Tài Nguyên Du Lịch Và Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Tại Tiểu Vùng Du Lịch ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Quản lý
tài nguyên du lịch và khai thác tài nguyên du lịch tại tiểu vùng du lịch tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.73 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũngngày càng có những bước tiến mới, cuộc sống của con người được cải thiện về nhiềumặt, đặc biệt trong đó mức thu nhập bình quân đầu người tăng giúp người dân cải thiệncuộc sống mà còn đảm bảo cho họ có được một cuộc sống tốt hơn và một khi họ đã đápứng được nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày thì họ nghĩ đến việc di du lịch đểthỏa mãn nhu cầu nhằm mục đích nghĩ ngơi chữa bệnh phát triển thể chất và tinh thần,chính vì thế mà ngành Du lịch ngày càng phát triển. Ngoài ra đây còn là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt, là động cơthúc đẩy đi du lịch của du khách, là nguồn lực quan trọng mang tính quyết định sự pháttriển ngành du lịch cũng như là cơ sở để hình thành, phát triển, khai thác cũng như bảotồn các nguồn tài nguyên của từng vùng. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, các địa phương, các vùng có nguồn tài nguyên dulịch phong phú, đa dạng và đặc sắc, có mức tập trung cao, được quản lý, quy hoạch, khaithác, bảo vệ và có chiếm lược thì ngành du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao.Ngược lại những quốc gia, vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, đặc sắc nhưng không đượcquy hoạch, khai thác, bảo vệ … thì sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng về giá trịcũng như giảm sức thu hút của du khách dẫn đến hiệu quả kinh doanh du lịch thấp dẫnđến không khai thác hết nguồn tài nguyên sẳn có để phát triển Du lịch. Chính vì điều đónhóm em đã chọn đề tài : “ Tài nguyên du lịch và khai thác tài nguyên du lịch tại tiểuvùng du lịch Tây Nguyên ”Bài tiểu luận gồm 3 phần :+ Phần I : Giới thiệu tài nguyên tiểu vùng Du lịch Tây Nguyên+ Phần II : Thực trạng khai thác tài nguyên tiểu vùng Du lịch Tây Nguyên+ Phần III : Đánh giá vai trò và ý nghĩa của nguồn tài nguyên du lịch đối vớihoạt động kinh doanh du lịch tại địa phươngVới kiến thức về chuyên môn và thời gian tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịchcũng như khai thác nguồn tài nguyên tại tiểu vùng du lịch Tây Nguyên của nhóm còn hạnchế nên khi viết đề tài này không tránh khỏi những sai sót, nhóm rất mong được sự đónggóp ý kiến của thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NHÓM 2Nội dung của bài tiểu luận : Bài tiểu luận gồm 3 phần :+ Phần I : Giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch của tiểu vùng du lịch Tây Nguyên :1.2 Gới thiệu tài nguyên Du lịch tự nhiên : Tiểu vùng Du lịch Tây Nguyên giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. trongkhi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắkvà Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không cóđường biên giới quốc tế : Vì vậy tiểu vùng Tây Nguyên là địa bàn tạo nên những lợi thếvề du lịch xanh cho ngành du lịch Việt Nam và đó là cơ sở để các quốc gia lân cận lựachọn trong xây dựng chương trình hợp tác phát triển du lịch với Việt Nam. Trên cơ sởnày, gần đây, Tổng cục Du lịch cũng đã xác định Tây Nguyên là một địa bàn trọng điểmđể phát triển du lịch; từ tiềm năng phong phú của du lịch Tây Nguyên, ngành du lịch ViệtNam có thể tổ chức nhiều tour du lịch khác nhau dành cho nhiều đối tượng du khách,trong đó đặc biệt là du khách quốc tế. Một trong những lợi thế để hình thành tuyến dulịch quốc tế nối Tây Nguyên với hai quốc gia Lào, Campuchia và Thái Lan trong tươnglai. Trong vài năm gần đây, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung đã hìnhthành một cách cơ bản tuyến du lịch “Con đường xanh” và tuyến du lịch “Con đường disản”. Có thể hình dung: Tuyến du lịch “Con đường di sản” bắt đầu từ Đà Nẵng qua phốcổ Hội An, đi dọc theo miền Trung- nơi có nhiều di sản quốc gia và quốc tế, rồi sau đónối vào thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt (Lâm Đồng) của Tây Nguyên để đến các điểmdu lịch nổi tiếng khác của vùng đất này như: Hồ Lak, Buôn Đôn, các thác nước