Tại Sao Cây Rẻ Quạt Nhật Bản được Xem Là Biểu Tượng Của Thủ đô ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu mùa xuân nước Nhật có hoa anh đào mỏng manh và thuần khiết, thì đến với Nhật Bản vào mùa thu, bạn sẽ bị “choáng ngợp” trước không gian như được nhuộm màu vàng của hoa rẻ quạt. Đặc biệt, loài cây này còn được xem là biểu tượng của thủ đô nước Nhật. Vậy tại sao cây rẻ quạt Nhật Bản lại được xem là biểu tượng của thủ đô Tokyo? Là do cây được trồng nhiều ở Tokyo hay một nguyên do nào khác? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Cây rẻ quạt Nhật Bản là gì?
Cây rẻ quạt (tên khoa học: Ginkgo Biloba) còn được gọi là cây bạch quả hay ngân hạnh. Loài cây này xuất hiện tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và cả châu Âu.
Tuy vậy, cây rẻ quạt Nhật Bản với màu lá vàng đặc trưng vẫn là điểm thu hút và nổi bật nhất trong lòng những người trót yêu sắc hương này. Ở Nhật Bản, cây rẻ quạt được trồng ở rất nhiều nơi với số lượng dày đặc, chính điều này đã tạo nên một màu sắc riêng, không pha lẫn của mùa thu “đất nước mặt trời mọc”.
+ Cây rẻ quạt có đặc điểm gì?
Cây rẻ quạt Nhật Bản là cây thân gỗ lâu niên, có thể sống tới 1000 năm với chiều cao 50m. Cây lâu năm có tán cao nhọn, cành dài và gồ ghề. Cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành.
Lá của cây rẻ quạt dài tầm 5 – 10cm có hình giống chiếc quạt xòe ra hai phía nên mới có tên gọi rẻ quạt. Các lá rẻ quạt ở các cành non dài thông thường có vết khía hình chữ V hay có thùy, mọc so le và cách nhau đều đặn. Về mùa thu lá ngân hạnh chuyển thành màu vàng rực và sau đó rụng dần trong khoảng 2 tuần.
Cây rẻ quạt Nhật Bản và những ý nghĩa đặc biệt có thể bạn chưa biết
+ Cây rẻ quạt – biểu tượng của thủ đô Tokyo
Nếu bạn xem những thông tin hay chương trình giới thiệu về thủ đô Tokyo của Nhật Bản thì sẽ thấy cây rẻ quạt gắn liền với rất nhiều hình ảnh của Tokyo. Đây cũng là loài cây biểu tượng cho thủ đô của Nhật Bản.
Không phải ngẫu nhiên mà cây rẻ quạt lại có vị trí đặc biệt như vậy. Loài cây này đại diện cho sức sống quật cường vươn lên trong mọi nghịch cảnh, được cho là có nét tương đồng rất giống với người dân Nhật Bản đã vươn lên sau thế chiến thứ 2.
Đối với người Nhật, cây rẻ quạt là loài cây thiêng, biểu tượng cho sự bền vững và trường tồn. Với hình dáng đẹp mắt, lá cây ngân hạnh đã trở thành biểu tượng chính thức cho thủ đô Tokyo từ tháng 6/1989. Biểu tượng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn thịnh và phát triển của Tokyo.
Xem thêm: Du học Nhật Bản khóc cho một kiếp người
>>> Rẻ quạt gắn liền với người dân Tokyo - như một phần cuộc sống
Tại đất nước Nhật Bản, rẻ quạt được trồng trên các đường phố, đại lộ, đền chùa, lăng mộ cổ. Chớm thu, hàng ngân hạnh lá xanh mướt mắt, chuẩn bị cho mùa lá đổi màu. Cuối thu, chớm đông, ngân hạnh bắt đầu chuyển màu lá. Vào khoảng tháng 11, cả rừng lá ngả màu dần từ xanh sang vàng óng rồi đỏ rực. Hình ảnh cây rẻ quạt rụng lá vàng là hình ảnh phổ biến trên khắp đất nước Nhật trong những ngày thu.
