Tài Liệu Môn Ngữ âm Học! - - Thư Viện Trực Tuyến Violet
Có thể bạn quan tâm
- Ngữ âm tiếng việt – Đoàn Thiện Thuật
- Ngữ âm tiếng việt – Vương Hữu Lễ - Đoàn Dũng
Chương I: Đại cương ngữ âm
- A. Bản chất của ngữ âm
I. Bản chất sinh học
- Khảo sát bộ máy phát âm của con người ( 2 lá phổi, thanh hầu – Khoang cộng hưởng âm thanh, dây thanh, khoang miệng, khoang mũi
- Bộ phận cấu âm: Môi, răng, lưỡi, lợi
=> Hoạt động phát âm:
Luồng hơi từ phổi qua thanh hầu làm rung dây thanh và tạo nên những sóng âm có tần số khác nhau. Những sóng âm này được cộng hưởng ở các khoang phát âm.
II. Bản chất âm học
- Là khảo sát đặc trưng vật lý của âm thanh: Cao độ cường độ, trường độ …
III. Bản chất xã hội của âm thanh
- Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống ngữ âm riêng do cộng đồng người quy ước thừa nhận và sử dụng
+ Mỗi ngôn ngữ lựa chọn sử dụng một số lượng âm vị nhất định.
+ Có những âm vị có mặt trong ngôn ngữ này nhưng không có mặt trong ngôn ngữ khác.
+ Cùng một sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan mỗi ngôn ngữ lựa chọn một hình thức âm thanh khác nhau để biểu đạt.
VD: TV gọi là sách nhưng tiếng anh là book.
B. Một số khái niệm cơ bản của ngữ âm
I. Âm tố
1. Định nghĩa
VD: Ta – có 2 động tác phát âm t và a
- Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói
2. Đặc điểm của âm tố
- Âm tố thể hiện thông qua cá nhân nên mang dấu ấn cá nhân.
- Âm tố thanh đổi theo hoàn cảnh và bối cảnh phát âm. Vì vậy âm tố có số lượng vô hạn.
3. Ký hiệu âm tố
- Mỗi ngôn ngữ có một chữ viết khác nhau để có sự thống nhất về chữ viết cho mọi ngôn ngữ trên thế giới năm 1958 hội ngữ âm học quốc tế đã quy ước ký hiệu âm tố.
- Ký hiệu âm tố được lấy trong bảng chữ cái la tinh đặt trong ngoắc vuông và viết bằng chữ in thường.
- Thanh ngang số 1 huyền 2 ngã 3 hỏi 4 sắc 5 nặng 6
VD: [ huien ]2
4. Phân loại âm tố
- Dựa vào bản chất tự nhiên phân chia làm 2 loại: Nguyên âm và phụ âm
+ Nguyên âm: khi phất âm luồng hơi từ phổi phát ra tự do không bị cản, luồng hơi nhẹ bộ máy phát âm hoạt động điều hòa
+ Phụ âm: luồng hơi từ phổi phát ra không tự do bị cản, phá cản vượt ra ngoài, luồng hơi mạnh.
5. Tiêu chí miêu tả nguyên âm
Có 3 tiêu chí:
- Dựa vào độ mở của miệng chia thành 4 nhóm
+ Nguyên âm rộng ( mở ): a, ă
+ Nguyên âm hơi rộng: e, o
+ Nguyên âm hẹp: i, u, ư
+ Nguyên âm hơi hẹp: ê, ô, ơ
- Dựa vào vị trí của lưỡi khi phát âm: chia làm 3 nhóm
+ Nguyên âm hàng trước: i, ê, e
+ Nguyên âm hàng sau: ô, ơ, u, a, ư
+ Nguyên âm hàng giữa: Tiếng việt không có
- Dựa vào hình dáng của môi khi phát âm: Tròn hay dẹt
+ Nguyên âm tròn môi: u, ô, ơ, o
+ Nguyên âm dẹt: i, e, a, ư
VD: Nguyên âm a là nguyên âm mở thuộc hàng sau và khi phát âm không tròn môi.
6. Tiêu chí miêu tả phụ âm
- Dựa vào phương thức phát âm: Cách cản hơi và phá cản
+ Phương thức tắc: Tắc miệng ( b, d, t )
Tắc vang mũi: m, n, g
Tắc bật hơi: t
+ Phương thức xát
Phụ âm xát miệng: s, x
Xát bên: l
+ Phương thức rung: r
- Dựa vào sự tham gia của dây thanh
+ Phụ âm hữu thanh: m, nh, l
+ Phụ âm vô thanh: b, t, c
- Miêu tả phụ âm dựa vào bộ phận cấu âm
+ Phụ âm môi
Môi – môi: m, b
Môi – răng: ph, v
Phụ âm đầu lưỡi:
Đầu lưỡi lợi: t,d
Đầu lưỡi răng: s
Đầu lưỡi ngạc cứng: th
Phụ âm mặt lưỡi
Mặt lưỡi trước – ngạc cứng: ch, nh
Mặt lưỡi trước - Ngạc mềm: c, ng
Phụ âm họng: h
VD: phụ âm [ n ] là phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh, đầu lưỡi lợi
[ l ] là phụ âm tắc xát bên, hữu thanh, đẫu lưỡi lợi
II. Âm vị
1. Khái niệm
- Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ.
2. Phân biệt âm vị và âm tố
- Âm vị được phát âm thành âm tố cụ thể trong lời nói. Ngược lại âm tố chính là sự hiện thực hóa, là điều kiện tồn tại của âm vị, mối quan hệ giữa âm vị và âm tố là mối quan hệ giữa cái chung và cái giêng cái khái quát và cụ thể cái có hạn và cái vô hạn.
3. Các dạng thể hiện của âm vị
a) Dạng tiêu thể
- Làdạng thể hiện bình thường phổ biến của âm vị.
b) Dạng biến thể
- Dạng thể hiện không bình thường và phổ biến của các âm vị
* Biến thể kết hợp:
- Biến thể đồng hóa: Là dạng biên thể xảy ra khi 2 âm kết hợp với nhau có cấu âm khác nhau thì 1 trong 2 âm sẽ biến đổi cho giống hoặc gần giống với âm kia.
