổi trạng thái đầu ra để tạo ra dãy xung vuông. Tần số xung ra bằng tần số tín hiệu vào. + Mạch đa hài đợi: khi có nguồn mạch ở trạng thái ổn định bão hoà âm do có điốt D. Khi có xung đầu vào mạch chuyển sang trạng thái không ổn định (bão hoà dương) một thời gian rồi tự trở về trạng thái ổn định chờ xung vào tiếp. Có một xung vào đầu ra nhận được một xung ra, tần số xung ra bằng xung vào. + Mạch đa hài tự dao động: Mạch đa hài tự dao động dùng tranzito. Mạch có hai tranzito mắc cực phát chung và hai tụ C. Khi có nguồn hai tranzito thay nhau thông bão hoà, tắt; hai tụ thay nhau nạp phóng cho đầu ra dãy xung vuông trên trục thời gian. Khi mạch đối xứng, xung ra có biên độ bằng EC, tần số xung ra f = 1/1,4RB.C. Mạch đa hài tự dao động dùng BKĐTT. Mạch có phần tử nạp phóng RC, mạch hồi tiếp dương lấy điện áp về so sánh qua R1, R2. Khi mạch làm việc tại các thời điểm điện áp trên tự C (UC) lớn hơn hay bé hơn điện áp hồi tiếp (U1 lấy trên R1) thì đầu ra mạch chuyển đổi trạng thái tạo ra dãy xung vuông. Dãy xung vuông biến đổi xung quanh trục thời gian có biên độ là Ur max. Khi chọn R1 = R2 tần số dao động của mạch f = 1/2,2RC. Khi thay đổi một trong hai thông số RC của mạch đa hài tự dao động thì tần số xung ra thay đổi theo. - Mạch hạn chế: mạch này có thể dùng để tạo xung, chọn xung, chống nhiễu. Xét loại mạch hạn chế dùng điốt. Mạch hạn chế một phía có thể hạn chế ở mức 0 hoặc mức E. Muốn thay đổi phía hạn chế ta đổi chiều điốt. Mạch hạn chế hai phía phải có hai điốt và hai mức hạn chế. Mức hạn chế phải thoả mãn điều kiện của mạch. Ở mạch hạn chế một phía mức E bé hơn biên độ tín hiệu vào. Mạch hạn chế hai phía có mức hạn chế E1, E2 phải thoả mãn biên độ tín hiệu vào > E2 > E1. Xét hai mạch hạn chế song song và nối tiếp cùng có mức hạn chế E1, E2. Chương 4: Mạch tạo xung 125- Mach tạo xung răng cưa. Cần nắm được các tham số đặc trưng tín hiệu xung răng cưa. Phân tích các mạch tạo xung răng cưa dùng mạch tích phân RC, mạch dùng nguồn dòng, mạch dùng tầng khuếch đại có hồi tiếp để so sánh chọn mạch có hệ số phi tuyến nhỏ, hiệu suất cao. Trong các mạch trên mạch tạo xung răng cưa dùng nguồn dòng có độ tuyến tính cao, hiệu suất cao vì suốt trong quá trình tụ C nạp điện dòng nạp không thay đổi. Mạch tạo xung dùng tầng khuếch đại có hồi tiếp cũng có độ tuyến tính cao, hiệu suất cao do dòng nạp không đổi. - Mạch tạo tín hiệu hỗn hợp: nắm được sơ đồ khối của bộ tạo tín hiệu tổng hợp xung vuông, xung tam giác và tín hiệu hình sin. - Mạch tạo dao động điều khiển bằng điện áp: nắm được mạch đa hài tự dao động dùng tranzito điều khiển tần số xung ra băng điện áp. Quan hệ giữa tần số tín hiệu ra và điện áp điều khiển là quan hệ tuyến tính. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 4.1. Thế nào là tín hiệu xung? Nêu các tham số đặc trưng của tín hiệu đó? 4.2. Chế độ làm việc của tranzito ở mạch xung? 4.3. Chế độ làm việc của BKĐTT ở mạch xung? 4.4. Thế nào là mạch tri gơ? trình bày trigơ Smith đảo dùng BKĐTT? 4.5. Thế nào là mạch đa hài đợi? trình bày mạch đa hài đợi dung BKĐTT? 4.6. Thế nào là mạch đa hài tự dao động? Công thức tính độ rộng xung, chu kỳ T và tần số làm việc của mạch dùng BKĐTT khi R1 = R2 ? 4.7 Thế nào là mạch hạn chế, ứng dụng của nó ? 