TÀI LIỆU VĂN HÓA XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
TÀI LIỆU VĂN HÓA XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.56 KB, 8 trang )

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH VĂN HÓA XÃ HỘIA. VĂN HÓA XÃ HỘI1. Khái niệm văn hóa :- Trong đời sống hằng ngày:+ Văn hóa dùng để chỉ những phong cách ứng xử giữa cá nhân mà tươngứng với các chuẩn mực, giá trị của XH.+ Văn hóa dùng để chỉ những người có học.+ Văn hóa dùng để chỉ trình độ học vấn.+ Văn hóa dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc,phim ảnh…- Theo tâm lý học:“Văn hóa là toàn thể những môn học cho phép cá nhân trong một xã hội nhấtđịnh đạt tới sự phát triển nào đó về cảm năng, về ý thức phê phán và về nănglực nhận thức, các khả năng sáng tạo” (UNESCO, 1977).- Theo triết học:“Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ratrong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt đượctrong sự phát triển của lịch sử của xã hội” (từ điển Triết học, Tiếng Bungari,1986).- Theo xã hội học:+ Văn hóa và xã hội là hai thuật ngữ thường gắn liền nhau.+ VH là một công cụ để hiểu ứng xử của con người với tư cách là người chuyển tảicác yếu tố truyền thống của xã hội, được nhìn nhận như một tập hợp những giá trịtruyền thống của một dân tộc.+ Xã hội là từ chỉ một cộng đồng người cụ thể. Trong mỗi nhóm, xã hội đều cónhững đặc trưng văn hóa của mình.+ Không có văn hóa của xã hội này cao hơn văn hóa của xã hội khác.-> Trong xã hội học, văn hóa có thể được xem xét như hệ thống “các giá trị vậtchất và phi vật chất, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất vớinhau trong quá trình tương tác và trải qua thời gian. Mỗi nhóm, xã hội nhất địnhcó nền văn hóa riêng, đặc trưng  chính văn hóa đem lại diện mạo, bản sắc riêngcho xã hội.* Các định nghĩa về văn hóa theo xã hội học:- Phương Tây:+ EB Tylor+ AL Kroeber và CK Luckhohn- Việt Nam :+ Đoàn Văn Chúc+ Hoàng Vinh+ Phạm Khiêm Ích+ Mai Văn Hai & Mai Kiệm ( Xã hội học Văn hóa): phân định nghĩa vănhóa thành 6 nhóm:* Định nghĩa liệt kê* Định nghĩa lịch sử* Định nghĩa chuẩn mực* Định nghĩa tâm lý học* Đinh nghĩa cấu trúc* Định nghĩa biến sinh2. Các loại hình văn hóa:Theo quan điểm của Lesle Wite (1947) thì văn hóa được biểu hiện qua 4 loạihình sau:- Hành động:Là những mô hình ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong xã hộiVí dụ: cách chào, cách mời, cách ăn, cách mặc,….- Vật chất:Là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những gì do nhóm và xãhội sản xuất và sử dụng.Ví dụ: Gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, cồng chiêng Tây Nguyên, …- Tư tưởng:Bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong xã hội.Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tôn giáo, tục ăn trầu, …- Tình cảm:Nó bao gồm những sự đánh giá về về cái tốt, cái xấu, cái đúng và cái sai. Kể cảnhững thành kiến đối với các nhóm xã hội cụ thể.Ví dụ: Tình cảm gia đình, trọng nam khinh nữ, …..3. Văn hóa ứng xử giữa loài người và loài vật:- Ứng xử mang tính bản năng:Ví dụ: Con người rụt tay lại khi bị nóng và đau- Ứng xử mang tính văn hóa:Ví dụ: truyền thống chống giặc ngoại xâm- Ứng xử thông qua sự truyền đạt bằng biểu tượng:Ví dụ: ngôn ngữ, chữ viết- Nếp sống:Ví dụ: sống theo khuôn mẫu, quy tắc gia đình.4. Đặc điểm của văn hóa:- Tính chất học hỏi của văn hóa:+ Văn hóa là cái học được từ những người xung quanh.+ Vốn văn hóa được tích lũy trong quá trình tồn tại và phát triển của con ngườitrong mối quan hệ, tương tác với những người khác.=> Quá trình xã hội hóaVí dụ: Dựa trên những thành tố của chữ Hán, chữ Nôm của người Việt đượchình thành.- Tính luân chuyển của văn hóa: Các giá trị của văn hóa được truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác thông qua ứng xử của con người.Ví dụ: Lễ cưới hỏi, lễ giỗ, lễ tang, ….- Tính xã hội của văn hóa:+ Văn hóa luôn tồn tại đồng thời với XH. Văn hóa xuất hiện ( dựa trên sự thống nhất của cộng đồng).Ví dụ: Văn hóa khi tham gia giao thông- Tính lý tưởng của văn hóa: Những quan niệm của chúng ta về cái gì nên làm vàkhông nên làm thường mang hình thức lý tưởng hơn là những gì xảy ra trong hiệnthực ứng xử.Ví dụ: Tính lễ giáo trong học đường xưa và nay.