VD: Bác Hồ ra đi để lại muôn vạn => muôn vàn
- Biến thể dị hóa: Xảy ra khi 2 âm có cấu âm giống nhau khi kết hợp với nhau thì một trong 2 âm phải biến đổi cho khác âm kia.
+ Dị hóa thanh điệu:
VD: đỏ đỏ => đo đỏ
+ Dị hóa phụ âm đầu
VD: Mười năm => mười lăm
+ Dị hóa với âm cuối và thanh điệu
VD: sát sát => san sát
ð Âm cuối được biến đổi theo hướng vô thanh thành hữu thanh
ð T => n ( bần bật ), p => m ( đèm đẹp ), ch => nh ( khanh khách ), c => ng ( khang khác )
ð Thanh điệu: trắc => bằng
? Các từ láy: thiêm thiếp, bần bật, san sát, tôn tốt… được SGK TV tiểu học xếp vào dạng từ láy âm đầu, SGK ngữ văn 6 cũ xếp vào từ láy tiếng biến đổi âm cuối và thanh điệu. Anh chị hãy lý giải cơ sở thực tế và cơ sở khoa học cho 2 quan niệm này?
* Biến thể tự do
Huyện => huện
* Biến thể theo từ nguyên dân gian ( Biến thể lịch sử )
VD: Ông trời => ông giời, hai mươi lăm => hai nhăm, hai lăm, nhời nhẽ => lời lẽ, đẹp trai => đẹp giai…
4. Phân loại âm vị
a) Âm vị âm đoạn
- Là những âm vị có thể phát âm riêng biệt được, thể hiện theo trật tự tuyến tính thời gian, có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ. ( nguyên âm và phụ âm )
b) Âm vị siêu âm đoạn ( Siêu đoạn tính )
- Là âm vị phát âm với vận tốc cực nhanh không thể phát âm riêng biệt được mà phải được thể hiện đồng thời cùng các âm vị khác, không được thể hiện theo trật tự tuyến tính và thời gian nhưng vẫn đảm bảo chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ.
VD: thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu là âm vị siêu âm đoạn ( Tiếng việt không có trọng âm mà trong tiếng Nga mới có )
III. Khái niệm âm tiết ( Tiếng )
1. Khái niệm
VD: Bé mở rađiô => có 5 tiếng vì chứa 5 nguyên âm
- Là khúc đoạn nhỏ nhất của chuỗi phát âm có chứa các yếu tố ngôn điệu như: trọng âm hay thanh điệu.
2. Các học thuyết khác về âm tiết
a) Định nghĩa chức năng
- Âm tiết được cấu tạo bởi một số âm xoay xung quanh một âm hạt nhân, âm hạt nhân là nguyên âm, các âm bao quanh là phụ âm, nguyên âm không bao giwof vắng mặt nên có thể dựa vào nguyên âm để xác định âm tiết.
b) Học thuyết về độ căng cơ bắp phát âm
- Khi phát âm một âm tiết thường bắt đầu bằng một yếu tố mạnh và kết thúc bằng một yếu tố yếu hơn, sự mạnh hay yếu của luồng hơi gắn liền với độ căng lên hay trùng xuống của cơ bắp phát âm.
VD: học tập
O â
H c t p
- Nguyên âm nằm ở đỉnh gọi là yếu tố âm tiết tính ( yếu tố quan trọng nhất trong mỗi âm tiết ) và có độ vang lớn nhất.
Chương II. Ngữ âm tiếng việt
A. Âm tiết tiếng việt
I. Đặc điểm
1. Có ranh giới rõ dàng trong chuỗi phát âm
- Phát âm: Mỗi âm tiết tiếng việt được đọc thành một âm tách rời không có hiện tượng đọc nối một bộ phận của âm tiết này sang âm tiết sau như trong các ngôn ngữ châu âu.
VD: im ắng
- Chữ viết: Mỗi âm tiết tiếng việt được viết thành một chữ, và khoảng cách được quy định là một con chữ o cùng cỡ, trong khi đó ở trong ngôn ngữ châu âu các âm tiết trong một từ được viết liền nét với nhau.
VD: Sinh viên
- Hơn nữa mỗi âm tiết tiếng việt lại gắn liền với một trong 6 thanh điệu vì vậy việc xác định ranh giới trở nên thuận lợi và rõ ràng hơn.
2. phần lớn âm tiết tiếng việt có nghĩa
- Khi âm tiết trùng với hình vị trong các từ ghép.
VD: Bút máy ( bút là một hình vị, máy là một hình vị, mỗi hình vị đều có nghĩa )
- Âm tiết trùng với từ đơn
VD: Cây, chạy, bút …
- Một số âm tiết nếu xét theo quan niệm hiện nay ( đồng đại ) thì không có nghĩa nhưng nếu xét theo quan điểm lịch đại thì vẫn có nghĩa và đây được coi là hiện tượng mờ nghĩa.
VD: chùa chiền ( chiền: là chùa nhỏ không có ruộng và không có đất )
- Thậm chí do áp lực về nghĩa mà trong thực tế sử dụng một số tiếng vốn không có nghĩa vẫn được sử dụng như tiếng có nghĩa.
VD: chán trường ( chán có nghĩa nhưng trường không có nghĩa )
Vội vàng: vội có nghĩa vàng không có nghĩa
- Chỉ một số lượng nhỏ các âm tiết không có nghĩa ( chiếm 1/3 số lượng )
+ Các tiếng nằm trong từ mượn của ngôn ngữ châu âu
VD: ra đi ô, xà phòng, ni lông
+ Một số tiếng trong các từ cổ
VD: bồ kết, bù nhìn
+ Các tiếng láy trong từ láy
VD: nhỏ nhắn, vui vẻ …
II. Cấu trúc của tiết tiếng việt
1. Cấu trúc bậc hai
- Ở dạng đầy đủ nhất âm tiết tiếng việt có 5 yếu tố cấu thành chia làm 3 bộ phận theo mô hình cấu trúc bậc 2 như sau:
Âm tiết
B1: Phụ âm đầu vần thanh điệu
B2: Âm đầu âm chính âm cuối
- Để cấu trúc bậc 2 như vậy là căn cứ vào khả năng kết hợp và đứng độc lập của các yếu tố tham gia cấu tạo âm tiết. Bậc 1 gồm các yếu tố kết hợp với nhau lỏng lẻo mức độ độc lập cao là phụ âm đầu, vần và thanh.
