Tại Sao Bị Dị ứng Thời Tiết, Các Mẹo Chữa Dị ứng Thời Tiết - DoctorTuan
Có thể bạn quan tâm
Dị ứng thời tiết là tình trạng vô cùng phổ biến, thường xảy ra khi nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, hình thành nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu cho người mắc. Chính vì vậy nếu muốn phòng tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động và công việc trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người nên tự chủ động tìm hiểu về bệnh lý dị ứng thời tiết nóng, lạnh và các mẹo chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay để biết cách xử lý trong trường hợp cần thiết. Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin chia sẻ từ bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về hiện tượng dị ứng thời tiết ngay sau đây.
Thế nào là bị dị ứng thời tiết?
Hiểu một cách đơn giản, dị ứng thời tiết nghĩa là tình trạng cơ thể có phản ứng lại với những yếu tố liên quan đến thời tiết bao gồm nhiệt độ hay độ ẩm khiến các dị nguyên (bụi mịn, nấm mốc…) trong không khí phát triển bất thường, có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết dẫn đến việc trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động, hệ miễn dịch của cơ thể trở nên rối loạn và hình thành các biểu hiện dị ứng. Tình trạng dị ứng thời tiết tùy theo từng thời điểm sẽ được phân loại thành 2 dạng như sau:
- Dị ứng thời tiết nóng: Thường xảy ra vào mùa hè khi thời tiết nóng bức có nhiệt độ từ 35 - 40 độ C và độ ẩm không khí trên 70%, thân nhiệt cũng theo đó mà tăng lên đồng thời cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Mọi người không chỉ dễ bị mất nước mà làn da cũng luôn thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt, kết hợp với một số tác nhân ngoài môi trường sẽ là nguyên nhân kích thích bùng phát tình trạng dị ứng.
- Dị ứng thời tiết lạnh: Xảy ra phổ biến do thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh vào mùa đông, nhiệt độ hạ xuống còn dưới 20 độ C đồng thời độ ẩm giảm mạnh và không khí hanh khô. Lúc này làn da trở nên bong tróc, khô ráp, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu dị ứng kèm theo triệu chứng hô hấp tùy từng người.
Nguyên nhân tại sao bị dị ứng thời tiết?
Như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, nguyên nhân dị ứng thời tiết chính là do nhiệt độ đột ngột thay đổi từ lạnh sang nóng và ngược lại, gây rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều loại kháng thể phản ứng với các tác động bất thường ở bên ngoài, đặc biệt việc giải phóng histamin là một trong những cơ chế đóng vai trò quan trọng làm hình thành nên những biểu hiện dị ứng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Món ngon giải độc cho gan tại nhà
- Các tư thế ngủ đúng cách
- Zona thần kinh có nguy hiểm không
Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trên da đầu tiên, bao gồm phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng phù, ở những tình trạng nguy hiểm hơn còn có thể bị khó thở, buồn nôn, sốc phản vệ… Ngoài ra, tình trạng dị ứng thời tiết cũng có nguy cơ xảy ra do một số yếu tố ảnh hưởng cụ thể như sau:
- Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc dị ứng thời tiết nóng: Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thói quen tắm nước quá nóng, không lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn so với bình thường, luyện tập các môn thể thao với cường độ mạnh, nạp vào cơ thể quá nhiều các loại thực phẩm cay nóng…
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng: Những trường hợp người bị dị ứng từ trước với thực phẩm, phấn hoa, thuốc, mắc bệnh hen phế quản, viêm da tiếp xúc... thường gặp phải dị ứng thời tiết nhiều hơn người bình thường. Lý do là bởi đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch và cơ địa nhạy cảm, dễ bị tác động từ các yếu tố từ bên trong cũng như tác nhân ở bên ngoài cơ thể.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch: Hoạt động của hệ thống miễn dịch bị giảm sút nhanh chóng cũng là nguyên nhân giải thích tại sao bị dị ứng thời tiết, thậm chí chúng còn bùng phát mạnh mẽ và gây ra nhiều biểu hiện nặng nề hơn bình thường.