- Tính chất thích ứng của văn hóa: Các giá trị, chuẩn mực của nền văn hóa cóthể thay đổi tùy theo những đòi hỏi của bối cảnh xã hội như vẫn gắn liền chặt chẽvới tòan bộ cấu trúc xã hội.Ví dụ: Người dân đồng bằng sông Hồng chống chọi với lũ lụt bằng cách đắp đêngăn lũ; ngược lại người dân đồng bằng sông Cửu Long lại tìm cách “ sốngchung với lũ”.- Tính thống nhất của văn hóa: Có một sự cố kết chặt chẽ giữa các khía cạnhkhác nhau về văn hóa, nhằm hình thành nên một thể thống nhất.Ví dụ: Quốc phục của các quốc gia5. Các khía cạnh của văn hóa:- Biểu tượng: Là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên củamột nền văn hóa nhận biết.Ví dụ:+ Trong tôn giáo phương Đông, pho tượng Phật nghìn mắt nghìn tay không chỉ làbiểu tượng về sự cứu khổ cứu nạn mà qua đó còn thể hiện ước mơ mở rộng trí tuệvà sức mạnh của con người tới một hiện thực cao cả hơn và xa rộng hơn.+ Các loại cỏ cây trong vườn như: mai, trúc, cúc, tùng được chọn làm biểu tượngcủa bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, đồng thời cũng là biểu tượng của một lối sốngthanh cao, không bon chen danh lợi.- Ngôn ngữ:+ Là hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp các thành viên trong XH truyền đạtvới nhau, qua đó văn hóa được luân chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.Ví dụ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, ….- Giá trị:Là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là tốt – xấu,nên – không nên, đẹp – xấu.(William, 1970).Ví dụ: Ở Mỹ, bình đẳng là giá trị trung tâm tức là tất cả các công dân bất kể giớitính, chủng tộc phải có cơ hội bằng nhau trong làm việc, thăng chức, thu nhập, …- Các quy tắc, chuẩn mực: là những quy ước chung của cả cộng đồng hay mộtnhóm, có thể công khai hoặc ngầm hiểu, song được mọi người chia sẻ về mặchành vi.Ví dụ:+ Người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thếkhi nghe nhạc thính phòng+ Hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứngmột cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡngchế.B. TIỂU VĂN HÓA:1. Khái niệm tiểu văn hóa: Đó là văn hóa của các cộng đồng XH mà có nhữngsắc thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội.Ví dụ: Cộng đồng người Khơme ở Sóc Trăng có một số đặc điểm văn hóa đặctrưng: lễ hội đua ghe Ngo, lễ hội cúng Trăng ( Óc-om-bok),….2. Các đặc điểm của tiểu văn hóa:- Tiểu văn hóa theo vùng địa lí: Đó là văn hóa được hình thành trên cơ sở củacác vùng lãnh thổ hay địa cực, được một nhóm người cùng chia sẻ trong quá trìnhsinh tồn. Do những điều kiện tự nhiên và lịch sử- xã hội của mỗi vùng hay tiểuvùng ấy là không giống nhau, nên sự phát triển văn hóa cũng có những điểm khácbiệt, được thể hiện qua:+Phương ngữVD1: Ví dụ về từMột số từ được dùng khác nhau ở miền bắc và miền nam như cha mẹ- tía má, hoaquả- bông trái,....VD2: Ví dụ về ngữ âmMiền bắc :lũ lượtMiền nam: lũ lược+Y phụcVí dụ: Người Việt Nam với trang phục truyền thống là áo dài, nhưng người NhậtBản lại là Kimono+Món ănVD: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những đặc sản riêng, như HàNội thì nổi tiếng với Phở Hà Nội, nhưng ở Huế lại nổi tiếng với món bún bò Huếđặc trưng.-Tiểu văn hóa theo đặc trưng xã hội:Nếu như sự phân biệt của các tiểu văn hóa theo vùng địa lí là dựa vào đường phânranh của các vùng lãnh thổ thì sự xác định của tiểu văn hóa theo đặc trưng xã hộilại xuất phát từ đặc trưng của chúng trong cơ cấu xã hội.VD1 Tiểu văn hóa tôn giáo: Thiên chúa giáo, hồi giáo, phật giáo,...VD2 Tiểu văn hóa nghề nghiệp:+ Người trí thức sau khi kết thúc công việc thường đi dạo, tập thể thao hay đi dulịch làm nguồn giải trí.+ Người nông dân hay công nhân sau khi làm việc họ lại giải trí bằng cách xem cakịch hay đánh cờ.3. Văn hóa đối nghịch ( phản văn hóa):Trong trường hợp một mẫu văn hóa có sự khác biệt với văn hóa thống trị ở mộtmức độ đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là văn hóa đối nghịch hay phảnvăn hóa.Khi văn hóa đối nghịch xuất hiện thì sẽ xuất hiện vấn đề xem xét lại tiêu chuẩn,đạo đức của văn hóa thống trị và do vậy xã hội có các biện pháp kiểm soát văn hóatừ đưa tin một cách tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đến can thiệp bằngluật pháp.Ví dụ: Phong trào hippie ở Mỹ những năm 1960 .4. Ý nghĩa của tiểu văn hóa:- Làm cho nền văn hóa trở nên đa dạng hơn.