- Bậc 2 gồm các yếu tố kết hợp với nhau chặt chẽ mức độ độc lập thấp: âm đầu âm chính và âm cuối.
* Mô hình tổng quát:
Thanh điệu | |||
Phụ âm đầu | Vần | ||
Âm đầu | Âm chính | Âm cuối |
- Vị trí cố định các yếu tố
- Trong 5 yếu tố trên chỉ có âm chính và thanh điệu không bao giờ vắng mặt các yếu tố còn lại có thể vắng.
2. 8 mô hình cấu tạo của âm tiết tiếng việt
- Âm đầu: C1
- Âm đệm: W
- Âm chính: V
- Am cuối C2
* Mô hình 1: C1WVC2 ( 1234 )
t | u | ấ | n |
VD: tuấn
* Mô hình 2: C1WV ( 123)
t | u | ệ |
VD: tuệ
* Mô hình 3: C1VC2 ( 134 )
l | a | n |
VD: lan
* Mô hình 4: WVC2 ( 234 )
u | yể | n |
VD: uyển
* Mô hình 5: VC2 ( 34 )
ô | ng |
VD: ông
* Mô hình 6: WV ( 23 )
o | a |
VD: oa
* Mô hình 7: C2V (13)
t | a |
VD: ta
* Mô hình 8: V (3)
ô |
VD: ô
* Bài tập
Vẽ mô hình cấu tạo các âm tiết trong bài ca dao sau
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
* Bài tập: Tự chọn một đoạn thơ lục bát 6 dòng và vẽ mô hình cấu tạo các âm tiết trong đoạn thơ đó
III. Phân loại
- Dựa vào âm cuối vần chia làm 4 loại hình:
+ Âm tiết mở: vắng âm cuối
VD: Khế, nửa, chua
+ Âm tiết nửa mở: Khi âm cuối là bán âm
VD: ơi, ai, cây
+ Âm tiết khép: Khi âm cuối là các phụ âm tắc vô thanh
VD: kết thúc p, t, c
+ Âm tiết nửa khép: Khi âm cuối là các phụ âm vang mũi hữu thanh ( m, n, ng, nh )
ð Đây là cách phân loại mang tính phổ quát với nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
ð Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc phân tích tu từ ngữ âm.
B. Hệ thống âm vị tiếng việt
I. Hệ thống phụ âm đầu
1. Đặc trưng ngữ âm
- Vị trí: Đứng ở vị trí đầu tiên trong mô hình cấu tạo tiếng
- Chức năng: Mở đầu âm tiết
- Bản chất: Mở đầu là phụ âm
- Số lượng:
+ Theo quan niệm truyền thống: Có 21 + 1 phụ âm đầu.
VD: Ầm ĩ là từ láy vì láy khuyết phụ âm đầu hay tắc thanh hầu
+ Hiện nay căn cứ vào thực tế phát âm và chữ viết thể hiện người ta bổ xung thêm 2 phụ âm đầu như sau:
/p/ vì phụ âm này xuất hiện trong nhiều từ mượn
/p/ còn xuất hiện trong các từ thuần việt chỉ địa danh hay tên riêng của người việt
( Gắn với tiếng của dân tộc thiểu số:SaPa, Phan xi păng, Pác Bó ( đầu nguồn ),
Trong 6 phụ âm cuối: m, n, p, t, k, ng: bổ xung thêm p vào
+ Phụ âm rung / r /
2. Chữ viết thể hiện và khả năng kết hợp
a) Nhóm phụ âm vang mũi
* / m /
+ Phụ âm tắc – hữu thanh, môi – môi
+ Không kết hợp với âm đệm
+ Chữ viết thể hiện: m
* / n /
+ Phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh, đầu lưỡi lợi
+ Kết hợp hạn chế với âm đệm ( Có 2 trường hợp: noan, noãn )
+ Chữ viết thể hiện: n
* / nh /
+ Phụ âm tắc vang mũi, hữu thanh, mặt lưỡi trước – ngạc cứng.
+ Khả năng kết hợp: xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: ghép 2 chữ n và h
* / ng /
+ Tắc vang mũi, hữu thanh, gốc lưỡi sau – ngạc mềm
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết.
+ Chữ viết: có 2 loại chữ ( ng: khi kết hợp với nguyên âm hàng sau – u, o, ô, ơ; ngh: khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước i, e, ê, ie
b) Nhóm phụ âm tắc miệng
* / b /
+ Phụ âm tắc miệng, hữu thanh, môi – môi
+ Khă năng kết hợp: Không kết hợp với âm đệm
+ Chữ viết: b – bà
* / d /
+ Tắc miệng, hữu thanh, đầu lưới lợi
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: đ – đa
* / t /
+ Phụ âm tắc miệng, vô thanh, đầu lưỡi lợi
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: t – tú
* / th /
+ Phụ âm tắc miệng, vô thanh, đầu lưỡi lợi
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: th – tha, thà
* / ch /
+ Tắc miệng, vô thanh, mặt lưỡi trước – ngạc cứng
+ KHả năng kết hợp: Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: ch – cha
* / tr /
+ Tắc miệng, vô thanh, đầu lưỡi – ngạc cứng
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: tr – tra
* / p /
+ Tắc miệng, vô thanh, môi – môi
+ Không kết hợp với âm đệm
+ Chữ viết: p – pin đèn
* / c /
+ Tắc miệng, vô thanh, mặt lưỡi sau – ngạc mềm
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: c – khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau ( a, u, o ); k – khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước ( i, e, ê ); q – khi kết hợp âm đệm u ( quê )
Lưu ý:
- / c / xuất hiện 2 cách đọc: theo tên âm và tên chữ.
