Tại Sao Bếp Gas Cháy Lửa đỏ, Nấu Bị đen đáy Nồi?

Bếp gas cháy lửa đỏ làm đen đáy nồi, ảnh hưởng đến việc nấu nướng và khiến chị em nội trợ vất vả khi vệ sinh xoong nồi. Làm thế nào để khắc phục tình trang trên? META sẽ giúp chị em tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục ngay đây!

Bếp ga cháy lửa đỏ - Nguyên nhân và cách khắc phục

Bếp ga cháy lửa đỏ - Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Do gas đốt không hết

Gian bếp nhỏ, không khí lưu thông không tốt, dẫn đến oxy trong bếp ít cũng là nguyên nhân làm gas không được đốt cháy hết, thất thoát ra ngoài, dẫn đến nguồn lửa bị đỏ, gây lãng phí gas xả ra môi trường và có thể gây độc hại hay cháy nổ.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên điều chỉnh ngọn lửa nhỏ lại, cho đến khi ngọn lửa có màu xanh. Như vậy sẽ vừa đủ nhiệt nấu chín thức ăn mà tránh hao phí gas và làm nồi nấu bị cháy đen.

2. Có nước, dầu hay thức ăn thừa dính ở đáy nồi

Bếp ga cháy lửa đỏ

Nhiều khi bạn không để ý dụng cụ đun nấu của mình có nước, dầu hay thức ăn thừa còn sót lại ở đáy nồi sẽ làm lửa đốt cháy có màu đỏ. Từ đó càng làm đen đáy nồi hơn. Do vậy, hãy vệ sinh và lau khô thật kỹ dụng cụ nấu của mình trước khi dùng.

3. Đầu đốt bị bẩn

Đôi khi bạn nấu thức ăn với lửa lớn quá hoặc khi chiên xào làm thức ăn, dầu mỡ trào ra, tắt nghẽn hay làm bẩn đầu đốt, làm gas đốt ra có ngọn lửa màu đỏ. Do vậy, sau khi nấu ăn xong, bạn nhớ vệ sinh bếp gas thật kỹ lưỡng.

4. Bình gas sắp hết

Nguyên nhân bếp ga cháy lửa đỏ

Đây thường chính là nguyên nhân chính làm bếp gas xuất hiện lửa đỏ. Do vậy khi nấu nướng mà có ngọn lửa đỏ, bạn nên kiểm tra gas đã sắp hết hay chưa (do gas là dạng hóa lỏng có thể lắc nhẹ bình gas để kiểm tra).

Nếu trong bình còn ít gas, thì hiện tượng lửa đỏ là bình thường, không có gì nguy hiểm, nhưng lượng gas chỉ đủ dùng trong khoảng 1 - 2 ngày. Nên nếu có điều kiện thì hãy thay sớm, tránh trường hợp đang nấu bị hết gas hay gặp trúng dịp lễ Tết bạn không thể thay gas được.

5. Bình gas có nhiều tạp chất

Nếu không phải do gần hết gas, có thể là do bình gas mới có lẫn nhiều tạp chất sẽ gây ra lửa đỏ. Nếu xảy ra trường hợp này, bạn nên thay đổi hãng gas khác uy tín hơn.

Nếu đã kiểm tra các nguyên nhân trên vẫn không phải, lúc này nên gọi bảo hành để các chuyên gia kiểm tra cho bạn.

Lưu ý: Riêng bếp gas hồng ngoại sử dụng đầu đốt Ceramic cho ngọn lửa đỏ là chuyện bình thường, bếp gas không có vấn đề nào xảy ra.

Nguyên nhân và cách khắc phục đáy nồi bị đen khi dùng bếp ga

1. Không vệ sinh sạch nồi trước khi sử dụng

Kinh nghiệm sử dụng bếp ga

Nồi nấu còn thức ăn thừa dính dưới đáy, khi sử dụng trên bếp sẽ tiếp tục bị đốt cháy, làm xuất hiện lớp cặn đen dưới đáy nồi, từ đó khó vệ sinh. Do vậy, trước khi nấu bạn nhớ kiểm tra nồi và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

2. Lá gió bị lệch

Ngọn lửa cháy bị thiếu không khí cũng sẽ làm lửa bị đỏ và làm đen nồi. Bạn chỉnh lại cần chỉnh gió của bếp gas để khắc phục tình trạng này.