-Đồng thời tiểu văn hóa cũng giúp chúng ta nhận diện được tính chất phức tạp củamột xã hội lớn.C. SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ:1. Những khác biệt về văn hóa:- Những ứng xử của con người bị phụ thuộc vào văn hóa (ứng xử xảy ra trong mộtbối cảnh xã hội và văn hóa nhất định).- Cùng một ứng xử nhưng sẽ không được hiểu cùng một ý nghĩa trong các xã hộikhác nhau.Ví dụ: hành động úp hai bàn trước ngực rồi cúi đầu của người Thái Lan đượcxem như một cách thức chào hỏi nhưng đối với người Việt Nam thì đó nhưhành động vái lạy.-> Những ứng xử của con người phải được hiểu, được lí giải theo ý nghĩa của nó ởtrong những xã hội cụ thể mà nó diễn ra.2. Những hệ quả của sự khác biệt văn hóa:+ Bị giới hạn về văn hóa:- Trong cuộc sống, nhiều người, thậm chí một số nhà nghiên cứu xã hội học bỏqua những nguyên tắc -> tình trạng “bị giới hạn về văn hóa”.- “Bị giới hạn về văn hóa” có thể hiểu là việc phạm sai lầm khi không hiểu đượcnhững bối cảnh văn hóa khác nhau.- Người quan sát, mô tả hay lí giải một sự kiện trên cơ sở bối cảnh văn hóa củachính mình sẽ xảy ra tình trạng “bị giới hạn về văn hóa”.Ví dụ: trong giao tiếp, người Colombia lắc đầu là đồng ý, gật đầu là không đồngý còn các xã hội khác thì ngược lại.+ Chủ nghĩa vị chủng: (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duydân tộc, tiếng Anh: Ethnocentrism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêuchuẩn văn hóa của chính mình. - > Sự đánh giá bất công hoặc sai lệch một mẫuvăn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nềnvăn hóa khác nhauVí dụ: Nạn phân biệt chủng tộc, kì thị giới tính thứ ba, ….+ Nếu một cá nhân đánh giá một nền văn hóa, một mẫu văn hóa khác theo cáchtiêu cực thì ngược lại, cá nhân đó cũng có thể bị đánh giá như thế.+ Các nhà xã hội học, nhân chủng học thường có quan điểm phản đối thuyết vịchủng vì đó là cách phản ứng tiêu cực và bất công, sai lệch đối với những nền vănhóa, mẫu văn hóa khác nhau.+ Thuyết tương đối văn hóa( Cultural Relativism) : là thông lệ đánh giá văn hóakhác bằng tiêu chuẩn của chính nó hay một cách nói khác là đánh giá văn hóakhác trong cảnh quan văn hóa của chính nó.Ví dụ: Người Mỹ tin rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng của Nhật bản, ngườiViệt nam tin rằng dầu gội đầu sản xuất tại Việt nam không tốt bằng của châu Âumặc dù cũng do chính hãng đó sản xuất.+ Muốn đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính nó, cá nhân phảihiểu được giá trị, tiêu chuẩn của văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởinhững giá trị, tiêu chuẩn của nền văn hóa của chính mình.+ Thuyết tương đối văn hóa đang được hỗ trợ bởi sự phát triển của côngnghệ, truyền thông -> sự phổ biến văn hóa nhanh chóng hơn, nhu cầu tìm hiểu vănhóa khác tăng lên.

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu Văn Hóa Lễ Hội Nghệ An doc Tài liệu Văn Hóa Lễ Hội Nghệ An doc
    • 9
    • 488
    • 0
  • Tài liệu Tư tưởng xã hội học của E. Durkhiem ppt Tài liệu Tư tưởng xã hội học của E. Durkhiem ppt
    • 8
    • 2
    • 52
  • tài liệu xã hội học đại cương tài liệu xã hội học đại cương
    • 60
    • 756
    • 1
  • Xã hội học đại cương 2 Xã hội học đại cương 2
    • 51
    • 540
    • 0
  • tài liệu ôn thi môn xã hội học đại cương tài liệu ôn thi môn xã hội học đại cương
    • 42
    • 1
    • 1
  • xã hội học đại cương xã hội học đại cương
    • 33
    • 712
    • 0
  • câu hỏi ôn thi xã hội học đại cương câu hỏi ôn thi xã hội học đại cương
    • 54
    • 716
    • 1
  • ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG  XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY)
    • 35
    • 1
    • 4
  • bài giảng xã hội học đại cương bài giảng xã hội học đại cương
    • 27
    • 843
    • 1
  • Thuyết trình môn xã hội học đại cương Quan hệ xã hội Thuyết trình môn xã hội học đại cương Quan hệ xã hội
    • 20
    • 953
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(31.21 KB - 8 trang) - TÀI LIỆU VĂN HÓA XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Học Văn Hóa