- Theo luật chính tả: Với các từ vay mượn khi kết hợp với chữ a viết là k – karaoke
- Gộp 2 cách viết c và k
- SGK tiểu học hiện nay ghép chữ q + u = qu
- Q kết hợp với âm đệm được viết là o
c) Nhóm phụ âm sát
* / ph /
+ Phụ âm sát, vô thanh, môi răng
+ Khả năng kết hợp: Không kết hợ với âm đệm – phuy
+ Chữ viết: ph
* / v /
+ Phụ âm sát miệng, hữu thanh, môi – răng
+ Khả năng kêt hợp: không kết hợp với âm đệm, trừ trường hợp – voan
+ CHữ viết: v – ve
* / x /
+ Phụ âm sát miệng, vô thanh, đầu lưỡi – răng
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: x – xa
* / s /
+ Sát miệng, vô thanh, đầu lưỡi ngạc cứng
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: s – sa
* / kh /
+ Sát miệng, vô thanh, mặt lưỡi sau – ngạc mềm
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: kh – khế
* / l /
+ Sát miệng, hữu thanh, đầu lưỡi lợi
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: l - lá
* / h /
+ Sát miệng, vô thanh, âm họng
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: h - hè
* / d /
+ Sát miệng, hữu thanh, đầu lưỡi răng
+ Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết
+ Chữ viết: d, gi
* / r /
+ Sát miệng, hữu thanh, đầu lưỡi ngạc cứng
+ Kết hợp hạn chế với âm đệm: roa, răng
+ Chữ viết: r – ra
Lưu ý:
- Con chữ gi khi kết hợp với i hoặc iê thì trên chữ viết tỉnh lược một con chữ i
VD: giiếng – giếng
- Căn cứ trên thực tế phát âm và chữ viết thể hiện người ta bổ sung thêm phụ âm rung.
* / g /
+ Sát miệng, hữu thanh, mặt lưỡi sau – ngạc mềm
+ Hạn chế với âm đệm: góa
+ Chữ viết: g – Khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau ( a, u, ô ); gh khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước ( i , e, ê, ie )
Lưu ý:
- Ngoài 23 phụ âm đầu trên còn tồn tại một số phụ âm đầu vay mượn
+ VD: Cl, đr, St
II. Hệ thống âm đệm ( Bán âm đầu vần )
1. Đặc trưng ngữ âm
- Vị trí: đứng ở thứ 2 nhưng đầu vần
- Chức năng: làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu ( lan – loan )
- Bản chất: Là một bán âm có cấu tạo gần giống nguyên âm u nhưng được phát âm lướt hơn, luôn đứng trước âm chính
2. Chữ viết thể hiện
- / u /: là o khi đi cùng a, e, ă – hoa, khoe, khoăn; là u khi kết hợp với các nguyên âm còn lại trừ các nguyên âm tròn môi – e, i
Lưu ý:
- Âm đệm không kết hợp với các phụ âm môi: p, m, ph, v,b
- Khi đứng sau con chữ q âm đệm chỉ được viết u: quả
- Lỗi âm đệm: viết lần giữa u và o, viết thừa hoặc thiếu âm đệm
III. Hệ thống nguyên âm chính
1. Đặc trưng ngữ âm
- Vị trí: âm chính đứng ở vị trí thứ 3 ( Sau âm đệm ) trong mô hình cấu tạo tiếng.
- Chức năng: Âm chính có chức năng hạt nhân, quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết.
- Bản chất: âm chính là nguyên âm
- Số lượng: TV có 14 nguyên âm chính ( 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi )
2. Chữ viết thể hiện và khả năng kết hợp
a) Nhóm nguyên âm đơn hàng trước
* / i /
- Nguyên âm hàng trước, hẹp, không tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối là ng và c – inh
- Chữ viết thể hiện: Có 2 cách viết ( y: khi xuất hiện trong từ Hán Việt ở 3 trường hợp là đứng sau âm đệm – thủy, âm tiết chỉ có nguyên âm – ý, y, ỷ, vần của âm tiết chỉ có nguyên âm – mỹ, ký, lý – chuẩn mới hiện nay chuyển viết thành i; viết i: khi xuất hiện trong các từ thuần việt và trường hợp còn lại của từ thuần việt – lợn ỉ, í ới )
* / ê /
- Nguyên âm hàng trước, hơi hẹp không tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối ng, c: ếch
- Chữ viết: ê - bê
* / e /
- Nguyên âm hàng trước, hơi rộng, không tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối ng, c
- Chữ viết: có 2 cách viết ( a: khi đi với nh, ch – anh, e trong các trường hợp còn lại – bé )
b) Nhóm nguyên âm đơn hàng sau
* / u /
- Nguyên âm hàng sau, hẹp, tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối ng, c: úc
- Chữ viết: u – tủ
* / ô /
- Nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối ng, c: ông
- Chữ viết: ô – bố
* / o /
- Nguyên âm hàng sau, hơi rộng, tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối ng, c: óc
- Chữ viết: có 2 cách viết ( oo: xoong, boong, phoóc; o: chó, bò )
Lưu ý:
- Hiện tượng môi hóa: là hiện tượng biến thể xảy ra khi các nguyên âm tròn môi – u, o, ô kết hợp với các phụ âm đặc biệt phụ âm cuối ng, c thì các nguyên âm bị rút ngắn, còn phụ âm bị phát âm tròn môi theo.
* / ư /
- Nguyên âm hàng sau, hẹp, tròn môi
- Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối ng, c, t: ức
- Chữ viết: ư
* / ơ /
- Nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi
- Không có biến thể rút ngắn.
- Chữ viết: ơ - mơ
* / â /
- Nguyên âm ngắn, hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi
- Không xuất hiện trong âm tiết mở.
