Tại Sao Bề Mặt Cốt Thép Có Loại Gân, Có Loại Trơn Nhẵn?

Vai trò của cốt thép

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của cốt thép trong cuộc sống ngày nay. Cốt thép có mặt ở khắp mọi nơi, trong những ngôi nhà ta đang ở, trong những tòa nhà văn phòng nơi chúng ta đang làm việc, trong những tòa nhà cao chọc trời nơi chúng ta đang mua sắm và giải trí.

Để những tòa nhà cao tầng có khả năng chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, những thanh cốt thép đã góp một phần không thể thiếu, tạo nên những kết cấu vững chắc cho ngôi nhà. Cốt thép kết hợp với bê tông làm cho năng lực chịu tải ngay lập tức tăng lên gấp 20 lần.

Cốt thép có hai loại, đó là thép thanh tròn trơn và thép gân (thép thanh vằn). Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra đó là, tại sao có cùng mục đích sử dụng, nhưng chúng lại có bề mặt, ngoại quan khác nhau, một loại có gân và một loại trơn nhẵn? Để hiểu được nguyên nhân của vấn đề này, Thép Vina One mời các bạn tìm hiểu các thông tin dưới đây. 

Thông thường, cốt thép trong xây dựng được chia thành 4 cấp độ, mỗi cấp độ tương ứng với từng cường độ chịu kéo khác nhau.

  • Cốt thép cấp I có cường độ chịu kéo thấp nhất, trên mỗi cm² có thể chịu được lực kéo 2,35 x 10N. Loại thép này thường được sử dụng trong những hạng mục công việc yêu cầu khả năng chịu lực thấp. Chúng ta gọi nó là thép thanh tròn trơn. Mặc dù bề mặt nhẵn, trơn láng, nhưng chúng hoàn toàn có khả năng kết hợp với bê tông để tạo ra kết cấu bê tông cốt thép khá vững chắc, đáp ứng được yêu cầu sử dụng.​
  • ​Cốt thép cấp II, mỗi cm² có thể chịu được lực kéo 3,34 x 10 N, đây là loại cốt thép chủ yếu mà các công trường thường hay sử dụng. Để tăng khả năng chịu lực, người ta đã chế tạo những đường gân xoắn ốc để cốt thép và bê tông có thể  “cắn” chặt với nhau, tạo ra một liên kết bền chặt trong cấu trúc bê tông – cốt thép. Loại cốt thép này người ta gọi là thép thanh vằn. 
  • ​Cốt thép cấp III và cấp IV, cũng là một loại thép thanh vằn, nhưng có cường độ chịu kéo cao gấp nhiều lần so với cốt thép loại I, loại II, nó được ứng dụng trong việc chế tạo cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn ở trong nhà máy.

Đường kính của cốt thép được biểu thị bằng số mm, cách nhau từng bậc 2 mm, ví dụ đường kính 4 mm, 6 mm, 8 mm, 10 mm v.v. cho đến 22 mm; cốt thép có đường kính vượt quá 22 mm thì lại cách nhau từng bậc 3 mm, ví dụ 25 mm, 28 mm v.v. Riêng đường kính của thép gân tương đối lớn, bắt đầu từ 10 mm trở đi.

Trên đây là lý do mà sinh ra hai loại thép có tên gọi khá giống nhau, nhưng đặc điểm ngoại quan lại khác nhau. 

Tại sao bề mặt cốt thép có loại gân, có loại trơn nhẵn? Tagged on: blog kỹ thuật thép

Từ khóa » Gân Chịu Lực