Nếu có dịp trải nghiệm mùa thu Nhật Bản, bạn sẽ không khỏi xao xuyến với màu lá đỏ thắm của thích, của phong, của sồi, của táo là màu vàng óng ả, rực rỡ của rẻ quạt. Thậm chí, người dân nơi đây còn dành những ngày nghỉ phép trong năm vào dịp đầu đông, khi rừng cây chuyển lá, thời tiết chưa lạnh lắm để cùng gia đình và bạn bè tổ chức những chuyến dã ngoại, leo núi ngắm thu tan.
+ Cây rẻ quạt – biểu tượng cho sức sống quật cường
Cây rẻ quạt được xem là biểu tượng của sự quật cường, là loài cây có sức sống mãnh liệt. Theo nhiều nghiên cứu thì loài cây này có tuổi thọ rất dài và là một trong những loài cây cổ xưa nhất trái đất. Do giá trị của rẻ quạt nên các nhà khoa học đặt cho cây cái tên là cây hóa thạch sống.
Một minh chứng khác cho sức sống quật cường của cây bạch quả nằm ở Nhật Bản. Vào thế chiến thứ 2, khi hai quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima và Nagasaki. Tất cả mọi thứ đều bị tàn phá và cây cối bị đốt rụi hoàn toàn.
Ở Hiroshima, có 4 cây bạch quả bị đốt cháy hoàn toàn nhưng cho đến nay cả 4 cây này đểu đã hồi phục và trở lại dáng vẻ như xưa. Chính vì sức sống mãnh liệt của cây bạch quả nên người Nhật Bản rất ưa chuộng loài cây này.
+ Lá rẻ quạt – biểu tượng của đại học Tokyo danh tiếng
Lá cây ngân hạnh dài tầm 5 – 10cm có hình giống chiếc quạt xòe ra hai phía. Có lẽ chính vì hình dáng này nên cây ngân hạnh mới có tên gọi khác là cây rẻ quạt.
Lá cây có thể chế biến thành trà và tinh dầu rẻ quạt được dùng để thắp đèn trong những dịp quan trọng. Vào mùa thu ở Nhật Bản, lá cây ngân hạnh chuyển dần sang màu vàng óng và rụng hết sau khoảng 2 tuần lễ.
Với đặc điểm có thể nói là không quá nổi bật của một loài cây hạt trần nhưng chiếc lá rẻ quạt lại được đại học Tokyo danh tiếng chọn làm hình ảnh trên logo của trường. Có lẽ chính sức sống và sự quật cường của loài cây này đã truyền cảm hứng để các nhà thiết kế tạo nên logo của trường.
“Bất ngờ” những tác dụng của cây rẻ quạt
+ Cây rẻ quạt được dùng phổ biến để trang trí
Với hình dáng lạ, màu vàng đẹp của mùa thu mà lá được người Nhật sử dụng làm dải đánh dấu trang vừa rẻ tiền vừa trang nhã. Hình dáng lá cây được sử dụng nhiều nhất trên áo kimono, khăn quàng, khăn tay, đồ trang sức như khuyên tai, dây chuyền, cài áo…; huy hiệu của gia đình, trường học, thành phố… là motip phổ biến trên các tấm gốm, lọ, tranh vẽ, tranh khắc gỗ, sơn mài, dệt may và in ấn.
+ Làm đồ mỹ nghệ và vật dụng cần thiết
Ở Nhật Bản, người ta dùng gỗ của cây ngân hạnh để chạm trổ, chế tạo bàn và các con cờ, những vật dụng trong buổi trà đạo hoặc các vật dụng trên bàn thờ, chùa miếu và làm giấy.
+ Quả dùng để chế biến món ăn
Quả của cây rẻ quạt Nhật Bản thường được sử dụng tươi hay nấu chín. Quả rẻ quạt có vị dịu, khi nấu chín ăn tựa như hạt dẻ, thường được dùng để thay thế hạt sen.
Người Nhật thường dùng quả ngân hạnh trong các buổi trà đạo như là đồ ngọt và món tráng miệng. Quả nhuộm đỏ được sử dụng trong các buổi lễ, dọn ăn trong đám cưới, giúp tiêu hoá, giải rượu.