DrayNur, Gia Long, Trinh Nữ nằm dọc Tây Nguyên.Khí hậu của vùng ít xảy ra thiên tai, có hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa; mùamưa ở đây cũng khá dễ chịu , nhiệt độ nằm trong khoảng từ 14°C đến 300C … Các điềukiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ôxy và độ tronglành của không khí rất hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanhchóng làm lành bệnh và phục hồi sức khoẻ của con người, nên thu hút một lượng kháchrất lớn ở các tỉnh trong tiểu vùng Du lịch Tây Nguyên như :Tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt) : Nơi nhiều phong cảnh đẹp, với các thác nước hùng vỹ:thác Prenn, Cam Ly, Datanla, Pongua; những hồ nước thơ mộng: hồ Xuân Hương, hồThan thở, Hồ Đa Thiện, hồ Long Tuyền, hồ Chiến Thắng, với trên 1550 loài hoa, các loạihoa nổi tiếng như đỗ quyên, cẩm tú cầu, móng rồng… Vườn hoa Đà Lạt toạ lạc ở số 2Phù Đổng Thiên Vương, gần Hồ Xuân Hương và sân gofl đồi Cù. Ở đây có tới trên 300loài hoa quý của Việt nam và thế giới như cẩm tú cầu, hoa hồng, cúc, lay ơn , đỗ quyên,trà my,… Vườn hoa thành phố đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức, trao đổi về cácloàihoa. Vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, đây là nơi diễn ra Hội hoa xuân. Nhiều nghệnhân đã mang đến đây những loài hoa, cây cảnh, cây thế tuyệt mỹ của Đà Lạt để thi tài.Nơi đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động trong các festival hoa Đà Lạt được tổ chứchằng năm. Tỉnh Gia Lai : vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên,có tiềm năng du lịch rấtphong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú,nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ - một thắng cảnh nổi tiếng và được ví như là mộtđôi mắt Pleiku đẹp tuyệt vời. Rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch dã ngoạibằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking được đánh giá là một trong nhữngnơi tham quan du lịch hấp dẫn, đặc sắc ở Tây Nguyên. Các chương trình dành cho cáctour mỗi ngày một đổi mới. Tiêu biểu là chương trình du lịch sinh thái về Đồng Xanh,Kon Ka Kin, Hồ Đức An, Biển Hồ, thuỷ điện Ialy. Ngoài ra còn nhiều núi đồi như CổngTrời MangYang, đỉnh Hàm Rồng và một số thác quanh thành phố: thác Dakthoa, thácPhú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng…Tỉnh Đắc Lắk : có tiềm năng rất lớn về rừng với 35% diện tích là núi cao, địa hình cao nguyênbằng phẳng chiếm hơn 50% với vườn quốc gia Yokdon rộng trên 115.500 ha - là khu vườn quốcgia lớn nhất Việt Nam; ngoài ra Đăk Lăk còn có 4 khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng: vườnquốc gia Chư Yang Sin huyện Krông Bông, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar huyện Lắk; rừnglịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk huyện Lắk, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô huyện EaKar mỗikhu có diện tích từ 20 đến 60 nghìn ha. Đăk Lăk không chỉ có núi non trùng điệp với nhữngthảm rừng đa sinh thái với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn có mạng lướisông suối rất dầy với một số sông chính như sông Krông H’Năng, sông Ea H'leo, sông ĐồngNai, sông SeRePốk, các thác như thác Trinh Nữ, Thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long,thác Bảy Nhánh,hồ lớn tự nhiên như hồ Buôn Triết, hồ Ea RBin-Nam Kar, hồ Lắk; một số hồ lớnnhân tạo như EaKao, Ea suop thượng, Ea Suop hạ hấp đẫn du khách như : +VQG Yok Đôn(Đắc Lắc) , Vườn quốc gia Yokdon nằm dọc theo con sông Srêpok về phía Đông và Bắc,VQG có diện tích gần 116.000 ha, là nơi có hệ sinh thái rừng khộp, chủ yếu là cây họDầu, điển hình ở Tây Nguyên. Loại rừng thưa và thoáng này thường phân bố ở nhữngvùng có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phân bố ở độ cao 300-400m, độ dốc thấp, mọctập trung ở khu vực Easup của Vườn Yokdon Vào mùa khô, rừng trơ trụi lá, đất đai khôcằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng chết, nhưngchỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu xanh trở lại. HayBuôn Đôn còn được biết đến với tên gọi Bản Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk là một khu du lịchrất hấp dẫn. Nơi đây có vườn quốc gia Yok Don lớn nhất trong 10 vườn