Tai Nạn Hàng Hải Là Gì? Quy định Tìm Kiếm Và Cứu Nạn Hàng Hải

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tai nạn hàng hải là gì?
  • 2 2. Quy định tìm kiếm và cứu nạn hàng hải:
    • 2.1 2.1. Tìm kiếm và cứu nạn theo quy định phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển:
    • 2.2 2.2. Tìm kiếm và cứu nạn theo sự phối hợp trong công tác Tìm kiếm cứu nạn giữa Trung ương và địa phương:

1. Tai nạn hàng hải là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/03/2020 quy định về tai nạn, sự cố hàng hải như sau:

– Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

– Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.

– Sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà không phải là tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 1 Điều này gây nguy hiểm hoặc nếu không được khắc phục sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu con người hoặc môi trường.

2. Quy định tìm kiếm và cứu nạn hàng hải:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thì:

Cứu nạn là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

Tìm kiếm cứu nạn là việc tìm kiếm và cung cấp sự trợ giúp cho những người bị tai nạn hoặc nguy hiểm sắp xảy ra. Lĩnh vực tìm kiếm và cứu nạn nói chung bao gồm nhiều tiểu lĩnh vực khác nhau, thường được xác định bởi các loại địa hình nơi công tìm kiếm thực hiện.

2.1. Tìm kiếm và cứu nạn theo quy định phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển:

Theo quy định pháp luật thì trong lĩnh vực hàng hải được hiểu là toàn bộ hoạt động thuộc về khu vực biển cả. Chính vì vậy, trong trường hợp tìm kiếm và cứu nạn trong hàng hải thì áp dụng theo Quyết định ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển của Thủ tướng chính phủ.

Tại khoản 4 Điều 3 quy định trong Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ cứu nạn trên biển là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

Căn cứ theo Điều 5 của Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển được thực hiện như sau:

– Các nguồn lực được quy định trong đội cứu nạn sẽ phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển, đặc biệt ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

– Lực lượng tìm kiếm cứu nạn luôn chủ động, sẵn sàng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc bởi lẽ việc xảy ra trường hợp phải được cứu nạn luôn là những trường hợp khẩn cấp cần sự chủ động để ứng phó kịp.

Đảm bảo phối hợp tiếp nhận các thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên việc tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn trước những thông tin khác và phải được báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.

Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn  và phải đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển được pháp luật quy định tại Điều 5 quy định trong Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân.

Lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý, sử dụng của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Ban quản lý cảng cá; lực lượng, phương tiện của Công an, Quân đội, của các tổ chức, cá nhân tại địa phương và của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương.

Lực lượng, phương tiện khác hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển.

Lực lượng, phương tiện, thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, cấp cứu y tế và các bảo đảm khác cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép.

Như vậy, có thể thấy các tình huống tìm kiếm, cứu nạn trên biển là những sự cố do thiên tai, thảm họa, tai nạn gây ra trên biển có nguy cơ hoặc có thể là đang đe dọa, gây hậu quả tổn thất về người cần thiết được ứng phó kịp thời, thích hợp để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Chình vì vậy mà Thủ tướng chính phủ đã quyết định đưa ra những nguyên tắc cơ bản nhưng rất cần thiết và ngoài ra còn quy định những lực lượng, phương tiện tham gia trong quá trình tìm kiếm cứu nạn.

2.2. Tìm kiếm và cứu nạn theo sự phối hợp trong công tác Tìm kiếm cứu nạn giữa Trung ương và địa phương:

Mở rổng tầm nhìn ra quốc tế của những quốc gia có vùng biển thì ở hầu hết các khu vực trên thế giới, cách nhanh nhất, thực tế và hiệu quả nhất để tìm kiếm cứu nạn chính là phát triển một hệ thống của từng quốc gia có khả năng liên kết với các khu vực, đại dương và lục địa.

Tìm kiếm cứu nạn trên biển là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên của Công ước SAR79 về sự phối hợp trong công tác Tìm kiếm cứu nạn giữa Trung ương và địa phương và có tính toàn cầu cao, cho nên sự hợp tác giữa các quốc gia, giữa các vùng tìm kiếm cứu nạn là tất yếu. Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển của Tổ chức hàng hải quốc tế là một trong những cơ sở luật pháp quốc tế quan trọng để thiết lập hệ thống tìm kiếm cứu nạn toàn cầu và hướng dẫn cách thức để các quốc gia xây dựng và phát triển hệ thống của mình nhằm cung cấp một cách hiệu quả nhất các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn (SAR services).

Công ước SAR 79 đã đưa ra những quy định chung đó là phải đảm bảo bất kỳ người nào gặp nạn hoặc có thể gặp nạn trên biển đều được nhận sự hỗ trợ từ lực lượng chức năng. Khi nhận được thông tin về bất kỳ người nào gặp nạn hoặc có thể gặp nạn trên biển, các cơ quan có thẩm quyền của thành viên, quy định trong công ước sẽ áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo các hỗ trợ cần thiết được cung cấp.

Việc tiến hành hỗ trợ được thực hiện là các thành viên Công ước sẽ phối hợp trong việc tổ chức tìm kiếm cứu nạn và trong trường hợp có sự cố cần thiết thì sẽ phối hợp các hoạt động tìm kiếm cứu nạn với các quốc gia liền kề. Hoạt động huy động tàu cứu hộ, cần đảm bảo cho các thuyền trưởng được huy động rằng, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch hướng so với hành trình dự định của tàu.

Theo đó, đội ngũ các lực lượng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với vùng tìm kiếm cứu nạn bởi lẽ cần đảm bảo để người được trợ giúp sẽ được đưa khỏi tàu đã trợ giúp và được đưa đến nơi an toàn theo các hướng dẫn của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

Như vây, tại Công ước SAR79 đã quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia có biển đó là phải tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong vùng biển thuộc về địa phận và trách nhiệm nơi đó. Theo đó, khi nhận sự cố thì phải tổ chức các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển nhưng phải lựa chọn những biện pháp đảm bảo an toàn sinh mạng con người.

Đối với bảo vệ tìm kiếm và cứu nạn hàng hải là một hoạt động không rễ ràng mà sự cố gặp phải lại khá nhiều, để đảm bảo được hoạt đọg này diễn ra có tổ chức thì với sự ra đời của Công ước SAR79 nêu rõ phải có sự phối hợp của các phương tiện tìm kiếm cứu nạn cần thành lập các trung tâm, các tiểu trung tâm phối hợp. Điều kiện cần có đối với các trung tâm đó là phải có đầy đủ các phương tiện để tiếp nhận thông tin cấp cứu qua một Đài duyên hải cũng như có thể liên lạc với các đơn vị cứu nạn và các trung tâm phối hợp cứu nạn, các tiểu trung tâm trong khu vực lân cận một cách thích hợp nhất.

Như vậy, có thể thấy trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu nạn hàng hải được pháp luật quy định trong Quyết địh của Thủ tướng chính phủ và Công ước SAR79. Dựa theo hai căn cứ này thì có thể thấy được nguyên tắc tiếp nhận thông tin tìm kiếm và cứu nạn cũng như xác định được lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn.

Từ khóa » Tìm Kiếm Cứu Nạn Là Gì