Ngoài ra, nó còn được để làm bánh, kẹo hoặc giấm và chế biến như một loại rau. Quả được nướng, luộc hoặc hấp với trứng, trộn với cháo, ăn với cơm, nấm, rau và đậu phụ. Dầu hạt quả dùng làm nhiên liệu thắp đèn. Lá cây với nhiều dược tính được chế làm thuốc, sắc uống hoặc chế biến thành trà.
+ Cây rẻ quạt với sức khỏe con người
Rẻ quạt Nhật Bản còn được xem là một vị thuốc quý, đem đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Cụ thể là:
>>> Theo Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền thì người ta gọi rẻ quạt là cây xạ can. Trong nhiều tài liệu dược học ghi chép lại thì loại cây này có tình hàn, hơi độc, vị đắng và được quy vào kinh Can và Phế trong hệ thống đường kinh mạch của cơ thể.
Công dụng chính: Giải độc, thanh nhiệt, tan độc, hóa đờm, lợi tiêu hóa.
Cũng chính nhờ đó mà từ xưa đến nay người ta đã dùng cây xạ can để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
• Giảm ho, giảm đau rát ở hầu họng do những cơn ho gây ra, hóa đờm, tống đờm ra ngoài cơ thể, điều trị các bệnh viêm họng, thanh quản và viêm phế quản.
• Chữa các chứng ho hen, ho khan, ho có đờm, ho gà, hen suyễn.
• Nhuận tràng, lợi tiêu hóa, khó tiêu, chữa tiểu không thông.
• Ngoài ra cây xạ can còn chữa bệnh đau răng, bong gân, chữa vết thương do rắn cắn, những vết thương ngoài da,…
>>> Theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại cây này có chứa nhiều thành phần rất tốt trong việc chữa bệnh:
• Thân rễ của cây xạ can có chứa nhiều Belamcandin, Tectoridin, Iridin, Irisfloretin, Shekanin co skhar năng ức chế tụ cầu vi khuẩn, liên cầu. Đặc biệt là khuẩn Enterococcus – nguyên nhân gây bệnh về họng nhiều nhất. Ngoài ra hoạt chất Flavonoid có thể ức chế men Polyphenoloxydase ở người khi bị bệnh viêm họng hạt cấp, viêm thanh quản,….
• Thành phần của củ có tác dụng chống viêm, giảm co thắt và lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, ức chế phản ứng viêm.
• Ngoài ra củ của cây có độc tính nhẹ chỉ cần được khử độc là có thể dùng được, nhưng trong nước sắc thì không hề chứa độc nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm.
Bạn có thể ngắm cây rẻ quạt Nhật Bản ở đâu?
Không chỉ là loài cây kiên cường, mang trong mình nhiều ý nghĩa và tác dụng hữu ích, rẻ quạt Nhật Bản còn là một phần trải nghiệm không thể thiếu khi đến với mùa thu nước Nhật. Vậy bạn có thể ngắm cây rẻ quạt Nhật ở đâu?
+ Công Viên Koganei
Công viên Koganei có diện tích lớn 799.127m2, trải dài khắp 4 thành phố Musashino, Koganei, Nishi Tokyo và Kodaira. Đây cũng là công viên lớn thứ 2 tại Tokyo và đồng thời là địa điểm ngắm rẻ quạt yêu thích.
Koganei là nơi thích hợp dành cho những người yêu thích sự yên bình và tĩnh lặng. Công viên này sở hữu nhiều vườn hoa đẹp rực rỡ qua từng mùa khác nhau. Đặc biệt là vào mùa thu chính là những hàng cây rẻ quạt lá vàng rực rỡ và vô cùng quyến rũ.
Rẻ quạt tại Koganei có tuổi đời khá lớn. Khi chuyển màu, bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi độ tốc độ đổi màu cực nhanh của chúng. Rẻ quạt thông thường có thời gian chuyển màu khá ngắn, chỉ từ 10 đến 15 ngày. Do đó, nếu có dịp khám phá mùa thu Nhật Bản, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng sắc hoa tại công viên Koganei. Ngồi ăn uống, trò chuyện dưới tán cây cũng mang đến cảm giác thú vị không kém.
+ Đại Lộ Icho Namiki
Tokyo không chỉ có những tòa nhà chọc trời, những đại lộ với lượng người qua lại cực lớn, Tokyo còn có những góc nhỏ yên bình để du khách có thể khám phá. Đại lộ Icho Namiki là sự kết hợp hài hòa của 2 yếu tố hiện đại và lãng mạn và là nơi được nhiều du khách yêu thích khi muốn ngắm cây rẻ quạt Nhật Bản.
Hàng cây mọc đều hai bên đường thẳng tắp với tán lá xòe rộng như dang tay chào đón du khách. Khi thu đến, lá rẻ quạt rụng xuống khiến con đường được lấp đầy bằng một tấm thảm vàng đầy màu sắc. Khung cảnh lãng mạn này thu hút nhiều cặp đôi và những ai yêu cảnh đẹp thơ mộng tìm đến đây vào mùa thu Nhật Bản.
+ Midosuji
Midosuji - con phố nằm tại trung tâm của Osaka - là nơi sở hữu cảnh đêm đẹp huyền ảo bạn không thể bỏ lỡ.
Con đường Midosuji dài 4km với chiều rộng khoảng 44m. Đây là đường nối giữa 2 khu phố sầm uất là Namba và Umeda. Đoạn đường dường như được rút ngắn khi 2 bên đường hình ảnh lá vàng của cây rẻ quạt bao trùm cả không gian hiện đại. Chúng mang đến cho bạn một cảm giác thư thái như đang được giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi.
+ Trường Đại Học Hokkaido
Trường Đại học Hokkaido - một trong những ngôi trường đại học Nhật Bản nổi tiếng không chỉ bởi tuổi đời mà còn nhờ vào cảnh đẹp hút hồn. Mặc dù nằm tại khu vực đô thị nhưng Đại Học Hokkaido vẫn giữ vững hình ảnh của một khu rừng tự nhiên, ít có sự chạm tay của con người. Nơi này còn mang nhiều giá trị lịch sử khác bao gồm cả bức tượng William Smith Clack - phó hiệu trưởng trường nông nghiệp Sapporo (tiền thân của Đại học Hokkaido).
Sẽ thật tiếc nuối nếu đến Nhật vào mùa thu mà không ghé qua ngôi trường xinh đẹp này. Đại học Hokkaido sở hữu hàng cây rẻ quạt lá vàng đẹp rực rỡ trên khoảng sân lớn. Cùng với đó là những hàng cây được trồng đều nhau bên cạnh lối đi, tạo ra một vùng trời đầy sắc vàng.
Qua phần chia sẻ trên, có lẽ bạn đã hiểu tại sao rẻ quạt Nhật Bản lại được xem là biểu tượng của thành phố Tokyo. Đồng thời, qua phần thông tin này, Thanh Giang cũng giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin về cây rẻ quạt Nhật Bản – loài cây của mùa thu nước Nhật.
Từ khóa » Cây Bạch Quả ở Nhật
-
Độc đáo Con đường Rợp Bóng Bạch Quả ở Nhật Bản - Du Lịch
-
Chuyện Về Những Cây Bạch Quả "linh Thiêng" Nhất ở Nhật | KILALA
-
Cây Bạch Quả Trong Tiếng Nhật Là Gì?
-
Chiêm Ngưỡng Con Đường Rợp Bóng Bạch Quả Ở Nhật Bản
-
Độc đáo Con đường Rợp Bóng Bạch Quả ở Nhật Bản
-
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CÂY GINKGO – BẠCH QUẢ Ở NHẬT BẢN
-
Trải Nghiệm Mùa Thu Trên Con Đường Rợp Bóng Bạch Quả Ở ...
-
Shimojo-no-Oicho - ANA
-
TAIYO- Bạch Quả Nhật Bản Nguyên Vỏ 1kg - Sakuko Japanese Store
-
Cây Bạch Quả Nhật Bản - BeeCost
-
Mê Mẩn Cây Bạch Quả "khủng", đổi Màu Vào Cuối Thu | Báo Dân Trí
-
Đường Cây Bạch Quả đẹp Như Mơ Chỉ Có Tại Nhật Bản - TravelMag
-
Bạch Quả Nhật đặc Biệt | Nhà Hàng Nhật Bản Hatoyama