Tải Miễn Phí (.PDF) Sách, Giáo Trình, Tài Liệu Dạy Học Thanh Nhạc

Yêu âm nhạc, yêu ca hát chắc hầu hết mọi người đều có điều đó vì âm nhạc là một môn nghệ thuật rất hấp dẫn, nó mang đến cho con người niềm vui, sự hưng phấn trong cuộc sống; là sợi dây vô hình kết nối trái tim, gắn kết những mối quan hệ từ bình thường trở nên gắn bó và thân thiết hơn. Việc ca hát cũng vậy, nó là một mảng trong hoạt động âm nhạc mà hầu hết mọi người ai cũng có thể làm được và dễ dàng làm được cho dù không cần phải qua một trường lớp đào tạo âm nhạc nào.

Hát hay, hát tốt là nhờ năng khiếu – Hát sai, hát dở chưa hẳn là không!

Bạn hát hay là nhờ khả năng bẩm sinh; người ta thường gọi đó là năng khiếu “trời phú” mà không phải ai cũng diễm phúc có được. Cho nên bạn cần quý trọng và gìn giữ nó vì thông thường “Cái gì có được một cách dễ dàng, thường mất đi cũng dễ dàng”. Hát yếu, hát dở không phải là không có năng khiếu mà là không có điều kiện để phát huy khả năng của mình; nó cũng giống như một đứa trẻ, nếu được sống ở một môi trường năng động; đứa trẻ ấy sẽ trở nên năng động và ngược lại, thế nên bạn không nên vội nhận xét rằng mình không có năng khiếu khi đơn giản là cảm thấy mình hát yếu, hát không đúng cao độ và không tự tin vào chất giọng của mình, vì thật sự ta rất khó có thể tự nhận xét giọng hát của mình mà cần phải đưa nó vào môi trường khách quan; nghĩa là chỉ có thể là người nghe mới cảm thấy được điều đó – rằng bạn hát hay hay hát dở, giọng hát có tốt hay không?

Năng khiếu ca hát là gì?

Ta có thể hiểu đơn giản là những người có khả năng bẩm sinh về ca hát, và giọng hát được hầu hết mọi người cảm nhận rằng có sự truyền cảm và khi cất tiếng hát thì nghe rất thuận tai. Có nhiều yếu tố để nhìn nhận và đánh giá một giọng hát tốt; đó là độ truyền cảm (chất giọng), hay khả năng thể hiện các cao độ với những âm vựng trầm, bổng, các quãng khó trong âm nhạc (cử giọng). Những yếu tố trên, nếu đạt tốt khi chưa qua đào tạo tại một trường lớp âm nhạc nào thì ta có thể gọi đó là năng khiếu.  Những yếu tố trên nếu được kết hợp với các kỹ thuật trong thanh nhạc như: các yếu tố về cách lấy hơi, láy âm, rung, ém giọng… sẽ góp phần tăng sự chuyên nghiệp cho tiếng hát – dĩ nhiên đi cùng đó là sự truyền cảm khá lớn đến người nghe và ít lo lắng sai sót trong quá trình biểu diễn nếu biết vận dụng đúng kỹ thuật.

Năng khiếu cần được “gọt giũa” – Luyện thanh, luyện giọng (học Thanh nhạc) sẽ giúp phá vỡ bức vách tự ti và có khi nó thay đổi cả cuộc đời của bạn.

Có nhiều người nghĩ rằng hát dở, hát sai sẽ không thể nào chỉnh sửa được vì đó là bẩm sinh; suy nghĩ đó hoàn toàn sai lệch bởi vì khi học thanh nhạc, luyện giọng sẽ giúp bạn khắc phục được điều đó. Ví như ta hát thường sai cao độ, việc điều chỉnh để hát đúng lại cũng khá dễ dàng; bằng cách ta thường xuyên luyện tập các bài đọc về quãng, chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Dĩ nhiên những bài tập về quãng bạn có có nhạc cụ bổ trợ để có thể lắng nghe và áp giọng của mình vào đúng cao độ của tiếng đàn hoặc phải có một người hướng dẫn để lắng nghe cao độ của bạn khi cất lên đã đúng chưa và có biện pháp sửa lỗi chứ bạn rất khó có thể tự biết được mình đọc có đúng hay không.

Từ khóa » Các Mẫu Luyện Thanh Pdf