- Chữ viết: â – tầm
* / a /
- Nguyên âm hàng sau, rộng, không tròn môi
- Không có biến thể rút ngắn.
- Chữ viết: a – bà
* / ă /
- Nguyên âm ngắn, hàng sau, rộng, không tròn môi
- Không xuất hiện trong âm tiết mở.
- Chữ viết: có 2 cách viết ( a: khi đi cùng y và u – tay; ă: trong các trường hợp còn lại: chăm, tăm ...)
c) Nhóm nguyên âm đôi
* / ie /
Có 4 cách viết:
- iê: khi không có âm đệm nhưng có âm cuối – liên, hiền…
- yê: Âm tiết có âm đệm và âm cuối – khuyên, huyền, luyến; hoặc vắng âm đầu và âm đệm – yêu, yến, yên
- ia: khi âm tiết vắng âm đệm và âm cuối: mía, chia, …
- ya: khi âm tiết có âm đệm vắng âm cuối: khuya, tuya
* / uo /
Có 2 cách viết:
- ua: khi âm tiết vắng âm cuối: chua, múa
- uo: khi âm tiết có âm cuối: chuối, chuông
* / ươ /
Có 2 cách viết:
- ưa: khi âm tiết không có âm cuối: chưa, bừa
- ươ: khi âm tiết có âm cuối: bưởi, nước
IV. Hệ thống âm cuối vần
1. Đặc trưng ngữ âm
- Vị trí: thứ 4 sau âm chính
- Chức năng: kết thúc âm tiết
- Số lượng: có 6 phụ âm và 2 bán âm
2. Chữ viết thể hiện
* / m /: mầm
* / n /: nón
* / t /: bát, tết
* / p /: pốp, pháp, tập
* / ng /: được viết là nh – khi đi cùng i, e, ê; viết là ng trong các trường hợp còn lại
* / ch /: được viết là ch – khi đi cùng i, e, ê ( ếch ); viết là c trong các trường hợp còn lại ( ốc )
Lưu ý:
- Khi các nguyên âm hàng trước: i, e, ê kết hợp với âm cuối ng, c thì xảy ra biến thể đồng hóa – nguyên âm bị rút ngắn và âm cuối bị ngạc hóa.
Hàng trước sau lưỡi
i, e, ê nh, ch ng, c
ing => inh, íc => ích, êng -> ênh, ếc -> ếch, anh, ách
* / u /: viết là o khi đi cùng e, a – béo, báo; viết là u khi kết hợp với các nguyên âm còn lại trừ nguyên âm tròn môi – êu, iu
* / i /: viết là y khi đi cùng ă, â – tay, tây…; viết là i khi kết hợp với các nguyên âm còn lại trừ nguyên âm hàng trước – ai, ôi
V. Hệ thống thanh điệu
- Là một loại âm vị đặc biệt
- Thanh điệu của tiếng việt là thanh điệu hình tuyến – Sự biến thiên về cao độ của thanh điệu được thể hiện bằng những đường cong biểu diễn thay đổi theo tuyến thời gian.
một loại âm vị đặc biệt
- Thanh điệu của tiếng việt là thanh điệu hình tuyến – Sự biến thiên về cao độ của thanh điệu được thể hiện bằng những đường cong biểu diễn thay đổi theo tuyến thời gian. Sự biến thiên về cao độ của thanh điệu hình tuyến gồm 5 mức:
Ngang 5.5
cao 5
cao vừa 4 sắc ( 4.5 )
ngã ( 3.2.4 )
TB 3
Thấp vừa 2 huyền ( 3.2 )
Nặng ( 3.1 )
Thấp 1
Hỏi ( 3.1.2 )
* Thanh ngang
- ký hiệu: 1
- Chữ viết: o dấu
- Miêu tả: Thanh cao và bằng phẳng
* Thanh huyền
- ký hiệu: 2
- Chữ viết: dấu \
- Miêu tả: Thanh cao và bằng phẳng
* Thanh ngã
- ký hiệu: 3
- Chữ viết: dấu
- Miêu tả: Thanh thấp và không bằng phẳng
* Thanh hỏi
- ký hiệu: 4
- Chữ viết: dấu ? 3.1.2
- Miêu tả: Thanh thấp và không bằng phẳng
* Thanh sắc
- ký hiệu: 5
- Chữ viết: dấu /
- Miêu tả: Thanh cao và không bằng phẳng
* Thanh nặng
- ký hiệu: 6
- Chữ viết: dấu .
- Miêu tả: 3.2.1 Thanh thấp và không bằng phẳng
* Một số nhận xét:
- Miêu tả thanh điều dựa vào cao độ chia làm 2 loại: Thanh cao và thanh thấp
+ Thanh cao: Ngã, ngang, sắc
+ Thanh thấp: huyền, nặng, hỏi
- Dựa vào đường nét thanh điệu chia ra:
+ Bằng phẳng: 1, 2
+ Không bằng phẳng: 3, 4, 5, 6
- Sự phân bố của thanh điệu trong âm tiết phụ thuộc vào âm cuối
+ âm tiết mở: xuất hiện đủ 6 thanh. VD: ba điền đủ dấu
+ Âm tiết nửa mở: cũng xuất hiện 6 thanh. VD: tai
+ ÂM tiết nửa khép: âm cuối là phụ âm vang mũi ( m, n, ng ) cũng xuất hiện đủ 6 thanh. VD: tam ( tam, tàm, tám, tạm, tãm
+ Âm tiết khép có phụ âm cuối là tắc vô thanh ( p, t, k ) xuất hiện 2 thanh là sắc và nặng. VD: táp, hoặc tạp
- Cách ghi thanh điệu trong âm tiết: ghi trên hoặc dưới nguyên âm chính
VD: lũy ghi dấu ngã trên y
- Nếu âm tiết có nguyên âm đôi mà vắng âm cuối thanh điệu ghi ở trên hoặc dưới con chữ thứ nhất ghi nguyên âm đôi. VD: múa
- Nếu âm tiết có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì thanh điệu ghi ở trên hoặc dưới con chữ thứ 2 ghi nguyên âm đôi. VD: luống – dấu sắc ghi ở chữ ô.
