Tải Lượng Virus Corona Bao Nhiêu Thì Cách Ly Tại Nhà?
Bộ Y tế quy định, những địa phương có số ca mắc COVID-19 tăng cao thì người bệnh F0 được điều trị tại nhà, nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận tải lượng virus SARS-CoV-2 ở mức thấp, nhằm giảm quá tải cho các bệnh viện. Vậy F0 có tải lượng virus như thế nào là được cách ly tại nhà? Làm sao ngăn được khả năng xâm nhiễm hoặc lây truyền virus SARS-CoV-2?
Mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Tải lượng virus là gì?
BS.CKII Trần Thị Thanh Nga – Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Tải lượng virus là số lượng virus được tìm thấy trong cơ thể người bệnh thông qua xét nghiệm Realtime RT-PCR. Xét nghiệm tải lượng virus thường được sử dụng trong các bệnh truyền nhiễm do virus như SARS-CoV-2… Người bệnh được lấy mẫu dịch tỵ hầu, mũi họng, sau đó đưa vào hệ thống phòng lab có trang bị máy xét nghiệm hiện đại. Dựa vào kết quả thông số tải lượng virus, bác sĩ đánh giá được tình trạng nhiễm virus hiện tại của người bệnh, theo dõi mức độ tấn công virus trong cơ thể và đánh giá hiệu quả của thuốc kháng virus”.
Nếu tải lượng virus tăng đồng nghĩa virus đang nhân lên trong cơ thể người bệnh. Ngược lại, tải lượng virus giảm cho thấy hệ miễn dịch cơ thể bệnh nhân đánh bại sự xâm nhập virus hoặc do tác động của thuốc kháng virus nên chúng bị ức chế.
Nếu không phát hiện ra tải lượng virus có nghĩa bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh nên số lượng virus không còn. Hoặc tải lượng này dưới ngưỡng phát hiện của kỹ thuật xét nghiệm PCR, điều này cũng cho thấy số lượng virus trong cơ thể người bệnh còn rất thấp, suy yếu, giảm đi khả năng lây nhiễm cho người khác.
Tải lượng virus Corona là gì?
Xét nghiệm tải lượng virus Corona nhằm xem sự hiện diện của số lượng virus Corona có trong người nghi nhiễm, người nhiễm COVID-19. Xét nghiệm này được thực hiện bằng kỹ thuật xét nghiệm Realtime RT-PCR. Người cần xét nghiệm được lấy mẫu dịch tỵ hầu và họng.
Tải lượng virus được thể hiện qua chỉ số CT, trong đó CT là viết tắt một chu kỳ tìm virus khi thực hiện xét nghiệm. Nếu trong mẫu xét nghiệm của người bệnh có nhiều virus thì chỉ cần vài chu kỳ (chỉ số CT thấp) là khẳng định người nhiễm COVID-19, ngược lại mẫu càng ít virus thì chỉ số CT sẽ càng cao.
Đối với người mắc COVID-19, ở thời điểm mới khởi phát bệnh thì chỉ số CT cao, do tải lượng virus lúc này còn thấp. Sau đó, khi số lượng virus bắt đầu tăng mạnh lên thì chỉ số CT sẽ giảm dần. Sau một thời gian mắc bệnh hoặc khi bước vào giai đoạn điều trị, lúc này hệ miễn dịch được kích hoạt tăng sức đề kháng, giúp cơ thể “đánh bại” dần lực lượng virus nên tải lượng virus sẽ giảm xuống và chỉ số CT lại cao lên.
Theo BS.CKII Trần Thị Thanh Nga, hiện Bộ Y tế Việt Nam quy định, tiêu chuẩn xuất viện cho người nhiễm COVID-19 là khi chỉ số CT>=30. Đây là thông số cho thấy người nhiễm COVID-19 đã có tải lượng virus thấp, khó lây nhiễm cho người khác nên người bệnh được cách ly tại nhà. Nếu CT tiếp tục tăng đến trên 33 thì gần như không còn khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, tốc độ thải virus ở mỗi người bệnh không giống nhau, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, hay mức đáp ứng thuốc điều trị, nên mốc thời gian tải lượng virus giảm sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân riêng biệt. Do vậy người bệnh được cách ly tại nhà vẫn phải tuân thủ theo quy định, được theo dõi đến ngày thứ 14 thì xét nghiệm. Sau đó theo dõi tiếp, đủ 21 ngày xét nghiệm lại nếu âm tính thì họ trở về nhịp sống thường ngày.