4.8 Tr×nh bμy m¹ch h¹n chÕ hai phÝa m¾c nèi tiÕp? 4.9 Tr×nh bμy m¹ch h¹n chÕ hai phÝa m¾c song song? 4.10. Nêu các tham số đặc trưng của điện áp răng cưa? 4.11. Trình bày mạch tạo điện áp răng cưa dùng mạch tích phân RC? 4.12. Trình bày mạch tạo điện áp răng cưa dùng nguồn dòng? 4.13. Cho mạch điện hình P4-13. Tín hiệu vào hình sin tần số thấp, biên độ 6v. Điện áp nguồn E = ±12v. a. Vẽ dạng tín hiệu ra? b. Khi Uv đưa tới cửa đảo, cửa thuận nối đất hãy vẽ dạng Ur. Hình P 4-13. UrUvChương 4: Mạch tạo xung 1264.14 . Cho mạch điện hình P4-14. Điện áp vào sin tần số thấp, biên độ 6v? Nguồn nuôi E = ± 15v. 5VUrUv2kΩ 3kΩ a. Vẽ dạng tín hiệu ra ? b. Khi tín hiệu đưa vào cửa đảo, điện áp ngưỡng đưa vào cửa thuận. Vẽ Ur ? 4.15 . Cho mạch điện hình P4-15. Biết R = 12kΩ, C = 0,2μF, R1 = R2 = 30kΩ. Nguồn E = ±12v. a. Vẽ dạng tín hiệu ra? b. Xác định điện áp hồi tiếp ? c. Xác định chu kỳ tần số dao động? 4.16. Thiết kế mạch hình P4-15 để tạo tín hiệu ra 1kHz ? 4.17. Thiết kế mạch hình P4-15 để tạo tín hiệu ra có tần số biến đổi từ 500Hz đến 5kHz ? 4.18. Cho mạch hạn chế hai phía hình P4-18. Biết Uv là tín hiệu sin biên độ 10v, E1 = 2v, E2 = 6v, R1 = 1kΩ, R2 = 9kΩ. Điốt Đ1, Đ2 lý tưởng. Nêu nguyên lý, vẽ dạng tín hiệu ra. Xác định mức hạn chế ? UvUr+E2+E1R2R1D1D2 4.19. Nêu công thức tính tần số trong mạch đa hài đối xứng tự dao động dùng tranzito? a.f = 1/0,7RB.C. Hình P 4-14. Hình P 4-18. Hình P 4-15. UrCR1R2RChương 4: Mạch tạo xung 127 b. f = 1/1,4RB.C. c. f = 1/1,4RC.C. 4.20. Xác định biên độ xung ra của mạch đa hài tự dao động dùng tranzito có nguồn nuôi E vôn? a. E vôn. b. E/2 vôn. c. E – 2 vôn. 4.21. Nêu công thức tính tần số của mạch đa hài tự dao động dùng BKĐTT khi có điện trở ở mạch hồi tiếp dương R1 = R2? a. f = 1/2,2 R.C. b. f = 1/2,2R1.C. c. f = 1/1,4 R.C. 4.22. Nêu tác dụng của điốt D trong mạch đa hài đợi dùng BKĐTT? a. Để giữ cho mạch có một trạng thái ổn định ban đầu. b. Để giữ cho biên độ xung ra ổn định. c. Để giữ cho tần số xung ra ổn định. 4.23. Nêu điều kiện của mức hạn chế E1, E2 trong mạch hạn chế hai phía dùng điốt đã học? a. û21.EE>> b. E2 < E1 < û c. E2 < Uv < E1. 4.24. Xác định biên độ xung ra của mạch đa hài dùng BKĐTT khi có nguồn nuôi ±E vôn? a.E vôn. b.E – 2 vôn. c. E/2 vôn.

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu Tài liệu đào tạo môi trường (Các khoá A, B, C và D) doc Tài liệu Tài liệu đào tạo môi trường (Các khoá A, B, C và D) doc
    • 3
    • 718
    • 0
  • Tài liệu Cấu tạo vỏ electron bài 4 doc Tài liệu Cấu tạo vỏ electron bài 4 doc
    • 6
    • 383
    • 0
  • Tài liệu Mạch từ docx Tài liệu Mạch từ docx
    • 12
    • 519
    • 3
  • Tài liệu Mạch cầu H docx Tài liệu Mạch cầu H docx
    • 20
    • 634
    • 7
  • Tài liệu Mạch phát dùng PT2248 docx Tài liệu Mạch phát dùng PT2248 docx
    • 6
    • 504
    • 1
  • Tài liệu Phần Tạo CSDL docx Tài liệu Phần Tạo CSDL docx
    • 7
    • 513
    • 2
  • Tài liệu Sáng Tạo Bất Đẳng Thức docx Tài liệu Sáng Tạo Bất Đẳng Thức docx
    • 352
    • 663
    • 6
  • Tài liệu Cấu tạo của Transitor doc Tài liệu Cấu tạo của Transitor doc
    • 10
    • 819
    • 3
  • Tài liệu Cấu tạo hoá học của prôtêin docx Tài liệu Cấu tạo hoá học của prôtêin docx
    • 6
    • 712
    • 0
  • Tài liệu Cấu tạo vỏ da bò sát (Reptilia) docx Tài liệu Cấu tạo vỏ da bò sát (Reptilia) docx
    • 7
    • 910
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(490.93 KB - 23 trang) - Tài liệu Mạch tạo xung doc Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Loại Mạch Tạo Xung