Tại Sao Bị Sốc Phản Vệ? Xử Trí Cấp Cứu Sốc Phản Vệ Như Thế Nào?
1. Tìm hiểu chung về sốc phản vệ
Phản vệ trong tiếng Anh là anaphylaxis - dùng để chỉ phản ứng nghiêm trọng xảy ra do nguyên nhân dị ứng, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Hiện tượng này diễn ra rất nhanh, trong khoảng từ vài giây, chậm nhất là vài phút sau khi đã tiếp xúc với dị nguyên.
Cách xử trí cấp cứu sốc phản vệ đúng trong trường hợp nguy cấp
Hệ thống miễn dịch khi xảy ra phản vệ sẽ giải phóng những chất hóa học trung gian và lúc này, cơ thể bạn đang trong tình trạng sốc phản vệ. Anaphylactic shock có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó bao gồm: hô hấp khó khăn, co thắt khí hoặc phế quản, huyết áp giảm, nổi các nốt ban đỏ trên da, mạch yếu, nhanh, nôn,…
Sốc phản vệ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể. Nếu gặp phải tình huống nguy cấp trên, bạn nên thực hiện xử trí cấp cứu sốc phản vệ đúng cách hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách và giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong.
2. Làm cách nào để nhận biết bệnh nhân bị sốc phản vệ?
Anaphylactic shock sẽ thể hiện thành nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy vào lượng dị nguyên bệnh nhân tiếp xúc là nhiều hay ít ra sao. Khoảng thời gian xảy ra sốc phản vệ có thể kéo dài chỉ vài giây hoặc chậm hơn là nửa tiếng. Số biến chứng kéo theo sau này tỷ lệ thuận với tốc độ diễn biến sốc phản vệ. Để xử trí cấp cứu sốc phản vệ hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh nhân anaphylactic shock.
Cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ
2.1. Mức độ biểu hiện nhẹ
Ở mức này, bệnh nhân có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
-
Cảm giác chóng mặt, đau đầu.
-
Trên da xuất hiện các nốt mề đay, ngứa ngáy,…
-
Bị buồn nôn, thậm chí là nôn nhiều.
-
Hô hấp khó khăn kèm theo các cơn ho.
-
Bụng bị đau theo từng cơn, quặn thắt, khó chịu.
-
Không tự chủ được hành động tiểu và đại tiện.
-
Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
-
Huyết áp giảm sút, nhịp tim không ổn định, không rõ.
-
Phổi có tiếng ran rít tương tự với bệnh hen phế quản.
Bụng đau quặn là một trong những biểu hiện của chứng sốc phản vệ
2.2. Mức độ biểu hiện trung bình
Những ai bị sốc phản vệ có các triệu chứng mức độ trung bình ví dụ như:
-
Cơ thể mệt mỏi, choáng váng.
-
Mề đay xuất hiện nhiều vị trí trên cơ thể.
-
Bệnh nhân có dấu hiệu co giật, nặng hơn có thể đi vào trạng thái hôn mê.
-
Thần sắc nhợt nhạt, đồng tử giãn nở, môi bị thâm.
-
Tim đập yếu ớt, khó bắt thấy mạch.
-
Huyết áp không đo được.
-
Dạng dày và ruột có dấu hiệu xuất huyết bên trong cơ thể.
2.3. Biểu hiện mức độ nặng
Đây được xem là cấp triệu chứng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân sốc phản vệ, gồm có:
-
Bị hôn mê và đôi khi không thể hô hấp được.
-
Màu sắc da chuyển sang tím thâm, bệnh nhân bị co giật.
-
Không xác định được huyết áp cụ thể.
-
Ở mức độ này, nếu không được xử trí cấp cứu sốc phản vệ đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong sau vài phút hoặc lâu là vài giờ sau khi anaphylactic shock xảy ra.
3. Tại sao lại xảy ra hiện tượng sốc phản vệ?
Thường thì hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ đều bắt nguồn từ các dị nguyên gây dị ứng cho cơ thể. Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:
-
Một số loại thuốc đặc biệt, điển hình là Penicillin.
-
Thực phẩm gây dị ứng như: vài loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, quả hồ đào,…), đậu phộng, sữa, trứng, động vật vỏ cứng như ốc, sò, hến,…và cả lúa mì ở trẻ em.
-
Bị kiến lửa hoặc các con côn trùng khác đốt trúng (ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng,…).
Tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc khi bị sốc phản vệ
Ngoài các trường hợp trên ra, vẫn còn một số ít yếu tố có khả năng gây ra tình trạng sốc phản vệ. Ví dụ như mủ cao su hoặc các loại mủ cây nói chung, do chế độ tập luyện hoặc những loại thuốc thường được bác sĩ dùng khi gây mê. Tuy nhiên, những nguyên nhân này không phổ biến và rất ít khi làm bạn bị sốc phản vệ.
Bên cạnh đó, mức độ nguy cơ xảy ra ở những cá thể khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Một số người chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng là đã có thể bị sốc phản vệ. Hoặc đơn giản là bạn lỡ tập luyện thể dục, thể thao trong thời tiết quá lạnh hay quá nóng so với nhiệt độ bình thường hoặc nạp vào cơ thể một lượng thực phẩm trước quá trình luyện tập.
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ ở người bệnh?
Một vài trường hợp cá nhân có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn người bình thường có thể kể đến như:
-
Tiền sử bị sốc phản vệ trước đó: Nếu bạn đã từng trải qua tình trạng này một lần thì có thể nguy cơ tái phát sẽ cao hơn, cùng với đó là những biểu hiện nghiêm trọng hơn lần đầu tiên.
-
Bệnh nhân hen hoặc dị ứng: Những trường hợp có liên quan tới 2 loại bệnh lý này sẽ dễ bị sốc phản vệ hơn so với người thường.
-
Yếu tố gia đình: Chỉ riêng trường hợp phản vệ đến từ nguyên nhân tập luyện, khả năng cao là bạn sẽ bị sốc phản vệ tập luyện khi gia đình bạn có thành viên từng gặp phải tình trạng này trước đó.
5. Xử trí cấp cứu sốc phản vệ như thế nào cho đúng chuẩn Y khoa?
Thông tư 51 của Bộ Y tế đã quy định rõ, bệnh nhân bị sốc phản vệ chỉ được cứu chữa trong điều kiện thời gian phát hiện sớm và được xử trí cấp cứu sốc phản vệ đúng cách.
Một nguyên quan trọng quyết định sự sống còn của bệnh nhân đó là thời gian. Khi bệnh nhân bị sốc phản vệ, đội ngũ bác sĩ cần thực hiện các kĩ thuật cấp cứu ngay tại chỗ. Đến khi họ bắt đầu có thể hô hấp, tuần hoàn bằng adrenalin mới chuyển lên khu vực điều trị chuyên sâu.
Các bước xử trí cấp cứu sốc phản vệ bao gồm:
-
Trước hết, kiểm tra xem bệnh nhân có còn đang tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng hay không (nhỏ mắt, kem thoa, thuốc tiêm,…), nếu có thì loại bỏ ngay.
-
Tiếp theo, đặt người bệnh sốc phản vệ nằm cố định với tư thế chân cao hơn đầu, không được di chuyển tốn thời gian.
-
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm thuốc Adrenaline (ống 1mg/ml) - một loại thuốc thường được dùng để chống sốc phản vệ dưới da bệnh nhân.
Xử trí cấp cứu sốc phản vệ đúng cách để tránh gây nguy hiểm cho bệnh nhân
Tóm lại, tình trạng sốc phản vệ rất nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần nắm được các biểu hiện, nguy cơ và yếu tố gây bệnh để tránh làm bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Hy vọng bài viết về cách xử trí cấp cứu sốc phản vệ trên sẽ hữu ích cho bạn.
Khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị tận tình. Các thông tin khác, bạn có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Từ khóa » Sốc độ 1
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Sốc Phản Vệ | Vinmec
-
Phản Vệ Là Gì? Có Bao Nhiêu Mức độ Phản Vệ?
-
NHẬN BIẾT, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SHOCK
-
Sốc Phản Vệ Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Biến Chứng
-
Cấp Cứu Sốc Phản Vệ: Quy Trình Xử Lý Theo đúng Trình Tự Từng Bước
-
Phác đồ Chẩn đoán, điều Trị Và Dự Phòng Sốc Phản Vệ
-
Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Sốc Phản Vệ - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng - Cẩm Nang MSD
-
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ
-
[PDF] Hướng Dẫn Chẩn đoán Phản Vệ - Sở Y Tế Bình Định
-
Sốc Phản Vệ Là Gì Và Nguy Hiểm Như Thế Nào? | Medlatec
-
Tiêm Mũi 2 Vaccine COVID-19: Bị Sốc Mũi 1 Có Nên Tiêm Tiếp? - Bộ Y Tế
-
Phản ứng Sau Tiêm Vaccine COVID-19, Làm Sao để Giảm Rủi Ro?
-
[PDF] PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ
-
Chủ Quan Bị Sốc Phản Vệ Do Thức ăn | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
-
[PDF] CẬP NHẬT PHẢN VỆ & SỐC PHẢN VỆ - Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai