Tại Sao Các Tấm Tôn Lợp Lại Có Dạng Lượn Sóng Hay Gợn Sóng?

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dang lượn sóng? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn học sinh. Tốp Ba sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu xem tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có hình lượn sóng và giới thiệu những loại tôn lợp mái đang được ưa chuộng nhất trong bài viết này.

Tại sao các tấm lợp mái nhà thường có dạng hình lượn sóng?

Tại sao các tấm lợp mái nhà thường có dạng hình lượn sóng?

Mục lục
  • Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng hay gợn sóng?
    • 1. Gia tăng khả năng chịu lực
    • 2. Tản nhiệt tốt hơn
  • Tìm hiểu chi tiết cấu tạo cơ bản của mái tôn
    • 1.Hệ thống khung
    • 2. Hệ thống kèo cùng tôn lợp
    • 3. Hệ thống ốc vít
  • Các loại tôn lợp gợn sóng được sử dụng phổ biến hiện nay
    • 1. Tôn giả ngói
    • 2. Tôn lạnh
    • 3. Tôn lấy sáng

Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng hay gợn sóng?

Lượn sóng là thiết kế đặc trưng của mái tôn, được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng,... Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng thường có hai tác dụng chính:

1. Gia tăng khả năng chịu lực

Theo các kỹ sư xây dựng cho biết, việc thiết kế lượn sóng sẽ giúp mái tôn gia tăng khả năng chịu lực. Chính vì thế mà các mái tôn có hình lượn sóng sẽ chịu được lực tốt hơn các mái tôn phẳng, chống chịu được các yếu tố như: Nước mưa, gió, bão, vật cứng va đập mạnh,...

Không chỉ vậy, với thiết kế dạng lượn sóng sẽ giúp giảm tiếng ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong, đặc biệt trong trường hợp có mưa lớn.

2. Tản nhiệt tốt hơn

Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có hình lượn sóng, bởi lẽ tôn được sử dụng để bảo vệ căn nhà khỏi những tác động từ các yếu tố bên ngoài, đây là nơi chịu tác động trực tiếp của nắng, gió, mưa. Đặc biệt, vào những ngày nhiệt độ tăng cao lên trên 40 độ C, bức xạ nhiệt cao sẽ khiến tấm tôn giãn nở, việc sử dụng tôn lượn sóng sẽ tạo không gian tốt giúp tôn giãn nở, tản nhiệt tốt hơn, hạn chế sự ảnh hưởng đến kết cấu của mát và không làm ốc vít bị tung ra.

Ngược lại, với những dạng tôn thẳng, khi giãn nở sẽ không đủ diện tích sẽ làm tấm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít bị bung ra.

Hình ảnh mái tôn dạng gợn sóng hoàn thành thi công

Hình ảnh mái tôn dạng gợn sóng hoàn thành thi công

Tìm hiểu chi tiết cấu tạo cơ bản của mái tôn

Để hiểu rõ hơn tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo cơ bản của mái tôn. Thông thường, mái tôn được chia thành 3 phần hệ thống khung, hệ thống kèo cùng tôn lợp, cuối cùng là hệ thống ốc vít. 

1.Hệ thống khung

Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất nên cần phải đảm bảo về độ chắc chắn có thể chống chịu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, lũ,.. 

2. Hệ thống kèo cùng tôn lợp

Tùy vào nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn các vật liệu truyền thống để chống nắng, cách nhiệt hoặc lựa chọn tôn sinh thái vừa đẹp lại chống nắng hiệu quả.

3. Hệ thống ốc vít

Lựa chọn các loại ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crome để đem lại độ cứng cao, khả năng chống chịu nhiệt thời tiết, đồng thời hạn chế nước mưa thấm vào bên trong.

??? Tấm lợp lấy sáng polycarbonate loại nào tốt hiện nay?

Các loại tôn lợp gợn sóng được sử dụng phổ biến hiện nay

tai-sao-cac-tam-ton-lop-lai-co-dang-luon-song-3

Nhằm đáp ứng các yêu cầu thiết kế, tính tiện ích khi sử dụng, các loại tôn lợp được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau như tôn lạnh, tôn lấy sáng, tô giả ngói,.. Mỗi loại tôn lại có những thiết kế khác nhau, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đem lại khả năng chống nắng, chống thấm hiệu quả. Cụ thể như sau:

1. Tôn giả ngói

Loại tôn này được thiết kế dạng sóng ngói tây, rất phù hợp cho những mái nhà có độ dốc lớn, nhất là các khu nhà biệt thở. Bên cạnh đó, tôn giả ngói còn giúp giảm thiểu đáng kể tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với việc lợp bằng mái gạch thông thường.

2. Tôn lạnh

Tôn lạnh hiện được sử dụng khá phổ biến, sản phẩm được thiết kế với hai thành phần chính là nhôm và kẽm giúp phản xạ với ánh nắng mặt trời. Việc đó giúp chống nóng hiệu quả, chống ăn mồn tốt hơn so với những loại tôn thông thường khác. Sản phẩm phù hợp cho mọi nhà ở, công xưởng, xí nghiệp,..

3. Tôn lấy sáng

Tôn lấy sáng cũng được ưa chuộng tại Việt Nam với những ưu điểm giá thành rẻ, độ bền cao. Sản phẩm phù hợp cho các công trình cần nhiều ánh sáng như nhà máy sản xuất, nhà xưởng, trang trại chăn nuôi gia súc với khả năng lấy sáng từ 85 - 90% với lớp chống tia UV hiệu quả. 

Ngoài ra, loại tôn này còn có khả năng cách nhiệt, cách âm, không bị oxy hóa, mài mòn và không xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với các môi trường hóa chất như kiềm, acid,..

Hình ảnh tấm lợp lấy sáng

Hình ảnh tấm lợp lấy sáng

Tôn Sáng Sợi Thủy Tinh Alsynite Everlite và Tấm Tôn Sóng Lợp Lấy Sáng Polycarbonate Đặc Ruột đang là sản phẩm "Bán chạy nhất" tại Tốp Ba với các ưu điểm:

  • Chống chịu được thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài
  • Thời gian bảo hành lên đến 15 năm
  • Công nghệ bề mặt kháng ăn mòn, không tách lớp
  • Độ trong suốt ổn định trong thời gian dài
  • Lượn sóng vuông hoặc tròn tùy vào sở thích của khách hàng

Trên đây là những giải đáp của Tốp Ba về câu hỏi tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp các loại tôn lấy sáng thế hệ mới, thân thiện môi trường, bắt kịp xu hướng của xã hội hiện đại thì đừng quên hãy liên hệ với Tốp Ba theo số HOTLINE 0989 305 754

Từ khóa » Tôn Lượn Sóng Là Gì