Tại Sao Bị Nóng Rát Vùng Ức? Cách Nhận Biết, Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nóng rát vùng ức thường là dấu hiệu liên quan đến dạ dày như chứng ợ nóng hoặc viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác như hen suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp khác.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng nóng rát vùng ức
Trong hầu hết các trường hợp người bệnh thường nhầm lẫn cảm giác nóng rát ở vùng ức thành một cơn đau tim hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nóng rát ở vùng ức không liên quan đến tim.
Có nhiều nguyên nhân liên quan đến cảm giác nóng rát ở vùng ức. Để xác định nguyên nhân cụ thể, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm y tế. Tuy nhiên, trong hầu hết các nguyên nhân không nguy hiểm đến tính mạng và có thể bao gồm:
1. Chứng ợ nóng
Tình trạng ợ nóng xuất hiện khi axit dạ dày hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản và cổ họng. Điều này dẫn đến cảm giác nóng rát ở vùng xương ức, chiếm khoảng 40% các nguyên nhân.
Tình trạng ợ nóng diễn ra thường xuyên hoặc trở nên nghiêm trọng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Khó nuốt
- Có cảm giác xuất hiện khối u trong cổ họng
- Có vị chua trong cổ họng
- Ho khan
- Giọng khàn
- Hen suyễn
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường xuất hiện sau khi ăn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Viêm thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày thường xuyên và không được điều trị có thể gây viêm thực quản. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh viêm thực quản.
Viêm thực quản có thể dẫn đến cảm giác đau rát ở cổ họng và nóng rát ở vùng ngực. Nếu không được điều trị phù hợp, viêm thực quản có thể gây sẹo, thu hẹp niêm mạc thực quản và ảnh hưởng đến sự lưu thông của thực phẩm.
Ngoài gây nóng rát ở vùng ức, viêm thực quản có thể gây ra một số dấu hiệu khác như:
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
- Có cảm giác thức ăn kẹt trong thực quản
- Có vị chua trong miệng
Viêm thực quản thường được điều trị bằng thuốc và các biện pháp không xâm lấn. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng.
3. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm gây loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Nguyên nhân phổ biến thường có liên quan đến vi khuẩn H.pylori hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trong thời gian dài.
Tình trạng viêm loét dạ dày có thể gây ra cảm giác nóng rát ở dạ dày hoặc vùng trung tâm của ngực và đau vùng thượng vị. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn về đêm hoặc sau khi người bệnh ăn.
Các triệu chứng nhận biết khác có thể bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu ở vùng ức hoặc giữa rốn
- Ợ hơi
- Đầy hơi chướng bụng
- Buồn nôn hoặc nôn
Người bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể thay đổi khẩu vị, giảm cân mà không rõ lý do, thay đổi tính chất phân hoặc đi khi đi ngoài ra máu. Việc điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kháng axit, kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2 và thuốc kháng axit.
4. Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành xảy ra khi cơ hoành yếu khiến một phần của dạ dày bị đẩy vào khoang ngực. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị nóng rát vùng ức, ợ nóng, có vị chua ở cổ họng , đau dạ dày hoặc đau ở thực quản.
Hiện tại không rõ nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị cơ hoành. Tuy nhiên, những người hút thuốc và béo phì có thể gây áp lực lên cơ hoành, gây yếu có và dẫn đến thoát vị.
Hầu hết các trường hợp thoát vị hoành không cần điều trị. Các triệu chứng như trào ngược axit hoặc đau dạ dày có thể được điều trị bằng thuốc và các biện pháp y tế khác.
5. Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp phổ biến xuất hiện khi phổi bị thu hẹp. Tình trạng này khiến oxy không thể di chuyển đến phổi và phần còn lại của cơ thể.
Trong một cơn hen suyễn, người bệnh có thể cảm thấy nóng rát hoặc căng tức ở ức và khó thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ho, thở khò khè, khó ngủ (nếu người bệnh lên cơn hen suyễn vào ban đêm).
Hen suyễn là bệnh mãn tính và có xu hướng tái phát định kỳ. Trong các trường hợp hen suyễn nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tắc nghẽn đường thở và đe dọa đến tính mạng.
6. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm thần cực kỳ phổ biến. Tình trạng này dẫn đến một cơn lo âu mãn tính và có thể gây nóng rát ở vùng ức, ngực. Trong một số trường hợp, rối loạn lo âu có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh tim.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt, đổ mồ hôi và mất khả năng diễn đạt. Trong một số trường hợp, các triệu chứng rối loạn lo âu có thể dẫn đến một cơn đau tim đột ngột. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh lý chính xác và cơ biện pháp điều trị phù hợp.
7. Các nguyên nhân ít phổ biến
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến các giác nóng rát vùng ức, nhưng thường không phổ biến. Cụ thể các nguyên nhân bao gồm:
– Đau tim:
Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người bị đau rát vùng ngực là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Đau ngực do đau tim thường là cảm giác bị áp lực, chèn ép hoặc nóng rát ở giữa hoặc ngực trái. Cơn đau có thể nhanh chóng được cải thiện và tái phát ngay sau đó. Bên cạnh đó, cơn đau cũng có thể lan tỏa đến cánh tay, lưng, cổ, hàm và có thể gây đau thượng vị.
Một cơn đau tim đột ngột khiến lượng máu cung cấp cho tim bị chặn. Điều này có thể gây tổn thương một số bộ phận trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy nếu nhận thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ một cơn đau tim, hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức.
– Viêm phổi:
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi khiến phổi chứa đầy không khí và mủ. Nguyên nhân phổ biến thường bao gồm vi khuẩn, virus và nấm.
Người bệnh viêm phổi có thể cảm thấy nóng rát ở vùng ức, đặc biệt là khi hít thở hoặc ho. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Ho
- Sốt
- Ớn lạnh
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Buồn nôn hoặc nôn
Các triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào loại nhiễm trùng. Viêm phổi có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, do đó người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng.
– Thuyên tắc phổi:
Thuyên tắc phổi là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ở phổi. Tình trạng này dẫn đến các cục máu đông di chuyển đến phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh có thể dẫn đến cảm giác nóng rát ở vùng xương ức, triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh hít thở, ho, ăn uống hoặc khi cuối người xuống.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Khó thở
- Ho, đôi khi ho ra máu
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Chóng mặt
- Sưng, đau hoặc có cảm giác ấm ở chân
Thuyên tắc phổi là tình trạng nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ thuyên tắc phổi, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm chuyên môn.
Điều trị tình trạng nóng rát vùng ức
Việc điều trị tình trạng trạng nóng rát ở vùng ức phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Các biện pháp điều trị y tế phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, các phương pháp điều trị bao gồm:
– Trào ngược dạ dày thực quản:
- Thay đổi chế độ và thói quen ăn uống.
- Sử dụng thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton.
- Phẫu thuật khi cần thiết
– Viêm thực quản:
- Hạn chế một số loại thực phẩm gây kích ứng như sữa, đậu nành, trứng, lúa mì, đậu phộng, các loại hạt và động vật có vỏ.
- Sử dụng thuốc kháng virus, thuốc chống nấm, kháng axit, thuốc giảm đau, thuốc ức chế bơm proton và Steroid đường uống.
– Viêm loét dạ dày:
- Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton để ngăn ngừa sản xuất axit và bảo vệ dạ dày.
- Các loại thuốc bổ sung bao gồm thuốc chẹn H2, bổ sung men vi sinh và ngưng sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
- Phẫu thuật trong các trường hợp cần thiết hoặc khi vết loét phát triển lớn, gây xuất huyết dạ dày nghiêm trọng.
– Thoát vị cơ hoành:
- Hầu hết các triệu chứng thoát vị hoành không cần điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng như ợ nóng và trào ngược có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, thoát vị hoành có thể chặn lưu lượng máu đến dạ dày. Tình trạng này được xem là nghiêm trọng và cấp cứu y tế.
– Viêm phổi:
- Việc điều trị viêm phổi phụ thuộc vào loại viêm phổi, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hầu hết các trường hợp người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh (cho trường hợp nhiễm vi khuẩn) và thuốc kháng virus (cho trường hợp nhiễm virus).
- Đôi khi viêm phổi có thể tự khỏi tại nhà mà không cần điều trị y tế. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Acetaminophen hoặc Ibuprofen để cải thiện các triệu chứng.
– Hen suyễn:
- Hiện tại không có biện pháp điều trị hen suyễn. Tuy nhiên việc phòng ngừa lâu dài là cách tốt nhất để ngăn chặn các cơn hen suyễn trước khi bệnh tái phát.
- Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm Corticosteroid dạng hít hoặc Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được đề nghị sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hoặc thuốc thay đổi hệ thống miễn dịch.
– Rối loạn lo âu:
- Điều trị tình trạng rối loạn lo âu bao gồm trị liệu tâm lý và cải thiện các triệu chứng liên quan. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách nhận biết và kiểm soát những suy nghĩ lo lắng để ngăn ngừa các nguy cơ liên quan.
- Bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc sử dụng ngắn hạn để cải thiện chứng lo âu và ngăn ngừa trầm cảm.
Phòng ngừa tình trạng nóng rát vùng ức
Thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nóng rát ở vùng ức. Cụ thể, các biện pháp phổ biến bao gồm:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên bụng, chèn ép lên dạ dày, khiến axit trào ngược lên thực quản và gây đau rát vùng xương ức.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây ợ nóng: Các loại thực phẩm phổ biến bao gồm thực phẩm chiên, cà chua, rượu, Chocolate, bạc hà, tỏi, hành tây, trái cây họ cam quýt và các loại thực phẩm chứa caffeine.
- Không nằm sau khi ăn: Điều này có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày và gây nóng rát vùng ức. Chỉ nằm sau khi ăn ít nhất là 3 giờ để cải thiện các triệu chứng.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Điều này có thể gây áp lực lên cơ bụng và gây tổn thương cơ co thắt thực quản dưới, dẫn đến các triệu chứng trào ngược.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của cơ co thắt thực quản và dẫn đến trào ngược dạ dày.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Thực hiện các động tác hít thở sâu, thiền định, yoga hoặc luyện tập thái cực quyền để tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện tình trạng nóng rát ở vùng ức.
Nóng rát vùng ức có thể liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, đôi khi chấn thương hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng này. Do đó, để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm y tế.
5/5 - (1 bình chọn)[SỰ THẬT] Nhất Nam Bình Vị Khang có tốt không? Người bệnh phản ánh
[KHÁM PHÁ] 30+ dược liệu CAO CẤP tạo nên tác dụng ĐỘT PHÁ cho bài thuốc dạ dày tiến Vua Tự Đức
Từ khóa » Bỏng Rát Sau Xương ức
-
Chớ Xem Thường Cảm Giác Nóng Rát Sau Xương ức
-
Nóng Ran Vùng Giữa Xương ức Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Vinmec
-
Nóng Rát Vùng Ngực Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nóng Rát ở Vùng Xương ức: Căn Bệnh Nguy Hiểm Có Thể Dẫn Tới Ung ...
-
️ Cảm Giác đau Rát Vùng Ngực Là Dấu Hiệu Của Tình Trạng Gì?
-
Đau Nóng Rát ở Ngực Và Lưng Cảnh Báo 4 Nhóm Bệnh Lý
-
Tại Sao Trào Ngược Dạ Dày Gây Nóng Rát Vùng Ngực? - Anvitra
-
Nhận Diện Cơn đau Ngực Nguy Hiểm - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Tức, Rát Vùng Xương ức, Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cảnh Giác ợ Chua Thường Xuyên Do Dịch Dạ Dày Trào Ngược
-
Sự Khác Biệt Giữa Triệu Chứng Ợ Nóng Và Đau Thắt Ngực - Ngaydautien
-
Đau Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản | Bình Vị Thái Minh
-
Đau Ngực Phải Là Bệnh Gì? 13 Nguyên Nhân Làm Bạn Bị ... - Hello Bacsi