3. Nghẹt khe thoát lửa (đầu đốt bếp ga)

Dầu mỡ, bụi bẩn bám vào làm nghẹt khe thoát lửa (lỗ phun gas) của đầu đốt. Bạn tháo đầu đốt ra, dùng kim nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa.

Vệ sinh đầu đốt xong, chờ các bộ phận khô hẳn và lắp đầu đốt vào đúng vị trí. Đánh lửa liên tục để xem đã khắc phục được tình trạng đỏ lửa chưa.

4. Hơi sơn, bụi vôi bám trên đầu đốt hay kiềng bếp

Trong trường hợp nhà bạn hoặc nhà hàng xóm vừa quét vôi mới, hơi sơn cũng có thể làm bếp gas bị đỏ lửa, dẫn đển làm đen đáy nồi khi nấu. Chỉ cần chờ vài ngày cho hơi sơn bay hết hay bạn vệ sinh sạch sẽ bếp gas. Thông gió gian bếp, tình trạng này sẽ tự động biến mất.

5. Có dị vật trong ống điếu dẫn gas

Bếp ga

Nếu đã thử hết các cách nhưng bếp gas vẫn bị đỏ lửa, có khả năng ống điếu dẫn gas có dị vật. Trường hợp này bạn nên gọi thợ sửa chữa hay bảo hành đến kiểm tra, không nên tự ý sửa chữa vì khá phức tạp và ảnh hưởng đến an toàn sử dụng ga.

Lưu ý sử dụng bếp ga an toàn và tiết kiệm

  • Lắp đặt bếp ga cần nơi thông thoáng, không đặt nơi có độ ẩm cao, tránh nơi thoáng quá vì như thế sẽ bị gió tạt gây tốn ga.
  • Khi sử dụng xong cần đóng điều áp, tắt công tắc bếp và khoá van bình.
  • Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt ga khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa.
  • Kiểm tra ống dẫn ga thường xuyên để kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ và báo cho đại lý hay nhà phân phối để tìm cách giải quyết.
  • Tắt các nguồn lửa, khoá van bình, đóng điều áp khi phát hiện có mùi ga.
  • Tuyệt đối không đóng, ngắt công tắc điện, quạt điện vì nó dễ phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí ga.
  • Muốn tìm chỗ rò rỉ ga không được dùng bật lửa mà phải quét nước xà phòng vào chỗ rò rỉ, có thể dùng xà phòng bít chỗ rò rỉ hay dùng băng keo lại.
  • Trong khi đun nấu không để thức ăn trào ra mặt bếp, không những gây ra những tổn hại cho bếp mà có thể dẫn đến cháy nổ.
  • Sau khi đun nấu xong cần vệ sinh bếp ga sạch sẽ cả bên trên và bên dưới bằng nước tẩy rửa chuyên dụng.
  • Không sử dụng hóa chất, nước xà phòng hoặc miếng cọ rửa kim loại để làm vệ sinh.
  • Không sử dụng bếp liên tục với khoảng thời gian quá dài.
  • Với mỗi đầu bếp cần phần chia mục đích dùng khác nhau: bếp to để đun sôi thực phẩm, bếp nhỏ để ninh hoặc hầm các thực loại thực phẩm cần thời gian đun lâu.
  • Ngắt nguồn điện nối với bếp nếu có hiện tượng đánh lửa liên tục. Lấy máy sấy thổi hơi nóng vào phần núm điều chỉnh gas. Sử dụng lại khi cấp điện lại cho bếp. Nếu hiện tượng vẫn còn cần ngắt nguồn điện khỏi thiết bị và gọi cho trung tâm bảo hành xử lý.

Những thông tin trên cũng đã khép lại bài viết của chúng tôi tại đây. Hi vọng với bài viết này, các chị em nội trợ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn và sử dụng bếp ga 1 cách thông minh nhất. Quý khách quan tâm đến các sản phẩm bếp ga âm hoặc bếp ga dương giá tốt nhất tại META.vn có thể liên hệ Hotline: (024) 3568 6969 - (028) 3833 6666 để tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ trực tiếp.

Từ khóa » Cách Sửa Bếp Ga âm Lửa đỏ