Tải lượng virus SARS-CoV-2 có khiến bạn dễ lây lan bệnh cho người khác?
Tải lượng virus SARS-CoV-2 tìm thấy trong cơ thể người nhiễm chứng tỏ người đó có khả năng lây bệnh cho người khác. Thông thường, tải lượng virus có xu hướng đạt đỉnh vào tuần đầu sau khi người bệnh có xuất hiện triệu chứng như: đau đầu, đau họng, ho, sốt.
Khi người nhiễm có triệu chứng ho, sổ mũi, thì giọt bắn, dịch tiết chứa virus sẽ phát tán ra môi trường, dễ lây cho nhóm người sinh hoạt trong gia đình, công sở, nhà máy, xí nghiệp. Mặt khác, virus cũng có khả năng phát tán ra cộng đồng khi người nhiễm di chuyển đến các điểm sinh hoạt công cộng như thang máy, tay nắm cửa, virus sẽ lây cho người tiếp xúc bề mặt này mà không rửa tay rồi đưa lên mũi, miệng từ đó chúng có cơ hội xâm nhập vùng hầu họng…
Theo các nghiên cứu thời gian qua cho thấy: người có tải lượng virus cao thì nguy cơ lây nhiễm cho nhiều người. Cụ thể, một nghiên cứu mới của Hàn Quốc, những người nhiễm biến thể Delta của virus Corona gây bệnh COVID-19 có tải lượng cao gấp 300 lần so với những người mắc biến thể khác. Tải lượng virus Corona biến chủng Delta cao đồng nghĩa virus lây truyền từ người sang người dễ dàng hơn, nâng số ca nhiễm, ca nhập viện và ca bệnh nặng, tử vong.
Khi tải lượng virus Corona tăng cao có khiến bệnh nghiêm trọng hơn không?
Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mắc COVID-19 thường do số lượng virus xâm nhập vào cơ thể. Do đó, người nhiễm có tải lượng virus Corona cao sẽ có nguy cơ tiến triển xấu nếu không được theo dõi, can thiệp y tế kịp thời. Trước đây, thế giới đã có nghiên cứu trên 2 chủng virus coronavirus trước đó (SARS và MERS) cho thấy những người có tải trọng virus cao hơn sẽ diễn tiến triển nặng hơn.
Hiện Việt Nam cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 có tải lượng virus cao có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: khó thở, tím tái, suy hô hấp, và có thể tử vong. Vì thế, khi bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện, bác sĩ có thể dựa trên thông số tải lượng virus để chẩn đoán nguy cơ họ cần hỗ trợ thở máy hoặc tiên lượng bệnh nhân có thể tử vong.
Ngược lại, khi lượng virus giảm xuống, họ có cơ hội khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, sức tấn công của virus còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh. Nếu người bệnh có bệnh nền, người có cơ địa béo phì, hay hệ thống miễn dịch đang suy yếu sẽ trở nặng, nguy cơ tử vong cao.
Khi tải lượng virus cao có khẳng định bạn bị bệnh tiến triển nặng không?
Để khẳng định mắc COVID-19, người bệnh cần được xét nghiệm Realtime RT-PCR tìm virus Corona. Xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết thông số tải lượng virus cơ thể ở mức cao hay thấp. Thông thường, các bệnh nhân có tải lượng virus cao sẽ có các triệu chứng nhiễm bệnh. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 5-6 ngày kể từ khi người bệnh nhiễm virus. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh của virus Corona có thể đạt tới 14 ngày, thậm chí có khả năng kéo dài đến 21 ngày. Bên cạnh đó, hiện nay, một số người nhiễm virus không có triệu chứng, đặc biệt là nhóm người nhiễm virus đã được tiêm ngừa vắc xin – phần lớn không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ.
Sở dĩ có hiện tượng người mang mầm bệnh không triệu chứng vì tải lượng virus trong cơ thể họ thấp, cơ thể họ có sức đề kháng mạnh sẽ ức chế được sự phát triển của virus (không cho chúng nhân lên) cho nên không thể gây bệnh hoặc làm virus yếu đi. Chính vì làm giảm số lượng vi sinh vật xâm nhập cơ thể nên cơ thể người bệnh lúc này không có triệu chứng nào xuất hiện. Trong y khoa, các chuyên gia thường gọi là người lành mang mầm bệnh. Tình trạng này khá nguy hiểm, bởi người lành mang mầm bệnh không triệu chứng trong khi bệnh nhân vẫn đào thải virus trong cơ thể ra môi trường xung quanh. Và người khác nhiễm bệnh do tiếp xúc không tuân thủ nguyên tắc 5K: “Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế”.
