TẢI MIỄN PHÍ: Trọn Bộ File Excel Theo Vị Trí Công Việc Kế Toán

Để hỗ trợ anh chị làm kế toán, MISA AMIS đã tổng hợp đầy đủ các file excel theo yêu cầu từng vị trí. Hi vọng rằng, với những báo cáo, chứng từ, mẹo hướng dẫn, kiểm tra sổ sách, lên biểu bảng…. theo từng vị công việc kế toán sẽ giúp anh chị thực hiện công việc kế toán hiệu quả hơn.

banner Mục lục Hiện 1. Tổng quan các vị trí công việc kế toán tại doanh nghiệp 2. Tải miễn phí tài liệu Trọn bộ file excel theo vị trí công việc kế toán

1. Tổng quan các vị trí công việc kế toán tại doanh nghiệp

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp sẽ có bộ máy kế toán khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những công việc cụ thể  nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính – kế toán hiệu quả hơn. Dưới đây là một số vị trí kế toán thường gặp tại các doanh nghiệp hiện nay.

  • Kế toán công nợ

Kế toán công nợ thực hiện công việc quản lý và theo dõi công nợ của doanh nghiệp liên quan đến: Các khoản thu, chi, tiền gửi ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản phải trả.

Kế toán công nợ sẽ thực hiện các công việc như:

+ Kiểm tra các chứng từ trước khi lập thủ tục thu chi

+ Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ

+ In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt

+ Lập phiếu thu, phiếu chi theo biểu mẫu để làm căn cứ cho thủ quỹ thu chi tiền

+ Chuyển giao các chứng từ ban đầu (phiếu thu, chi) cho bộ phận liên quan

+ Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ

+ Đối chiếu tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp công ty

+ Lập phiếu nộp ngân sách – ngân hàng

+ Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh

+ Nhận chứng từ các chi nhánh, cơ sở chuyển (bản sao hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,…) để thanh toán .

Ngoài ra, kế toán công nợ hàng tháng còn cần đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ nội bộ, công nợ khách hàng cũng như lập lịch để thanh toán cho khách hàng. Từ đó lập báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ doanh nghiệp theo từng đối tượng đột xuất hoặc định kỳ theo tháng/quý/năm tùy thuộc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp.

kế toán công nợ

>> Đọc thêm: 

5 điều cần nắm rõ để trở thành kế toán công nợ phải thu chuyên nghiệp 

Kế toán công nợ phải trả: Từ kiến thức tổng quan tới kinh nghiệm thực tế

  • Kế toán thuế

Kế toán thuế là nhân viên kế toán phụ trách các công việc, nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề về thuế và khai báo thuế trong doanh nghiệp.

Công việc của kế toán thuế là thu nhập, tập hợp hóa đơn chứng từ mua vào bán ra, kê khai, nộp thuế, cân đối các chi phí để tối ưu các khoản thuế phải nộp…

Ngoài ra, kế toán thuế cần thực hiện các công việc liên quan đến ghi sổ kế toán thuế, lập, quản lý báo cáo thuế, BCT và kịp thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất để doanh nghiệp tuân thủ đúng, không vi phạm quy định về Pháp luật Thuế mà vẫn tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp.

>> Đọc thêm: Kế toán thuế là gì? Những công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

  • Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người trực tiếp tổng hợp cân đối các số liệu, dữ liệu kế toán để lập các báo cáo, cung cấp các thông tin kế toán theo yêu cầu

Dựa vào quy mô, khối lượng, tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp, kế toán tổng hợp sẽ được phân công đảm nhận các công việc kế toán, cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ sẽ có ít nghiệp vụ kinh tế, do đó nhân viên kế toán tổng hợp có thể kiêm nhiệm những phần hành kế toán chi tiết hoặc các công việc phát sinh thực tế

+ Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn: Doanh nghiệp vừa và lớn với nhiều hoạt động và nghiệp vụ kinh tế phát sinh

>> Đọc thêm: Công việc Kế toán tổng hợp: Từ tổng quan đến chi tiết

  • Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.(theo quy định tại điều 53 Luật kế toán 2015).

Để trở thành kế toán trưởng, người làm kế toán cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn và điều kiện sau :

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Kế toán trưởng sẽ là người trực tiếp quản lý phòng kế toán và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán. Ngoài ra, các công việc liên quan đến thiết lập hệ thống kế toán của doanh nghiệp, thực hiện các báo cáo quản trị và tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, hướng dẫn, đào tạo và đánh giá năng lực của nhân viên phòng kế toán cũng là những công việc kế toán trưởng cần đảm nhiệm và chịu trách nhiệm

>> Đọc thêm: Mô tả công việc kế toán trưởng và chia sẻ kinh nghiệm thực tế

  • Kế toán viên

Kế toán viên thực hiện phân tích thông tin tài chính và chuẩn bị báo cáo tài chính để xác định và duy trì tài sản, nợ phải trả, lãi lỗ, nợ thuế hoặc những hoạt động tài chính khác trong doanh nghiệp. 

Một số công việc của kế toán như:

+ Phân tích và duy trì ngân sách doanh nghiệp

+ Chuẩn bị báo cáo định kỳ, so sánh chi phí ngân sách với chi phí thực tế

+ Kiểm tra và phân tích hồ sơ kế toán hoặc báo cáo tài chính

+ Thiết lập bảng tài khoản và gán các mục cho tài khoản thích hợp

+ Chuẩn bị các biểu mẫu và hướng dẫn các phòng ban liên quan lập các chứng từ tài chính liên quan

+ Tính nợ thuế và chuẩn bị khai thuế, đảm bảo tuân thủ các chính sách thanh toán

+ Thực hiện, sửa đổi và lưu trữ tài liệu và hệ thống kế toán

2. Tải miễn phí tài liệu Trọn bộ file excel theo vị trí công việc kế toán

Để hỗ trợ anh chị làm kế toán, MISA AMIS đã tổng hợp đầy đủ các file excel theo yêu cầu từng vị trí với những báo cáo, chứng từ, mẹo hướng dẫn, kiểm tra sổ sách, lên biểu bảng…. theo từng vị công việc kế toán như:

  • Kế toán công nợ
  • Kế toán thuế
  • Kế toán tổng hợp
  • Kế toán trưởng
  • Kế toán viên

tài liệu

Anh chị có thể tải Trọn bộ file excel theo vị trí công việc Tại link dưới đây

tải tài liệu

Để công tác kế toán được đơn giản và dễ dàng hơn, quý doanh nghiệp và anh chị nên chuyển sang sử dụng phần mềm kế toán để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 3 Trung bình: 1.3]

Từ khóa » File Excel Quản Lý Kế Toán