quốc gia của cảnước, cách thành phố Buôn Ma Thuột 42km về phía Tây Bắc, có dòng sông Sré Pok lượnlờ chảy qua như một dãy lụa nằm vắt ngang những cánh rừng bạt ngàn. Đến với BuônĐôn là đến với một vùng đất trong lành và tinh khiết, phong cảnh vừa thơ mộng vừa trữtình, ấn tượng nhứt là những mái nhà tranh với những đàn gia súc nhởn nhơ qua lạinhưng đâu đâu cũng thoáng mát và sạch đẹp. Buôn Đôn hiện chứa đựng một tiềm năngdu lịch văn hóa và sinh thái đa dạng nhờ có vườn quốc gia Yok Don, khu rừng khộp CưMin, hồ Dak Min và các buôn văn hóa – sinh thái ở rải rác khắp vùng.Tỉnh Kon Tum với dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam, đỉnh Ngọc Lĩnh cao2596m, đỉnh Ngọc Phan cao 2251m, 50% là rừng với nhiều cảnh đẹp như núi Ngọc Linh,các khu rừng nguyên sinh Chư Mô Ray, Sa Thầy… Hiện tại các điểm du lịch này hợpthành “ Con đường Xanh Tây Nguyên” đang rất thu hút khách về cả các cảnh đẹp ở đâyvà cả những tập quán, nét sinh hoạt độc đáo của các tộc người ở đây1.2 Tài nguyên Du lịch nhân văn :Tây Nguyên là một vùng đất hình thành qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nơi đâybao đời nay, các đồng bào dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, MơNông tuy trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế song đồng bào dân tộc ở đây luônđoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống nên vẫn còn giữ gìn được các bản sắc dân tộcriêng với nền văn hoá nghệ thuật dân gian độc đáo, những điệu nhạc, lời ca huyền diệumang đậm sắc màu của núi rừng Tây Nguyên. đây cũng là quê hương của những bảntrường ca, những câu chuyện thần thoại huyền bí, các lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu Những di tích lịch sử quý giá còn lại mãi mãi với thời gian như: Nhà Bảo tàng QuangTrung - Nguyễn Huệ, nhà lao Pleiku Hay những địa danh lịch sử nổi tiếng như: ĐăkPơ, Kanát, Hàm Rồng, Pleime Đặc biệt còn được biết khách du lịch biết đến bởi mộtloại hình văn hóa nghệ thuật vào năm 2005 được UNESCO công nhận là di sản văn hóatruyền khẩu của nhân loại: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Như vậy, dulịch cộng đồng được xem là một hướng phát triển phù hợp đối với khu vực này góp phầnxoá đói giảm nghèo và đặc biệt là đối với nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng – di sảnvăn hóa vật thể không những của đồng bào Tây Nguyên mà của cả cộng đồng các dân tộcViệt Nam như :Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệttác truyền khẩu văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 27/3/2005. Không gian vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện nét văn hoá riêng, văn hoá truyền thống của cácdân tộc bắt nguồn từ đời sống cộng đồng các dân tộc, mà điểm xuất phát là từ lao độngsản xuất, tập quán cư trú sinh sống của bà con các dân tộc thiểu số, nên cồng chiêng TâyNguyên mang giá trị nổi bật của tài năng sáng tạo, của các cộng đồng dân tộc, trở thànhbiểu tượng khẳng định bản sắc văn hoá cộng đồng. Du khách đến với vùng đất TâyNguyên này (Gia Lai, Kon Tum , Đăk Lăk , Đăk Nông, Lâm Đồng) thì thường tham giavào lễ hội cồng chiêng truyền thống của người Ba nar, Êđê , cùng thưởng thức hoặctham gia cùng những chàng trai, cô gái ở đây trong âm thanh của những loại cồng, chiêngvà thưởng thức rượu cần, Mộc bản triều Nguyễn gồm những văn bản Hán – Nôm khắc trên gỗ 200 nămtrước và in sách tại Việt Nam, vừa được UNESCO trao bằng di sản tư liệu thế giới. Cụclưu trữ Nhà nước và Trung tâm lưu trữ quốc gia VI tại Đà Lạt đã tổ chức đón nhận bằngtừ Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Mộcbản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới, hôm 3/1. Khối lượng tài liệu Mộc bản triềuNguyễn đang lưu trữ tại Đà Lạt rất lớn, gồm 34.618 tấm, với 55.318 mặt khắc. Giớinghiên cứu đánh giá đây là tài liệu có giá trị cao, Nội dung của khối tài liệu này rất phongphú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địalý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa giáo dục, tôn giáo - tư tưởng- triết học,văn thơ, ngôn ngữ - văn tự. Tổng cộng có 152 đầu sách với 1.935 quyển, phục vụ choviệc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đạiGa Đà Lạt nằm ở phía đông thành phố và