- Ảnh hưởng từ yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu và con số thống kê đã cho thấy nếu bố mẹ có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng hay dị ứng thời tiết thì đến đời con cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên bệnh lý này hoàn toàn không lây truyền từ người sang người.
Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết
Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dị ứng thời tiết mà mọi người có thể dễ dàng nhận thấy:
- Xuất hiện các nốt, mảng mẩn ngứa trên da đặc biệt ở các vị trí như mặt, cổ, lưng, tay, chân… khiến người bệnh ngứa ngáy dai dẳng vô cùng khó chịu.
- Dị ứng thời tiết nổi mề đay với các mảng có kích thước to nhỏ khác nhau, nổi cộm trên da có màu trắng hoặc hơi hồng, có thể hình thành tại nhiều vùng trên cơ thể. Nếu có kèm theo hiện tượng khó thở, hạ huyết áp nhanh, tinh thần lơ mơ phải được tiến hành cấp cứu càng sớm càng tốt tránh gây nguy hiểm.
- Trên da đôi khi kèm theo cả các nốt mụn nước rất nhỏ, có vảy trên đầu, nếu vỡ ra sẽ chảy dịch màu vàng, cần xử lý sớm để tránh diễn biến nặng hơn gây mất thẩm mỹ.
- Tình trạng viêm mũi dị ứng được biểu hiện qua những dấu hiệu như khô mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khô họng, khó chịu ở mắt, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi… kéo dài trong khoảng từ 20 - 30 phút hoặc lâu hơn, dị ứng thời tiết càng nặng thì các vấn đề ở đường hô hấp càng xuất hiện nhiều lần.
Các mẹo chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả hiện nay
Việc điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết không phải là chuyện dễ dàng trong ngày một ngày hai, mặc dù vậy người bệnh vẫn có thể áp dụng một số cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản nhằm hạn chế triệu chứng và phòng tránh bệnh tình diễn biến nghiêm trọng hơn, bao gồm:
1. Mẹo chữa dị ứng thời tiết nóng bằng nha đam
Phần thịt gel nha đam có chứa nhiều khoáng chất có lợi cùng hàm lượng nước dồi dào, vì vậy có khả năng làm mát da, chống viêm và làm dịu những triệu chứng do dị ứng thời tiết gây ra. Bên cạnh đó, các vitamin trong nha đam còn có công dụng chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành các tổn thương và mờ vết thâm sẹo.
Để sử dụng nha đam chữa trị dị ứng thời tiết, người bệnh lấy phần gel nha đam thoa trực tiếp lên các vùng đang bị mẩn ngứa, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch. Lưu ý gel nha đam chỉ dùng phần thịt trắng, cần bỏ đi phần nhựa vàng bởi chúng sẽ gây tác dụng phụ khiến da bị kích ứng.
2. Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản từ muối trắng
Muối là nguyên liệu dễ kiếm và giá thành rẻ, được biết đến với tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, kiểm soát tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, loại bỏ các nốt dị ứng trên da.
Cách chữa dị ứng thời tiết bằng muối trắng đơn giản nhất là người bệnh pha nước muối loãng để tắm hằng ngày giúp làm giảm kích ứng da. Thực hiện bằng cách pha một lượng muối trắng khoảng 2 - 3 thìa cà phê vào chậu nước ấm rồi tắm trực tiếp, sau đó tắm sạch lại với nước mát, lưu ý không chà xát mạnh bởi sẽ làm tổn thương da.
3. Điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả với lá trà xanh
Lá trà xanh chọn những lá tươi và non đem rửa sạch, sau đó ngâm thêm với nước muối loãng khoảng 15 phút giúp loại bỏ tạp chất. Sau khi để ráo thì đun lá trà xanh đến khi sôi thì đổ ra chậu, hòa thêm với nước lạnh sao cho vẫn có độ ấm vừa đủ. Dùng nước đã chuẩn bị để tắm trực tiếp, đồng thời lấy bã lá trà xanh nhẹ nhàng xoa vào những vùng tổn thương.
