Tại Sao “cậu Nhỏ” Thay đổi Màu Sắc? - Báo Dân Trí

Tuy nhiên, khi sự thay đổi màu sắc là bất thường, không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo đau hoặc ngứa, thì nên đi khám bác sĩ, vì màu tím có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chấn thương hoặc các vấn đề về tuần hoàn.

Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu là người tốt nhất mà bạn cần tìm đến khi có những thắc mắc về “cậu nhỏ”.

Các nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến “cậu nhỏ” có màu tím, bao gồm chấn thương hoặc STD.
Có nhiều nguyên nhân khiến “cậu nhỏ” có màu tím, bao gồm chấn thương hoặc STD.

Khi thay đổi màu sắc là kết quả của hưng phấn, điều đó không đáng ngại. Trong những trường hợp này, sự thay đổi màu sắc là do máu chảy vào dương vật nhiều hơn.

Trong hầu hết các thời điểm khác, nam giới nên quan tâm nếu thấy một phần hoặc toàn bộ “cậu nhỏ” chuyển thành màu tím, vì đó có thể là hậu quả của bệnh tật hoặc chấn thương.

Những nguyên nhân phổ biến khác khiến “cậu bé” có màu tím khi không có hưng phấn bao gồm:

Bệnh lây qua đường tình dục (STD)

Những vết loét màu tím là điển hình của một số bệnh, chẳng hạn như herpes sinh dục và giang mai. Cả herpes và giang mai đều kèm theo các triệu chứng khác, như:

• ngứa

• đau đớn

• sốt

• mệt mỏi

• nóng rát

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm STD là thực hành tình dục an toàn. Biết được sức khỏe tình dục của bạn tình cũng có thể ngăn ngừa lây truyền STD.

Bầm tím

Vết bầm tím xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ, rò rỉ máu dưới bề mặt da. Khi máu ứ đọng lại, nó làm cho da chuyển sang màu tím. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, kể cả trên dương vật. Thông thường, khi vết bầm tím xuất hiện, người đó sẽ biết rõ nguyên nhân.

Vết bầm tím nhỏ không nhất thiết phải chú ý đặc biệt. Một số nguyên nhân phổ biến của vết thâm tím nhỏ ở “cậu bé” có thể bao gồm:

• thủ dâm

• quan hệ tình dục mạnh

• bị kẹt trong kéo khóa quần

• cấu véo nhẹ

Một vết bầm nhỏ có thể cảm thấy đau hoặc sưng nề khi chạm vào. Nó có thể chuyển sang màu đậm hơn khi lành lại. Nếu một vết bầm nhỏ không tự lành hoặc trở nên lớn hơn, thì cần tìm sự chăm sóc y tế.

Bầm tím nặng là kết quả của chấn thương đụng dập cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nam giới nên mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao va chạm để giúp ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng.

Ban xuất huyết

Một số thuốc, hoặc thiếu dinh dưỡng, có thể gây ban xuất huyết trên “cậu bé”
Một số thuốc, hoặc thiếu dinh dưỡng, có thể gây ban xuất huyết trên “cậu bé”

Ban xuất huyết, còn được gọi là các vết máu, xuất hiện dưới dạng các vết thâm tím hoặc đỏ trên da. Những vết này không phải là hậu quả trực tiếp của chấn thương ở “cậu nhỏ”. Thay vào đó, ban xuất huyết thường là triệu chứng của bệnh lý nội khoa nền.

Một số nguyên nhân của ban xuất huyết bao gồm:

• rối loạn chảy máu hoặc đông máu

• thiếu dinh dưỡng

• tác dụng phụ của thuốc

• viêm mạch máu

Máu tụ

Máu tụ là vết bầm tím xảy ra sâu bên trong mô của một cơ quan. Bầm tím thường cứng chắc hoặc nổi cục khi sờ vào. Khi khối máu tụ xảy ra, máu chảy ra từ mạch máu bị tổn thương ứ đọng lại dưới da.

Tụ máu có thể gây mất máu. Nó cũng có thể báo hiệu rối loạn chảy máu nguy hiểm. Khi máu tụ xảy ra ở “cậu bé”, nam giới nên tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Lichen xơ hóa

Lichen xơ hóa là rối loạn ở da dạng viêm kéo dài, đặc trưng bởi các mảng trắng có thể phát triển các vết màu tím.

Bệnh có xu hướng phát triển trên “cậu nhỏ”. Ngoài ra, nam giới không cắt bao quy đầu dễ phát triển lichen xơ hóa hơn so với người đã cắt bao quy đầu.

Nếu không điều trị, lichen xơ hóa có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và sẹo nghiêm trọng. Như với hầu hết các rối loạn, điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn và sẹo.

Phản ứng dị ứng

Mọi người phản ứng với thuốc theo cách khác nhau. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là hội chứng Stevens-Johnson.

Hội chứng Stevens-Johnson đặc trưng bởi ban màu tím hoặc đỏ xuất hiện trên “cậu bé”, cũng như một số phần khác của cơ thể. Ban có thể phát triển thành tróc da và loét. Khi phản ứng tiến triển, các biến chứng đe dọa tính mạng có thể xảy ra.

Hội chứng Stevens-Johnson cần được chăm sóc cấp cứu. Một số loại thuốc có nhiều khả năng gây hội chứng Stevens-Johnson hơn những loại thuốc khác. Những loại thuốc này bao gồm:

• thuốc kháng sinh gốc sulfa

• ibuprofen

• thuốc chống co giật

• thuốc chống loạn thần

• naproxen

• thuốc kháng sinh

Một số thuốc có thể gây phản ứng dị ứng ít nặng nề hơn. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh nên ngưng dùng ngay mọi thuốc không cần đơn. Trước khi ngừng thuốc kê đơn, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Những thay đổi màu da không rõ nguyên nhân luôn cần được bác sĩ đánh giá.
Những thay đổi màu da không rõ nguyên nhân luôn cần được bác sĩ đánh giá.

Nam giới nên đi khám khi thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của “cậu bé” mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi kèm theo đau hoặc khó chịu.

Các dấu hiệu khác cho thấy có thể cần đi khám bác sĩ bao gồm:

• sưng dương vật hoặc tinh hoàn

• đi ngoài ra máu

• đi tiểu đau

• đau ở tinh hoàn

• các vết xuất huyết hoặc vết bầm tím ở nơi không bị thương

• vết loét mở hoặc trên “cậu nhỏ” hoặc các bộ phận khác của cơ thể

• chảy máu cam

• đau khi quan hệ tình dục

• có máu trong nước tiểu

• đau ở khớp hoặc bụng

Bác sĩ sẽ khám thực thể và hỏi về tiền sử bệnh. Họ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân chính xác của sự thay đổi màu sắc của “cậu nhỏ”. Xác định nguyên nhân sẽ cho phép bác sĩ kê đơn điều trị đúng.

Tóm lại

Mặc dù thường điều trị được, song nam giới nên tìm lời khuyên y tế cho bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào của “cậu bé” mà không giải thích được. Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giải quyết bệnh lý nền và đưa “cậu bé” trở lại trạng thái và màu sắc bình thường hơn.

Nếu nghi ngờ, nam giới nên nói chuyện với bác sĩ để xác nhận rằng sự thay đổi máu sắc ở “cậu nhỏ” không phải là do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Cẩm Tú

Theo MNT

Từ khóa » Cu Bị Thâm