Tài Liệu ôn Tập Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong
Có thể bạn quan tâm
Nguồn dữ liệu học môn Tiếng Việt lớp 5
Đề 1
Câu 1:(1 điểm) Tiếng nào dưới đây ghép với tiếng "đứng" được từ mang nghĩa chuyển?
A. im B. lại C. gió
Câu 2:(2 điểm) Xác định từ loại của những từ gạch chân sau:
a, Mấy hôm nay anh ấy suy nghĩ dữ lắm.
b, Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.
c, Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã thắng lợi to lớn trên khắp các mặt trận.
d, Kết quả đạt được trong chuyến đi thực tế của học sinh có thể nói là rất
thắng lợi.
Câu 3:(2 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Mấy con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
b, Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.
Câu 4:(2 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau:
a, Một nắng hai sương.
b, Ở hiền gặp lành.
Câu 5: (3 điểm)Viết về những cây dừa trên quê hương Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ, nhà thơ Lê Anh Xuân đã ca ngợi như sau:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương.
Em hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ nói lên điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Câu 6: (10 điểm) Tập làm văn:
Em rất yêu quý ngôi nhà của mình bởi đó là nơi em sinh ra và lớn lên gắn bó với em từ tuổi ấu thơ, là tổ ấm, là hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của mọi người. Em hãy tả lại ngôi nhà thân yêu đó và nói lên cảm nghĩ của em.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: (1 điểm)
Chọn đáp án C
Câu 2: (2 điểm)
a, ĐT
b, DT
c, ĐT
D, TT
Câu 3: (2 điểm)
a, Mấy con dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
CN VN
b, Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới,
những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến,
CN VN
những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.
CN VN
Câu 4: (2 điểm)
a, Một nắng hai sương: Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc của người nông dân.
b, Ở hiền gặp lành: Ăn ở hiền lành, tốt bụng sẽ gặp được may mắn, được nhiều người giúp đỡ.
Câu 5: (3 điểm)
Hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ nói lên những phẩm chất tốt đẹp của người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
- Dừa vẫn hiên ngang cao vút: ý nói phẩm chất luôn kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu...
- Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng: ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống...
- Rễ dừa bám sâu vào lòng đất / Như người dân bám chặt quê hương: ca ngợi phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với quê hương....
Câu 6:(10 điểm)
- Bài viết đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Bài viết có các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, các biện pháp nghệ thuật tu từ khác...
- Bài viết có lồng cảm xúc của bản thân qua việc tả ngôi nhà và nói lên những kỉ niệm gắn bó của mình với ngôi nhà thân yêu....
Đề 2
Câu 1: Xác định cách nối các vế trong những câu ghép sau:
a, Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.
b, Ai làm, người ấy chịu.
c, Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.
d, Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.
Câu 2: Dùng từ ngữ thích hợp để nối các vế sau thành câu ghép.
a, .....trời mưa rất to ....đường đến trường bị ngập lụt.
b, ..... anh ấy không đến...... anh ấy có gửi quà chúc mừng.
c, ........các em không thuộc bài ...... các em không làm được bài tập.
Câu 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
a, Vì trời mưa to........................................................
b, Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ.......................................................
c, Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình..................................................................
Câu 4: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu và các quan hệ từ trong câu
- Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
- Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Câu 5: Đặt câu ghép có dùng quan hệ từ:
a, Song
b, Vì...nên...
c, Không chỉ....mà...
d, Tuy ..... nhưng............
Câu 6: Thêm vào chỗ trống một vế câu ghép thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân, kết quả:
a, Vì bạn Mai không làm bài tập...........................................
b, ............................................nên Mai đã đạt được điểm cao trong kỳ thi.
c, ............................................đường sá trở nên lầy lội.
d, Vì mải chơi........................................................................
e, Vì không tập trung nghe giảng...............................................
g, Do nó chủ quan ..........................................................................
Câu 7: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:
a, .... Hân biết hát..... Hân đã hát thật to hàng chục bài liền.
b, .................công nhân tăng năng suất.......chỉ hai hôm nữa xí nghiệp sẽ hoàn thành kế hoạch.
c, .........ông không thương mà bắt..................vợ con tôi sẽ chết đói.
d, ..........anh không làm như thế .....anh sẽ bị lãnh đạo phê bình.
Câu 8: Trong các câu ghép dưới đây, câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản?
a, Vì Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần nên ai cũng nể trọng ông.
b, Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước.
c, Nếu Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước thì ông đã cho người kia giữ chức câu đương.
Câu 9: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến
a, Không những chúng em vui chơi thỏa thích, mà..................................
b, Chẳng những lớp em có nhiều bạn hát hay, mà còn....................................
c, Đất nước ta không chỉ có tài nguyên thiên nhiên quý giá, mà còn.................
d, Anh của em không chỉ giỏi môn bóng chuyền, mà............................................