Tải lượng virus của cơ thể tăng cao khi nào?
Đối với người bệnh COVID-19, tải lượng virus sẽ thay đổi theo dạng đồ thị Parabol. Ở thời điểm khởi phát, nếu lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR sẽ cao, tải lượng virus thấp. Sau vài ngày – khi các triệu của bệnh xuất hiện, lúc này virus tiếp tục nhân lên mạnh mẽ nên chỉ số CT sẽ giảm dần. Ở thời gian gần khỏi bệnh nhờ cơ thể kích hoạt sức đề kháng, hoặc tác động của thuốc kháng virus thì tải lượng virus sẽ giảm xuống, và giảm dần về mức không thể lây nhiễm.
Nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc đối tượng có tải lượng virus cao
Chỉ số tải lượng virus Corona trong mỗi người bệnh đều khác nhau tùy thuộc vào thời điểm xét nghiệm phát hiện và đối tượng nhiễm bệnh.
Đối tượng F1 thuộc nhóm người thân chung sống, người chăm sóc người bệnh có nguy cơ “hít” tải lượng virus cao so với nhóm đối tượng khác khi tiếp xúc gần với bệnh nhân. Vì tải lượng virus “lọt” vào cơ thể một lúc quá nhiều nên F1 đối diện nguy cơ mắc COVID-19 trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi tiếp xúc F0 đã xuất hiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, các y bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 cũng nằm trong tốp đầu những người có nguy cơ nhiễm virus và có tải lượng cao vì môi trường làm việc tiếp xúc thường xuyên với virus.
Virus SARS-CoV-2 có cơ chế lây nhiễm bằng cách truyền virus từ người bệnh sang người khỏe qua đường hô hấp. Đầu tiên chúng khu trú ở niêm mạc mũi, miệng, sinh sôi ở đường hô hấp trên (vùng mũi họng). Khi đủ thời gian ủ bệnh, virus sẽ di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản) và tấn công phổi, nặng hơn sẽ tấn công thêm các cơ quan tim, gan, thận, mạch máu…
Bệnh truyền nhiễm do virus SARS-CoV-2 dễ bùng phát trong các môi trường mát và kín, tập trung đông người. Virus này có thể chết ở nhiệt độ cao nhưng không giảm lây truyền khi tiếp xúc gần, vì thế những người làm công việc tiếp xúc gần như: lễ tân, nhân viên siêu thị, giao hàng, cũng thuộc nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh.
Tiêm vắc xin ảnh hưởng tới tải lượng virus như thế nào?
Hiện nay, có 2 nghiên cứu của các nhà khoa học tại Israel, Anh cho rằng có hai yếu tố quyết định khả năng giảm lây truyền virus của vắc xin COVID-19 gồm: một là ngăn ngừa sự xâm nhiễm của virus và hai là giảm sự phát tán virus. Trong đó, nghiên cứu của nước Anh đánh giá trên 365.447 hộ gia đình (có 2-10 nhân khẩu) có một trường hợp nhiễm COVID-19 ở mỗi hộ và hơn 1 triệu người tiếp xúc gần. Kết quả, trong các hộ gia đình có một người nhiễm COVID-19 không chích vắc xin là 10,1%. Trong khi các hộ gia đình có dương tính đã nhận ít nhất một liều vắc xin Oxford-AstraZeneca (5,7%) hoặc vắc xin Pfizer/BioNTech (6,2%) trước đó 21 ngày. Ngoài ra, vào giữa tháng 7-2021, nhà khoa học Pitzer và các cộng sự công bố nghiên cứu vắc xin Pfizer/BioNTech ngăn ngừa sự xâm nhiễm của virus lên đến 80-88% trong môi trường hộ gia đình tại Israel. Cụ thể, với người dương tính đã tiêm chủng đủ 2 liều thì vắc xin có hiệu quả giảm sự lây nhiễm từ 41-79%.
Người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sẽ ít nguy cơ nhiễm bệnh từ người khác, bất kể tải lượng virus của F0 ở mức độ cao hay thấp. Hiện nhiều quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu đã đạt mức độ bao phủ vắc xin ngừa COVID-19 nên các dịch vụ được phép mở cửa thông thương trở lại, người dân thoải mái ra đường, không cần mang khẩu trang.