cách Hồ Xuân Hương 500m. Đoạnđường sắt nối Đà Lạt với tháp Chàm (Cam Ranh) được khởi công từ năm 1915 dài 84km,và được đưa vào sử dụng từ năm 1928-1964. Ga Đà Lạt được xây vào năm 1928, kiếntrúc được giữ nguyên cho đến ngày nay. Nhà ga được thiết kế theo kiểu nhà Rông củacác dân tộc Tây Nguyên, mang những giá trị kiến trúc truyền thống. Mặc dù ngày naytuyến đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm không được sử dụng nữa, nhưng ga Đà Lạt vẫn làđiểm tham quan thú vị dành cho du khách, là di tích lịch sử và dành thắng được xếp hạngquốc gia ở Đà Lạt. Thiền viện Trúc Lâm, đây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt. Hiện naychùa tọa lạc trên núi Phụng Hoàng cách trung tâm Đà Lạt 4km. Thiền viên Trúc Lâm dohoà thượng Thích Thanh Từ tổ chức xây dựng từ ngày 28-5-1993 và khánh thành ngày19-3-1994. Thiền viên có diện tích 24,5ha, được chia thành 3 khu riêng biệt nhằm phụcvụ khách tham quan. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của kiến trúc sư Ngô ViếtThụ. Đây là một thiền viện lớn nhất của Việt Nam, hiện nay nơi tu hành, nghiên cứu vềPhật giáo Thiền tông của các vị hoà thượng và tăng ni. Do vậy, thiền viện Trúc Lâm ĐàLạt đã trở thành một điểm tham quan không thể thiếu của du khách khi đến với thành phốcao nguyên này.+ Phần II : Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tiểu vùng du lịch Tây Nguyên2.1 Chất lượng của nguồn TNDL của tiểu vùng2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên :Các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Tây Nguyên nằm chủ yếu trên cáccao nguyên xếp tầng, có khí hậu mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp, thơ mộnglà nơi thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng như: 2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Mặc dù có lịch sử ra đời muộn tuy nhiên ở vùng có lợi thế là cónhiều tộc người có nét đặc sắc riêng ….đã tạo cho vùng các tiềm năng nhânvăn để phát triển du lịch 2.2 Mức độ tiếp cận tài nguyên du lịch : Các nguồn tài nguyên tương đối đa dạng và phong phú có cả tài nguyên dulịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn với cả loại hình vật thể và phi vật thể,tuy nhiên những nguồn tài nguyên này phân bố không đồng đều mà tập trung chủyếu vào một số vùng nhất định đặc biệt là Lâm Đồng (Đà Lạt du lịch nghỉ dưỡng,ngắm hoa), Đak Lak (với 4 khu bảo tồn thiên nhiên và những khu rừng nguyênsinh ), Gia Lai (nổi tiếng với Biển Hồ). Riêng ở tỉnh Đắc Nông hầu như không cótài nguyên du lịch nào được đưa vào khai thác và phục vụ hiệu quả cho hoạt độngkinh doanh du lịch. Ngoài những tài nguyên thiên nhiên cố định vốn có TâyNguyên còn nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thế nhưng do địaphương chưa có những chính sách khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên du lịchnên chưa tận dụng và phát huy được hết tiềm năng vốn có cua tiểu vùng du lịchTây Nguyên gây lãng phí trong việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch. 2.3 Về cơ sở vật chất, hạ tầng đi kèm + Cơ sở vật chất chủ yếu tập trung xây dựng và đầu tư ở vùng du lịch trungtâm như Lâm Đồng, Đà Lạt một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất củaViệt Nam, nên cơ sơ vật chất ở đây đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, hệ thốngcác nhà hàng khách sạn không ngừng phát triển đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu củadu khách. Đồng thời một số điều kiên thiết yếu khác như mạng lưới bưu chínhviễn thông không ngừng được đầu tư nâng cấp hiện đại, nối mạng với hệ thốngthông tin quốc gia và quốc tế, các dịch vụ điện thoại di động, internet được sửdụng rộng rãi, 138/138 số xã, thị trấn được trang bị đầy đủ, đảm bảo nhu cầu vềthông tin liên lạc của nhà đầu tư và du khách. Ở các địa phương khác chẳng hạnnhư Gia Lai cơ sỏ hạ tầng cho du lịch còn quá yếu kém, không đáp ứng được yêucầu của phát triển và hội nhập, thiếu sự chủ động năng động của các doanh nghiệplàm du lịch, hầu như là hệ thống các khách sạn nhà hàng không đáp ứng tốt nhucầu của du khách, du khách không tìm được sự thỏa mái trong chuyến đi củamình. Điều này đã tạo nên một hình ảnh xấu về du lịch Tây nguyên+ Tuy hệ thống giao thông đã được