* Bài tập ghi ký hiệu phiên âm quốc tế ( Phiên âm âm vị học các âm tiết trong bài thơ sau:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hoạc cũ với xuân này
Chương III. Chữ viết, chính âm và chính tả tiếng việt
- A. Chữ viết
I. Khái quát
- Khi loài người mới hình thành con người giao tiếp bằng âm thanh ngôn ngữ.
+ Ưu điểm: nhanh chóng, không tốn kém, tiện lợi, dễ tiếp thu
+ Hạn chế: bị giới hạn bởi thời gian, không gian và đối tượng giao tiếp
- Dùng viên sỏi giao tiếp tính theo số lượng viên sỏi. VD: 9 viên = 9 con thú, dùng nút dây đánh dấu, hình vẽ minh họa ( ngọn lửa, nước …)
ð Giai đoạn tiền chữ viết => dần phát triển thành chữ viết
ð Chữ viết: Là hệ thống ký hiệu bằng đường nét dùng để ghi lai âm thanh ngôn ngữ
- ý nghĩa của chữ viết:
- Bổ xung, hỗ trợ cho hình thức giao tiếp bằng âm thanh
- Khắc phục những hạn chế của hình thức giao tiếp bằng âm thanh ( thời gian, không gian và đối tượng giao tiếp )
- Chữ viết có tác dụng lưu giữ thông tin, những kinh nghiệm sản xuất, tri thức khoa học để truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chữ viết trở thành động lực phát triển của xã hội.
- Chữ viết góp phần chuẩn hóa và sáng tạo ngôn ngữ.
II. Các loại chữ viết
1. Chữ ghi ý
- Là loại chữ viết dùng để biểu thị ý nghĩa của từ, chữ ghi ý co 3 loại: chữ Hán, Ai cập và Sume. Chữ ghi ý được phát triển qua 2 giai đoạn.
a) Giai đoạn hình chữ
VD: trăng
- Đây là giai đoạn cổ xưa lạc hậu nhất vì nó là giai đoạn phát triển cao hơn của hình thức giao tiếp bằng hình vẽ đã có trước đó.
- Giai đoạn này chữ viết chỉ biểu thị được những sự vật cụ thể.
b) Giai đoạn tượng hình
- Ở giai đoạn này hình chữ đơn gian đi và mức độ ký hiệu hóa bằng hình chữ được tăng cường. Nhìn vào hình chữ người ta không còn thấy hình ảnh sự vật mà nó biểu thị nữa bởi nó đã trở thành những ký hiệu mang ý nghĩa tượng trưng.
- Chữ viết không chỉ biểu thị sự vật cụ thể mà còn biểu thị những khái niệm trìu tượng.
- Mối quan hệ chính là quan hệ giữa nghĩa và hình chữ còn mqh về âm - nghĩa chỉ là thứ yếu. Vậy với những từ đồng âm khác nghĩa thì với mỗi nghĩa khác nhau có một hình chữ khác nhau biểu thị. Với chữ ghi ý mỗi chữ dùng để biểu thị một sự vật một hiện tượng. Với số lượng chữ lớn như vậy khó học khó nhớ mất thời gian công sức, khó học, khó nhớ. Đây là chữ viết lạc hậu nhất.
VD: 6 cách tạo chữ Hán ( Lục thư )
- Tượng hình, chỉ sự, hình thanh, hội ý, chuyển chú, giả cá
2. Chữ ghi âm
- Là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm thanh nối tiếp ở trong từ. Chữ ghi âm phát triển qua 2 giai đoạn
a) Chữ ghi âm tiết
Mỗi chữ ghi một âm tiết. Có bao nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu chữ ( Khoảng 15.000 âm tiết = trên 10.000 chữ )
So với chữ ghi ý số lượng ký hiệu đã giảm nhiều nên việc học nhanh chóng hơn. Chữ ghi âm tiết tiến bộ hơn chữ ghi ý. Tiêu biểu hiện nay là chữ Nhật và chữ Triều tiên.
Chữ ghi âm tiết được ra đời trên cơ sở chữ ghi ý. Chữ Nhật ra đời trên cơ sở chữ Hán.
b) Chữ ghi âm vị
- Mỗi chữ dùng để ghi một âm vị. Có bao nhiêu âm vị có bấy nhiêu chữ.
VD: TV có khoảng 54 âm vị. Tiếng anh khoàng 44 âm vị.
- Số lượng ký hiệu ít nên việc học nhanh chóng dễ thuộc dễ nhớ. Đây là chữ viết tiến bộ nhất.
- Chữ ghi âm vị ra đời từ chữ ghi ý: Đầu tiên là chữ cái ai cập cổ => hình thành chữ cái của người dân Phoennicia => Chữ cái Hi Lạp. Đến đây phát triển theo 3 hướng:
+ Theo bước chân xâm lược của La mã và truyền đạt thiên chúa mà những chữ cái này lan sang nước ý và tại đây hình thành bộ chữ cái la tinh. Cũng bằng con đường xâm lược bộ chữ này lan sang nhiều nước khác như Nga, Anh, pháp…
+ Hình thành bộ chữ cái Slavơ cũng theo con đường truyền đạo ( Nga, Ba lan )
+ Hình thành bộ chữ cái Aráp người do thái và hồi giáo dùng bộ chữ này.
ð Kết luận
- Có 3 kiễu chữ ghi âm vị chính: La tinh, Slavo, Arap, trong đó chữ ghi âm vị theu kiểu la tinh phổ biến nhất.
- Chữ viết được tiến bộ và hoàn thiện dần từ chữ ghi ý đến chữ ghi âm tiết và đến chữ ghi âm vị.
- Hiện nay với các nước dùng chữ ghi âm vị người ta vẫn kết hợp dùng thêm các ký hiệu của chữ ghi ý. VD: Các tín hiệu giao thông, hoặc ký hiệu trong toán học hoặc trong hóa học.
