Tại Sao Bầu Không Ra Trái? | Nông Nghiệp Phố
Tại sao bầu không ra trái?
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”
Bầu có lẽ là món ăn dân dã và đã quen thuộc với rất nhiều gia đình Việt. Vốn dĩ cây bầu cũng rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh, nhưng giàn bầu của một số gia đình hiện nay lại không ra trái, dù lá che kín giàn, ngọn xanh mơn mởn. Vậy tại sao bầu không ra trái, cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu nhé.
1. Chất lượng hạt giống
Chất lượng hạt giống rất quan trọng, bạn nên mua hạt giống từ các công ty giống uy tín và có thương hiệu, hạt giống tốt sẽ cho nhiều quả hơn và sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Để dễ dàng và tiện lợi hơn trong những bước đầu tiên này, bạn có thể chọn mua cây giống chất lượng, vừa tiết kiệm được thời gian, công lao động vừa tiết kiệt được chi phí.
⫸ Xem thêm: Tại sao nên trồng cây bằng cây giống thay vì ươm hạt?
2. Chế độ dinh dưỡng
Cây bầu rất thích phân hữu cơ, nhiều loại phân hữu cơ như phân bò, phân gà, phân trùn quế… ngoài việc trộn cùng đất trồng, bạn cũng nên bón thúc để cây sinh trưởng tốt hơn.
Phân bón hữu cơ đô thị tảo biển đỏ - Ngo Agro - 3.5-2-2+75OM - Túi 2kg
45,000₫Phân dê qua xử lý hàng chuẩn ( chuyên cho lan và hoa hồng ) - 1 túi
22,000₫Chế phẩm kích mầm - bật mầm ORG HUM nhập khẩu từ Úc
25,000₫Phân dê dùng cho lan dạng túi tan chậm
25,000₫Phân bón hữu cơ khoáng Minro 5-5-5+TE cho hoa lan và bonsai
48,000₫Nấm đối kháng Trichoderma Điền Trang - Gói 1 Kg
69,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 40kg - Đã qua xử lý
379,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 2kg - Đã qua xử lý
28,000₫Phân bón hữu cơ chuyên cho cây trong nhà SFARM - Túi 500gr
19,000₫Phân Trùn Quế Sông Hồng 10kg
59,000₫Vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa, cây cần hàm lượng lân và kali cao, tránh bón phân có hàm lượng đạm cao làm cho cây xanh tốt quá mà cho ít hoa. Vì thế cần kết hợp phân hữu cơ với supe lân và kali sunfat vào giai đoạn này.
3. Biện pháp kỹ thuật
Khi dây dài được khoảng 1.5m, bạn nên bắt đầu cắt ngọn, để cây ngưng phát triển thân lá, tập trung phát triển nhánh và phân hóa mầm hoa. Các bạn chỉ cắt ngọn của dây chính, giữ lại ngọn của các nhánh phụ.
Đồng thời, bạn cần tỉa bỏ hết các lá ở gốc đi, cắt bỏ toàn bộ các nhánh ở quanh gốc đi, chỉ giữ lại các nhánh ở trên giàn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tỉa thưa lá, giúp cây thông thoáng. Ngoài việc giúp loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng gây hại, còn giúp các mầm hoa ở kẻ lá có không gian phát triển.
Khi bầu đã leo xanh tốt, kín giàn nhưng vẫn chưa thấy cho trái hoặc cho trái rất ít bạn có thể áp dụng biện pháp rạch gốc để nhét mảnh sành hay viên đá vào giữa để làm gián đoạn quá trình sinh trưởng phát triển thân lá, ép cây chuyển sang quá trình tích tụ và phân hóa mầm hoa tạo quả.
Để áp dụng biện pháp rạch gốc bạn làm như sau: chọn đoạn thân gần gốc cách mặt đất khoảng 15-20cm, dùng dao nhọn chọc xuyên giữa và cắt đôi thân cây, vết cắt dài 5-7cm. Sau đó dùng một mảnh nhựa hay mảnh sứ chèn vào giữa để ngăn cho thân cây không dính vào nhau.
Khi những mầm hoa đã bung ra thì cũng là lúc vết thương lành hẳn, chất dinh dưỡng đã được vận chyển bình thường trở lại. Lúc này, cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng để nuôi hoa, nuôi quả.