đầu tư từ nhiều năm nay, song vẫn cònmột vài nơi vẫn chưa đảm bảo được sự thuận lợi cho các phương tiện đi chuyểncủa du khách…Ở những điểm du lịch phát triển như Đà Lạt thì dịch vụ vận tải phát triển đadạng, vận tải hành khách bằng đường bộ đi các tỉnh trong cả nuowcsngayf càngđáp ứng được nhu cầu khách theo hướng văn minh hiện đại, hệ thống dịch vụ xebuýt, taxi phát triển mạnh, giao thông đường sắt ngày càng phát triển phục vụ chonhà đầu tư và du khách mọi lúc mọi nơi. Đắc Lắc nói riêng và Tây Nguyên nóichung sẽ hình thành mạch giao thông thuận lợi để phát triển du lịch. Cùng với việcChính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằmkhai thác lợi thế của tuyến đường giao thông này. Điển hình là việc đầu tư xâydựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thànhnhánh của con đường xuyên Á. Đây là điều kiện khá lí tưởng để thu hút khách dulịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên – Đắc Lắc đi du lịch nướcngoàiCòn ở một số nơi khác hệ thống giao thông nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế yếukém, đường sá không được đầu tư phát triển một cách đúng mức việc đi lại gặp nhiều khókhăn, dẫn đến việc nhiều du khách ngại trong việc lựa chọn tây nguyên làm điểm đến chonhững tuor du lịch của họ. Đây là một trong những nguyên nhân gây hạn chế khả năngphatrs triển của du lịch tại tiểu vùng du lịch tây nguyên.2.4 Về mức độ đa dạng về dịch vụ bổ sung :Các dịch vụ bổ sung nhìn chung thì không nhiều nhưng đặc sắc vì có sự kếthợp với các phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc như : ….2.5 Về mức đóng góp vào các tour du lịch quanh vùng :Các tuor du lịch quanh vùng góp phần làm cho các du khách khám phá vacảm nhận được nét đặc trưng của tiểu vùng du lịch Tây Nguyên …. + Phần III : Đánh giá vai trò và ý nghĩa của nguồn tài nguyên du lịch đối với hoạt độngkinh doanh du lịch tại địa phương3. Vai trò, Ý nghĩa của nguồn tài nguyên du lịch đối với hoạt động kinh doanh dulịch của từng địa phương trong tiểu vùng :3.1Đối với phát triển kinh tế của tiểu vùng du lịch Tây NguyênTài nguyên du lịch góp phần thúc đẩy du lịch phát triển đã góp phầntạo công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho một bộ phận cư dânbản địa,. Như vậy, du lịch cộng đồng được xem là một hướng phát triểnphù hợp đối với khu vực này góp phần xoá đói giảm nghèo….Cơ sở vật chất được đầu tư3.2 Đối với phát triển xã hội của tiểu vùng du lịch Tây Nguyên + Góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống của các đồng bào dântộc đồng thời giới thiệu được những nét văn hóa đặc trưng của địa phươngđến du khách trong và ngoài nước … Thành viên nhóm 2:1, Nguyễn Văn Cường2, Nguyễn Anh Dung 3, Phạm Vũ Kim Giang4, Lê Khánh Hà5, Nguyễn Thị Hà6, Nguyễn thị Xuân Hạnh

Tài liệu liên quan

  • Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.doc Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.doc
    • 105
    • 827
    • 8
  • Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên
    • 63
    • 494
    • 0
  • Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên
    • 62
    • 621
    • 2
  • Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên
    • 66
    • 432
    • 0
  • Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên
    • 65
    • 416
    • 0
  • Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên
    • 50
    • 353
    • 0
  • Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại  Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên
    • 50
    • 541
    • 0
  • Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
    • 152
    • 584
    • 1
  • Nghiên cứu và khai thác thị trường khách du lịch inbound Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long Nghiên cứu và khai thác thị trường khách du lịch inbound Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long
    • 29
    • 1
    • 14
  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ
    • 20
    • 570
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(88 KB - 8 trang) - tài nguyên du lịch và khai thác tài nguyên du lịch tại tiểu vùng du lịch tây nguyên Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Slide Tài Nguyên Du Lịch Vùng Tây Nguyên