Câu 10: Các câu ghép sau đây biểu thị quan hệ gì, phân tích cấu tạo của từng câu ghép đó:
a, Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
b, Giá như Lan chăm chỉ học hành thì cô ấy đã đạt điểm cao trong kì thi.
c, Mặc dù trời rất nắng nhưng các bác nông dân vẫn hăng hái gặt lúa.
d, Lan không chủ học giỏi mà còn hát rất hay.
Gợi ý trả lời
Câu 1:
a, Nối bằng cặp QHT: "chẳng những...mà còn"
Nối trực tiếp bằng dấu ,
b, Nối trực tiếp bằng dấu ,
c, Nối trực tiếp bằng dấu ,
Nối bằng QHT "nên"
d, Nối trực tiếp bằng dấu ,
Nối bằng QHT "và"
Câu 2:
a, Vì trời mưa rất to nên đường đến trường bị ngập lụt.
b, Vì anh ấy không đến nên anh ấy có gửi quà chúc mừng.
c, Do các em không thuộc bài nên các em không làm được bài tập.
Câu 3:
a, Vì trời mưa to nên đường bị ngập.
b, Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ nên nhiều đường phố bị ngập sâu.
c, Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình nên bạn ấy đã đạt được kết quả cao trong kì thi cuối năm.
Câu 4: Câu ghép là:
a, Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô,
TN CN VN
tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
CN VN
b, Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
CN VN CN VN CN
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta lần
VN CN VN CN VN
nữa.
Câu 5:
a, Dù nhà nghèo nhưng Lan vẫn cố gắng trong học tập.
b, Vì trời mưa bão nên nhà nó hoãn chuyến đi chơi lại.
c, Nam không chỉ học giỏi mà cậu còn là một học trò ngoan.
d, Tuy Lan là một học sinh giỏi nhưng nó không tự kiêu.
Câu 6:
a, Vì bạn Mai không nghe giảng nên bạn ấy không làm được bài kiểm tra.
b, Vì Mai đã cố gắng rất nhiều trong học tập nên nó đã đạt được điểm cao trong kỳ thi vừa qua.
c, Do trận mưa rất to đêm qua nên hôm nay đường sá trở nên lầy lội.
d, Vì Lâm mải chơi nên nó quên không làm bài về nhà.
e, Vì An mải nói chuyện trong giờ học nên nó không làm được bài.
g, Do nó chủ quan nên kết quả bài thi không cao.
Câu 7:
a, Vì Hân biết hát nên Hân đã hát thật to hàng chục bài liền.
b, Do công nhân tăng năng suất nên chỉ hai hôm nữa xí nghiệp sẽ hoàn thành kế hoạch.
c, Nếu ông không thương mà bắt thì vợ con tôi sẽ chết đói.
d, Nếu anh không làm như thế thì anh sẽ bị lãnh đạo phê bình.
Câu 8: Quan hệ tương phản là câu b
Câu 9:
a, Không những chúng em vui chơi thỏa thích, mà còn được ăn những món ăn ngon.
b, Chẳng những lớp em có nhiều bạn hát hay, mà còn học rất giỏi.
c, Đất nước ta không chỉ có tài nguyên thiên nhiên quý giá, mà còn có rất nhiều cảnh đẹp.
d, Anh của em không chỉ giỏi môn bóng chuyền, mà anh còn giỏi cả môn bóng đá nữa.
Câu 10:
a, Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
CN VN CN VN
Quan hệ giả thiết - kết quả
b, Giá như Lan chăm chỉ học hành thì cô ấy đã đạt điểm cao trong kì thi.
CN VN CN VN
Quan hệ giả thiết - kết quả
c, Mặc dù trời rất nắng nhưng các bác nông dân vẫn hăng hái gặt lúa.
CN VN CN VN
Quan hệ tương phản
d, Lan không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
CN VN CN VN
Quan hệ tăng tiến
Từ khóa » Bạn ấy Học Giỏi Hát Hay Và Rất Chăm Chỉ
-
BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Lớp 2 Theo Dạng Đề Có Đáp Án
-
“ Bạn ấy Học Giỏi, Hát Hay Và Còn Rất Chăm Chỉ Làm Việc” Có Mấy Vế ...
-
Đề Kiểm Tra Cuối Tuần Tiếng Việt 2: Tuần 8
-
Phiếu ôn Tập ở Nhà Môn Tiếng Việt Lớp 2 Năm 2019-2020 - Tài Liệu Text
-
Bài Tập Học Hè Môn Tiếng Việt Lớp 2 (32 đề)
-
Ôn Tập Luyện Từ Và Câu Cuối Học Kì 1 Lớp 2
-
Luyện Tiếng Việt Lớp 2
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm ...
-
Bài Tập Luyện Từ Và Câu Lớp 2
-
Đề Thi Tiếng Việt Lớp 2 Học Kì 1
-
Chia Sẻ Và đọc: Có Chuyện Này | Tiếng Việt 2 - Cánh Diều
-
Từ Chỉ đặc điểm Là Gì? Ví Dụ Về Từ Chỉ đặc điểm - Luật Hoàng Phi
-
Bài Tập ôn ở Nhà Môn Tiếng Việt Lớp 5 - Thủ Thuật