Tài Nguyên Du Lịch Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và ý Nghĩa?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tài nguyên du lịch là gì?
  • 2 2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
  • 3 3. Phân loại tài nguyên du lịch:
  • 4 4. Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên du lịch:
  • 5 5. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch:

1. Tài nguyên du lịch là gì?

Có rất nhiều góc độ tiếp cận đến thuật ngữ tài nguyên thiên nhiên, mỗi một góc độ lại đưa ra một khái niệm khác nhau để giải thích tài nguyên thiên tiên.

Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc, tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có khả năng thu hút và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch nhằm mục đích sản sinh ra hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường.

Theo Pirojnik, 1985 nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người. Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.

Tại Việt Nam dưới góc độ pháp lý tài nguyên thiên nhiên được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

Dù hiểu theo nghĩa nào thì tài nguyên thiên nhiên đều mang ý nghĩa là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.

2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch:

  • Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có tính chất biến đổi và có thể tạo ra nhiều hình thức mới để phục vụ du khách.
  • Khả năng khai thác hiệu quả phụ thuộc vào việc nghiên cứu, trình độ khoa học công nghệ và nguồn tài nguyên sẵn có của quốc gia.
  • Tài nguyên du lịch rất đa dạng từ các giá trị thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử, tâm linh đến giải trí, đều mang lại sức hấp dẫn cho du khách. Nó bao gồm cả tài nguyên vật thể và phi vật thể, có khả năng tái tạo và thường được sở hữu chung.
  • Tính địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác tài nguyên du lịch vì nó ảnh hưởng đến cách thức và thời điểm khai thác, thường gắn với mùa vụ.
  • Ngoài ra, tài nguyên du lịch còn có đặc tính diễn giải và cảm nhận, nghĩa là giá trị và ý nghĩa của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

3. Phân loại tài nguyên du lịch:

Có nhiều cách thức phân loại về tài nguyên thiên nhiên những chủ yếu và phổ biến nhất tài nguyên du lịch sẽ được chia làm 3 loại:

Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Đây là loại tài nguyên du lịch hình thành từ tự nhiên bao gồm các yếu tố về khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên… không có sự tác động vật ý của con người; có thể nói rằng tài nguyên du lịch thiên nhiên là những món quà quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Một số tài nguyên du lịch hình thành từ tự nhiên tại Việt Nam có thể kể đến như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Biển Nha Trang, Sa pa…

Tài nguyên du lịch nhân văn: Bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. a

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể thực chất là di sản văn hóa bao gồm các di tích lịch sử, công trình văn hóa, văn nghệ, kiến trúc,… Còn tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là tài nguyên du lịch có thể được bảo tồn, khai thác nhằm phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế – xã hội. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, văn hóa các tộc người, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian…

Tài nguyên du lịch xã hội: Tài nguyên du lịch xã hội sẽ liên quan tới các sự kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được con người đương đại tổ chức, nhằm mang tới độ lôi cuốn đặc sắc và thu hút khách du lịch. Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị – kinh tế như: Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN….v.v.

Ngoài ra còn có thể còn nhiều loại tài nguyên du lịch khác mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra.

4. Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên du lịch:

  • Ý nghĩa kinh tế

Tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra sản phẩm du lịch. Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch ở Việt Nam đã làm cho các sản phẩm du lịch trở nên thu hút và hấp dẫn hơn. Số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch là yếu tố chính quyết định chất lượng sản phẩm du lịch và ảnh hưởng đến quy mô cũng như hiệu quả của hoạt động du lịch. Hầu hết các loại hình du lịch hiện nay đều dựa vào tài nguyên có sẵn, cho thấy vai trò quan trọng của tài nguyên du lịch trong việc phát triển các hình thức du lịch khác nhau.

  • Ý nghĩa nhân văn

Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị kinh tế mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Tài nguyên du lịch tự nhiên góp phần làm phong phú thêm môi trường cảnh quan, làm đẹp cho đất nước và tạo ra các giá trị văn hóa, giáo dục cho cộng đồng. Việc bảo vệ tài nguyên du lịch đặc biệt là môi trường sống của các loài động thực vật trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn là rất quan trọng. Đồng thời, cần phải sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, kết hợp các hoạt động kinh tế xã hội ở khu vực xung quanh điểm du lịch để bảo vệ môi trường và duy trì tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.

5. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch:

Theo quy định tại Điều 17 Luật du lịch 2017 quy định về trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch như sau:

– Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.

– Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp và cung cấp những nội dung cơ bản về tài nguyên du lịch, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với người đọc đang nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này.

Từ khóa » Các Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Là Gì