- Hiện các nước đã có các bằng chứng về hiệu quả của vắc xin COVID-19 chống lại sự lây truyền virus SARS-CoV-2. Điều này khẳng định được tầm quan trọng của việc tiêm chủng để đạt được miễn dịch cộng đồng, tiến tới kiểm soát, khống chế đại dịch.
- Nếu bạn là F1 nhưng đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ sẽ ít có khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2 từ người khác, bất kể tải lượng virus của người bệnh cao hay thấp.
Dù người được tiêm vắc xin vẫn có thể mắc COVID-19, nhưng hầu như không có triệu chứng nặng, hay biến chứng tử vong.
Đâu là giải pháp tốt nhất để chống lại tải lượng virus tăng cao?
COVID-19 là đại dịch toàn cầu, tính đến ngày 30-8-2021 có hơn 4,5 triệu người trên thế giới tử vong. Riêng Việt Nam có 10.749 trường hợp. Tuy nhiên, bệnh truyền nhiễm vẫn có thể chống lại nếu áp dụng các biện pháp sau:
-
- Vắc xin được xem là “lá chắn” sinh học giúp bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Người dân cần chủ động tiêm ngừa để phòng tránh bệnh.
-
- Đối với người đã mắc COVID-19 cần tăng cường tập thể dục, ăn uống đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để tăng sức đề kháng, đánh bại virus.
-
- Người mắc COVID-19 và người có nguy cơ nhiễm bệnh cũng cần chủ động vệ sinh vùng mũi, họng để loại bỏ nguy cơ virus xâm nhập, tấn công và giảm tải lượng virus khi chúng còn khu trú ở vùng hầu họng.
Hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó có yêu cầu người bệnh vệ sinh mũi họng để giảm tải lượng virus. Việc súc miệng, súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn giúp diệt virus, ngăn chúng xâm nhập vùng hầu họng và phát tán mạnh hơn. Dung dịch sát khuẩn có thể tiêu diệt virus, làm nồng độ virus ít đi, khi đó cơ thể sẽ đủ thời gian sản xuất các kháng thể chống lại virus, trong khi bệnh này chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh đang triển khai dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu tại TP.HCM và Hà Nội bằng 2 phương pháp test nhanh kháng nguyên và Realtime RT-PCR giúp sàng lọc, phát hiện, ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng. Bệnh viện sử dụng nhiều hệ thống máy xét nghiệm COVID-19, trong đó có dòng máy hiện đại bậc nhất được lưu hành tại Việt Nam là hệ thống máy Alinity M của Mỹ thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR đạt kết quả chính xác trên 99%, song song bệnh viện cũng có trang bị hệ thống máy xét nghiệm CFX96 Dx do hãng Bio Rad của Mỹ sản xuất đạt kết quả chính xác 98% – 99%.
Để sử dụng dịch vụ xét nghiệm tầm soát COVID-19, kiểm tra tải lượng virus Corona khách hàng có thể gọi hotline 0287 102 6789 – 093 180 6858, hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Các hệ thống máy xét nghiệm Sars-CoV-2 cho kết quả sau 5 – 7 giờ lấy mẫu, các kết quả khẩn sau 3 – 5 giờ lấy mẫu.
Từ khóa » Ct Siêu Lây Nhiễm
-
Ý Nghĩa Của Con Số Ct Của Xét Nghiệm RT-PCR COVID-19 - HCDC
-
Chỉ Số CT Covid Là Gì Và Những Thông Tin Liên Quan
-
Bác Sĩ Trương Hữu Khanh: Chỉ Số CT Và Chuyện Bệnh Nặng, Bệnh Nhẹ
-
Giá Trị CT Trong Xét Nghiệm RT-PCR Càng Cao Càng Không Lây Nhiễm ...
-
Giá Trị Ct Trong Xét Nghiệm SARS-CoV-2 Realtime RT-PCR | Vinmec
-
Các Quy Trình Xét Nghiệm Chẩn đoán - COVID Reference
-
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ XÉT NGHIỆM RT-PCR COVID
-
Hiểu đúng Về Giá Trị CT Trong Xét Nghiệm Realtime RT-PCR Phát ...
-
Mắc COVID-19 84 Ngày Vẫn Dương Tính, Tại Sao? - Báo Tuổi Trẻ
-
Mới: 5 Mức độ Phân Loại Bệnh COVID-19 Trong Hướng Dẫn Vừa Ban ...
-
Kqxs Dn Ct
-
Hỏi - Đáp Mùa Dịch - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Xét Nghiệm PCR Chẩn đoán Nhiễm Virus SARS-CoV-2