Bài thuốc dân gian từ lá trà xanh là mẹo chữa dị ứng thời tiết đã được áp dụng phổ biến từ xa xưa nhờ công dụng kháng viêm, chống khuẩn, thanh nhiệt giải độc và loại bỏ các chất bẩn trên bề mặt da, đặc biệt tương đối lành tính nên người bệnh có thể yên tâm thực hiện.
4. Uống trà gừng chữa dị ứng thời tiết lạnh
Gừng mang tính ấm, vị cay cùng mùi thơm, có hiệu quả điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau như giảm ho, trị đau bụng và đặc biệt bao gồm cả dị ứng thời tiết do nhiệt độ thấp. Hàm lượng hoạt chất gingerol có trong thành phần của gừng vừa có khả năng chống oxy hóa, vừa hạn chế viêm nhiễm phát triển. Gừng tươi sau khi rửa sạch thái thành từng lát mỏng cho vào cốc, tiếp đó đổ thêm nước sôi rồi đợi 10 phút để các tinh chất của gừng được tiết ra, trà gừng sẽ giúp thông cổ họng, giảm bớt các triệu chứng trên da và đường hô hấp.
5. Cải thiện dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng cách thay đổi thói quen
Ngoài các mẹo chữa dị ứng thời tiết sử dụng nguyên liệu tự nhiên, để hỗ trợ cải thiện những triệu chứng khó chịu người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Tích cực bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên cho cơ thể từ các loại rau củ và trái cây tươi, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố, hạn chế phản ứng miễn dịch do giải phóng histamin.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông động vật…, tránh xa các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng… để giảm bớt mề đay, ngứa ngáy và mẩn đỏ.
- Mặc các loại quần áo thoải mái rộng rãi tránh cọ xát vào da, giữ cho thân nhiệt được ổn định tùy theo thời tiết nóng hay lạnh, tránh để nhiệt độ điều hòa chênh lệch quá mức với nhiệt độ ngoài trời.
- Vận động thể dục thể thao điều độ, khoa học giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật.
Lưu ý: Người bệnh nếu đã áp dụng các mẹo chữa dị ứng thời tiết trên đây nhưng không đạt được kết quả như mong muốn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán đồng thời tư vấn phương pháp điều trị kịp thời đúng đắn. Dị ứng thời tiết cấp tính nếu không chủ động khám chữa rất dễ tiến triển lên dạng mãn tính, gây ra nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.
Nhìn chung, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, do đó việc tự trang bị cho bản thân mình các kiến thức cơ bản về bệnh là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng qua những thông tin mà doctortuan chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ dị ứng thời tiết là gì, nguyên nhân và các mẹo chữa trị để áp dụng hiệu quả nếu không may mắc bệnh.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Dị ứng Thời Tiết Tại Nhà
-
Bật Mí Những Cách Chữa Dị ứng Thời Tiết Hiệu Quả
-
Chữa Dị ứng Thời Tiết Hiệu Quả Bằng Những Cách Dân Gian
-
TOP 9 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
-
7 Cách Trị Nổi Nề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC
-
Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Từ ...
-
TOP 15 Cách Chữa Dị ứng Thời Tiết Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
-
11 Cách Chữa Viêm Da Dị ứng Tại Nhà Vô Cùng Tiện Lợi [MỚI NHẤT]
-
Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mề Đay: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị [TỐT ...
-
Dị ứng Thời Tiết - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Chia Sẻ 9 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà An Toàn Và Tốt Nhất
-
Dị ứng Thời Tiết: Triệu Chứng Và 22 Cách Chữa Trị Phòng Ngừa Kiêng Kỵ
-
Dị ứng Da Nên Làm Gì? Các Cách Chữa Dị ứng Da Hiệu Quả
-
Dị ứng Thời Tiết: Bệnh Ngoài Da Phổ Biến Nhiều Người Mắc Phải
-
Dị ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị