Tại Sao Cá Dĩa Chết? Một Số Bệnh Thường Gặp ở Cá Dĩa

Cá dĩa chết do rất nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do những bất lợi có mối tương quan lẫn nhau giữa môi trường sống, thức ăn và bệnh tật.

Yêu cá cảnh xin chia sẻ đầy đủ những nguyên nhân tại sao cá dĩa chết cùng một số bệnh thường gặp ở cá dĩa dễ mắc phải.

Tại sao cá dĩa chết?

Cá dĩa là loài cá khó tính nhất trong số các loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới, với những đặc trưng riêng biệt về sinh thái, sinh học. Chúng có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sống như vậy nên với người mới nuôi rất hay làm chúng chết.

Tại sao cá dĩa chết? Dưới đây là những yếu tố dễ khiến chúng chết.

Tiêu chuẩn bể cá không đảm bảo

Bể cá dĩa cần phải đảm bảo chất lượng nước thật tốt với độ cứng 15, độ kiềm KH đạt 8,  PH 7, độ dẫn cần 800 μSiemens, nhiệt độ 30 độ C. Nếu cá đang trong quá trình sinh sản thì nhiệt độ yêu cầu là 24 – 25 độ C.

Bạn cần thay 25 – 30% lượng nước hàng ngày, nước đã được xử lý clo đồng thời đảm bảo độ cứng, độ kiềm, pH, độ dẫn và nhiệt độ tương ứng với nước trước thay. Bể cần sục khí liên tục.

Cá dĩa đòi hỏi chỉ số bể nước khá nghiêm ngặt

Cá dĩa đòi hỏi chỉ số bể nước khá nghiêm ngặt

Bể cá đặt ở nơi ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn lớn cũng làm cá dễ hoảng loạn.

Nguồn thức ăn không đảm bảo

Cá dĩa thích ăn các loại giáp xác (trùn chỉ, cung quăng, luân trùng). Có thể huấn luyện chúng ăn thức ăn dạng viên hoặc tép, tảo nhỏ, tim bò đông lạnh xay…

Cần lưu ý tìm những nguồn thức ăn sạch, không nhiễm nấm, nhiễm kí sinh trùng hay có độc tố, nếu không sức khỏe của chúng nhanh chóng đi xuống và chết.

Cá dĩa bị mắc bệnh

Đây cũng là nguyên nhân dễ làm cá dĩa chết nhất. Dưới đây là những bệnh chúng dễ mắc phải.

Bệnh đục mắt

Khi nguồn nước bị nhiễm khuẩn, các điều kiện sống không đảm bảo như kiểm soát nguồn thức ăn không tốt, thức ăn dư thừa làm bẩn nước, thức ăn bị nhiễm khuẩn, lười thay nước, thiết bị lọc nước hỏng … rất dễ gây bệnh đục mắt, cá sẽ mù và sẽ chết.

Bệnh nấm trắng

Cá xuất hiện đốm trắng, màng trắng trên thân khiến chúng hoạt động chậm dần, hay tụ tập một góc. Nếu không có cách chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng chúng.

Bệnh nhiễm kí sinh trùng

Bệnh này gây ngứa ngáy khó chịu cho cá, khiến chúng hay cử động giật giật các vây hoặc cọ sát mình vào các vật cứng dẫn đến lở loét, trầy thân rất nguy hiểm.

Hãy cẩn thận với các nguồn thức ăn dễ bị nhiễm kí sinh trùng trong bữa ăn của chúng.

Bệnh loét, đục thân

Cá bị mắc bệnh này thường xuất hiện một hay nhiều vết loét kích thước ban đầu nhỏ, sau to dần. Cá bỏ ăn và chết rất nhanh. Bệnh này diễn ra nhanh và rất khó chữa trị nếu không được can thiệp kịp thời.

Bệnh loét, đục thân ở cá dĩa

Bệnh loét, đục thân ở cá dĩa

Bệnh đường ruột

Cá đầy hơi, phân màu trắng, bỏ ăn.

Bệnh đóng mang

Thường xuất hiện do môi trường sống bị nhiễm bẩn. Một trong hai mang co cứng không hoạt động gây suy giảm hiệu xuất hoạt động của cá.

Bệnh lở loét mũi

Do một chủng loại ký sinh trùng xâm nhập vào mũi cá, ăn hết phần thịt mũi mà gây nên lõm lớn lan cả đến mắt rồi sâu tới não. Cá nhiễm bệnh hay cọ mũi vào vật dụng cứng để trong bể, bơi nghiêng đầu, bỏ ăn, đi phân loắng trắng. Cá yếu dần và chết.

Bệnh đen thân

Do kí sinh trùng có tên Flagellate trú ngụ trong đường ruột di chuyển đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể khiến cá bị sưng, chuyển màu thâm đen, vây cụp lại, co cụm giảm hoạt động, khó thở, gầy yếu dần và chết.

Ngoài ra còn rất nhiều bệnh khác cũng khá nguy hiểm cho loài cá này như bệnh bang (bụng phình to, mắt lồi, vẩy dựng ngang), bệnh trắng đuôi, bệnh đốm đỏ, shimmy, đỏ vây, bệnh thối mang, đốm trắng …

Kết luận

 Phần lớn nguyên nhân cá dĩa chết cũng đều do cơ thể chúng kém kinh hoạt trong việc thích nghi với thay đổi nhỏ của môi trường sống hoặc bị kí sinh trùng qua đường ăn uống hay nhiễm độc. Nuôi loài cá này rất khó. Các bạn hãy tìm hiểu đủ thông tin cần thiết để nuôi dưỡng chúng thành công nhé!

 

 

Please follow and like us:icon Follow en US

Từ khóa » Cá đĩa Bị Nấm đen