III. Chữ viết của người Việt qua các giai đoạn
1. Chữ viết của người Việt thời cổ đại ( Trước thế kỷ thứ X )
a) Người Việt cổ chưa có chữ viết mà chỉ giao tiếp bằng hình vẽ, dấu vết để lại trên các vách đá hang động, hay các trống đồng.
b) Người việt cổ đã có chữ viết và chữ viết này được miêu tả kẻ ngang, dọc ngoằn nghèo như con nòng nọc. ( Vua Trần Duệ Tông đi vi hành và mơ thấy có một cô gái đến khóc lóc kêu oan và mang theo một cái lá có ngữ viết ngoằn nghèo như con nòng nọc )
Dựa trên sử sách cũ để lại.
2. Thời Phong kiến. Có 2 giai đoạn
a) Từ thế kỷ X đến giữa TK XIX
- Chữ Hán được dùng làm chữ viết chính thống trong thi cử và trong hành chính. Chữ Hán là chữ mượn chữ ghi ý khó học khó nhớ nên ít người dùng được.
- Đến TK XIII người Việt tạo ra chữNam( Nôm ) Trên cở sở dùng chữ Hán để ghi âm Việt. Có 11 cách tạo ra chữ Nôm. Chữ Nôm chỉ được coi là chữ bình dân nhưng gần gũi với người Việt nên được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Góp phần làm ra đời một nền văn hóa Việt và bảo tồn văn hóa Việt.
b) Từ giữ TK XIX đến đầu TK XX
- Thời kỳ Thực dân nửa PK, Chữ Hán tồn tại song song với chữ Nôm và Chữ Pháp đồng thời chữ quốc ngữ ra đời.
- Chữ quốc ngữ: Cuối thế kỷ XVI đầu TK XII để chuẩn bị cho việc xâm lược VN các cố đạo phương Tây đến VN truyền đạo trong quá trinh giảng đạo họ tìm cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái la tinh. Thời kỳ đầu cách ghi âm còn mang dấu ấn của tiếng mẹ đẻ như viết liền nét, không có thanh điệu, mỗi cố đạo ghi âm một kiểu. Đến năm 1651 có một cuộc họp của 38 giáo sĩ ở Đông Dương họp và bàn thống nhất cách ghi âm. 1658 A- lếch – xăng đờ Rốt xuất bản quấn từ điển Việt – La – Bồ và ông trở thành ông tổ sáng tạo ra chữ viết của người Việt. Từ TKXVII đến TK XIX chữ quốc ngữ được hoàn thiện dần và được dùng trong nhà thờ. Đến cuối TK XIX sau khi hoàn thành xong công cuộc xâm lược VN Pháp dùng chữ quốc ngữ với mục đích thực dân ( Mị dân, tuyên truyền và gia đời tờ Gia định báo )
- sang đầu TK XX Pháp thấy được sự tiến bộ của chữ quốc ngữ nên không cho người VN học và VN bắt đầu cổ động cho việc học chữ quốc ngữ. Phong trào Đông kinh nghĩa thục là phong trào cổ động học chữ quốc ngữ.
3. Tữ năm 1945 đến nay
- Chữ quốc ngữ được chọn làm chữ việt chính thống và gọi là chữ Việt
IV. Ưu và nhược điểm của chữ quốc ngữ
1. Ưu điểm
- Là chữ ghi âm vị. Đây là chữ tiến bộ dễ thuộc dễ nhớ
- Chữ quốc ngữ có sự phù hợp cao giữa âm và chữ, thường là một âm một chữ
VD: / a / = a
2. Tồn tại
- Bên cạnh sự phù hợp cao giữa âm và chữ vẫn còn những trường hợp có độ chênh giữa âm và chữ. Một âm vị có nhiều chữ viết thể hiện. VD: u, ng, c, d, iê …
- Hướng cải tiến: Cải tiến theo hướng mối quan hệ chỉ còn là 1 -1 ( 1 âm – 1 chữ )
+ VD: bỏ y viết thành i ( Bỏ bớt cách viết, chỉ giữ lại cách viết giống âm vị )
+ Thêm âm vị
* Nhận xét
- Bộ chữ cái của tiếng việt đã tương đối hoàn thiện không thể cải tiến hơn nữa vấn đề còn lại cần cải tiến là: Mối quan hệ giữa âm và chữ, vấn đề phiên âm và viết hoa.
B. Chính âm
I. Khái niệm chính âm
- Chính âm là cách phát âm đúng chuẩn mực được cộng đồng ngôn ngữ lựa chọn làm chuẩn phát âm cho một ngôn ngữ.
- Mỗi một ngôn ngữ đều chọn cho mình một chuẩn chính âm và lấy thủ đô làm chuẩn ngôn ngữ phát âm.
II. Vấn đề phương ngữ và việc chọn chuẩn chính âm của tiếng Việt
1. Phương ngữ
- Tiếng Việt toàn dân chia làm 4 vùng phương ngữ:
* Bắc bộ
+ Văn hóa trống đồng với 2 nôi văn minh của người Việt cổ là văn minh Sông Hồng và văn minh sông Mã,
+ Về mặt ngôn ngữ: Có nhiều từ đơn âm, phát âm đủ 6 thanh, chuẩn nguyên âm và phụ âm
+ Nhưng không phát âm được âm cong lưỡi: tr, s, r, các âm ưu, ươu
* Bắc trung bộ
+ Nam Thanh Hóa đến Huế
+ Văn hóa: Văn hóa trống đồng
+ Ngôn ngữ: Phát âm không thuần nhất ở các thổ ngữ, có nhiều từ cổ và từ địa phương hơn bắc bộ, có rất nhiều biến âm. Nhưng lại phát âm được các âm cong lưỡi t, tr, r
*Namtrung bộ
+ Địa lí: Từ Huế trở vào Ninh Thuận
+ Văn hóa: Văn hóa Sa huỳnh hay còn gọi là văn hóa chăm
+ Ngôn ngữ: Đây là một vùng phương ngữ trẻ, nhiều biến âm và từ địa phương hơn vùng Bắc Trung Bộ.
*NamBộ
+ Địa lí: Từ Ninh Thuận trở vào
+ Văn hóa: Ốc eo ( Khơ me ), văn minh sông Mê Kông
+ Ngôn ngữ: Nhiều từ địa phương, nhiều biến âm
2. Việc chọn chuẩn chính âm của tiếng Việt
Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất chọn: Lấy phương ngữ bắc bộ, cụ thể là thổ ngữ Hà Nội làm chuẩn chính âm nhưng cách phát âm của những âm cong lưỡi tr, s, r, ưu, ươu phải dựa trên chuẩn chính tả hiện hành. Đọc diễn cảm đọc tự nhiên theo phương ngữ địa phương.
C. Chính tả
VD: giành, dành, rành
+ rành: Rõ ràng
+ Giành: Lấy của người khác
+ dành: Lấy của mình cho người khác
Lưu ý:
- Để viết đúng chính tả thì đôi khi phải vận dụng 2 nguyên tắc.
VD: Cặp
- Dựa trên các nguyên tắc chính tả trên thì người ta xây dựng các mẹo chính tả
VD: trong SGK TV 5 cũ các từ chỉ cây cối đều viết là s mà không viết là x trừ cây xoan và xoài. Động vật trừ con. Từ chỉ đồ vật viết ch. Kết hợp với âm đệm.
IV. Quy định mẫu chữ qua các giai đoạn
1. Giai đoạn 1945 - 1968
- Cỡ chữ có 3 cỡ
- Kiểu chữ: có một kiểu viết nghiêng, nét thanh và nét đậm
- kích thước: Chiều cao thân chữ có 3 quy định
+ 2 x 1/3 chữ g, h; 2 đơn vị: d, đ, t, p, q; 1 đơn vị độ dài: 0, ô … độ rộng bằng 2/3 thân chữ. Chữ viết hoa có nhiều net xoắn ở đầu và cuối.
2. Mẫu chữ giai đoạn từ 1968 – 1980
- Bỏ yêu cầu nét thanh nét đậm, yêu cầu độ cao con chữ giảm ½ về chiều cao với các chữ: h, g, p, t
- Bớt nét xoắn ở đầu và cuối chữ hoa
3. Mẫu chữ từ giai đoạn 1980 – 1985 ( Chữ cải cách )
- Chữ viết không có nét tròn, nét hất, nét cong, nét móc: b, v, a
4. Giai đoạn 1985 – 2000
- Về cơ bản trở về giai đoạn 68 – 80
5. từ 2000 – nay
- Trở về giai đoạn 45 – 68 nhưng có nhiều quy định cụ thể hơn
+ Kiểu chữ:
Viết đứng nét đều và nét thanh đậm
Viết nghiêng có nét thanh đậm
- Thay đổi chiều cao
+ 2 x ½: h, g
+ 2: d, đ, p
+ 1 x ½ : t
+ 1 x ½ : r, s
+ 1: a, b, c
- Chiều rộng thân chữ:
- tồn tại 2 mẫu chữ viết hoa song song
- Có 2 cách viết chữ số tồn tại song song
V. Quy định cách phiên âm và viết hoa
- Viết hoa đầu câu, đầu đoạn, đầu dòng
- Danh từ riêng:
+ Tên người, tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu tiên trong các từ dân tộc kinh. Với dân tộc thiểu số âm tách rời viết hoa như tiếng kinh, còn với tên dân tộc khác viết hoa chữ cái đầu của tổ hợp từ.
+ Viết hoa tên các tổ chức xã hội, danh hiệu: Viết hoa chữ cái đẫu tiên chỉ tính chất riêng của tên.
- Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài: Một là nguyên tự hoặc là chuyển tự ( Giữ nguyên chữ hoặc chuyển chữ )
Câu hỏi ôn tập:
- Phân biệt âm vị nguyên âm và âm vị phụ âm
- Nêu các tiêu chí miêu tả nguyên âm và phụ âm vận dụng để miêu tả các nguyên âm và phụ âm TV
- Nêu các trường hợp đồng hóa dị hóa của TV cho VD
- Nắm rõ các đặc điểm của âm tiết TV.
- Nêu các mô hình cấu tạo âm tiết. Nhận xét về đặc điểm của các yếu tố cấu tạo âm tiết. ( Vị trí, chức năng, bản chất, số lượng )
- Phân biệt nguyên âm chính u với âm đệm u.
- Thực hành:
- Ghi ký hiệu phiên âm quốc tế
- Quá trình ra đời phát triển hoàn thiện của chữ quốc ngữ cũng như những hạn chế của chữ quốc ngữ.
Nhắn tin cho tác giả Phạm Huy Tâm @ 11:07 18/06/2015 Số lượt xem: 4346 Số lượt thích: 1 người (Lê Thị Kim)Từ khóa » C1 Của Tiếng Việt Có Bao Nhiêu âm Vị
-
Chi Tiết Bảng Phiên âm âm Vị Học Tiếng Việt - Monkey
-
Âm Vị Và Các Hệ Thống âm Vị Tiếng Việt
-
Âm Vị Học Tiếng Việt - Wikipedia
-
Hệ Thống âm Vị - VNLP
-
HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT & TIẾNG... - Vui Học Tiếng Pháp
-
Âm Vị Học Tiếng Việt - Wiki Là Gì
-
[PDF] GIÁO TRÌNH NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT - TaiLieu.VN
-
(PDF) Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM Bài 1 ...
-
Những Cải Tiến Chữ Viết Tiếng Việt Theo âm Vị Học - Zing
-
Cách Phát âm Tiếng Anh - Tại Sao Phát âm Khó?
-
Một Vài Vấn đề Về Ngữ âm Tiếng Việt Trong Chương Trình Tiếng Việt 1
-
Phiên âm âm Vị Học Tiếng Việt - Xechaydiendkbike
-
[PDF] HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TRONG PHƯƠNG NGỮ MƯỜNG KIM ...