4. Biện pháp siết nước
Bầu cần nước để phát triển thân, lá, nhưng lúc cây ra hoa nên hạn chế tưới hoặc siết nước 2-3 hôm. Khi hạn chế tưới, cây sẽ yếu đi một chút, lượng tinh bột đi từ lá bị hạn chế, giảm quang hợp, quá trình phát triển sinh dưỡng giảm, cây bị kích thích chuyển sang phát triển sinh sản và cho ra nhiều hoa.
Nhưng phương pháp này cũng áp dụng hết sức cẩn thận, vì khi siết nước, thứ nhất hoa hay bị rụng, thứ 2 nếu độ ẩm không khí thấp, cây hút muối nhiều lại cho ra toàn hoa đực. Vì thế cần chọn thời điểm siết nước hợp lý và kết hợp với độ ẩm không khí cao để kích thích cây ra hoa cái.
5. Hỗ trợ cây thụ phấn
Theo đặc điểm sinh lý của cây bầu, thì hoa bầu có màu trắng, hầu hết hoa bầu nở vào ban đêm và chỉ kéo dài tới sáng hôm sau là tàn, cho nên rất hạn chế những loài thụ phấn vào ban đêm, một phần là vì màu hoa trắng không bắt mắt để thu hút côn trùng đến thụ phấn tự nhiên cho hoa bầu vào sáng sớm hôm sau. Vì vậy bạn cần hỗ trợ bầu thụ phấn.
Chọn những bông hoa đực to, đủ cánh, không sâu bệnh, sau đó bỏ hết cánh hoa và đài hoa đi, để lộ ra phần nhị. Đưa phần nhị của hoa đực sát vào phần nhụy của hoa cái và gõ nhẹ vào cuốn hoa, để hạt phấn rơi ra và dính vào nhụy của hoa cái.
Qua 5 nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho việc tại sao bầu không ra trái, hy vọng Nông nghiệp phố sẽ giúp bạn có một giàn bầu sai trĩu quả.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986
Phân bò đã qua xử lý Tribat 10dm3
29,000₫Phân trùn quế SFARM viên nén tan chậm dành cho Lan
43,000₫Chậu (Khay) Aquaponics chuyên trồng rau củ quả, cây ăn trái - Loại 1
169,000₫ Mua 10 tặng 1Đất trồng hoa kiểng SFARM chuyên dùng cho hoa và cây kiểng bonsai (Bao 20dm3 ~ 8-9kg)
89,000₫Chế phẩm sinh học Bio - B phòng trừ bọ trĩ, nhện đỏ, sâu rầy - Gói 30g
59,000₫Từ khóa » Hoa Bầu Nở Ban đêm
-
3 “Chiêu” Thụ Phấn Cho Hoa Bầu Mà Người Trồng Bầu Phải Biết
-
Cách Thụ Phấn Cho Cây Họ Bầu - Bí - Mướp - Vườn Sài Gòn
-
Cách Thụ Phấn Cho Hoa Bầu đậu Trái Thành Công 100% - YouTube
-
Cách Thụ Phấn Cho Hoa Bầu, Và Trồng Bí đỏ. - YouTube
-
Hoa Bầu Nở Vào Lúc Trời Mưa Bão Thì Thụ Phấn Như Thế Nào đây?
-
Vì Sao Hoa Nở Về đêm đều Nhạt Màu? - VnExpress
-
Vẻ đẹp Quyến Rũ Của Hoa Bàng Vuông Trường Sa "Loài Hoa Nở Trong ...
-
Thời Vụ, Cách Trồng Và Chăm Sóc Bầu Sai Trái Cho Quả To Tại Nhà
-
“Vén” Màn đêm Chờ Hoa Nở - Báo Thái Bình điện Tử
-
Có Ai Biết Bệnh Của Bầu Hồ Lô - Diễn Đàn Rau Sạch
-
Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Tăng Khả Năng Thụ Thai? | Vinmec
-
3 Bước Thụ Phấn Nhân Tạo Cho Họ Bầu, Bí - FMan
-
Kỹ Thuật Trồng Bầu Đơn Giản Cho Quả Nhiều, To - Namix