Tại Sao Chấn Thương Phần Mềm Không được Xoa Dầu Nóng? - Tuổi ...
Có thể bạn quan tâm
Xoa bóp chấn thương mềm bằng dầu nóng có nguy cơ kích thích xuất huyết ngoài mạch, sưng tấy và đau nhức hơn - Ảnh: Lê Đinh |
Trong một lần đi cắm trại cùng lớp, anh Hoàng Xuân Phong (21 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) chơi đá bóng và bị ngã. Vùng mắt cá và cổ chân anh Phong bị đau và sưng tấy lên.
Theo thói quen, một vài người bạn đã dùng dầu nóng xoa bóp vì nghĩ là dầu nóng có tác dụng “tan máu bầm, dãn cơ và giảm đau”. Cứ sau 10 phút, phần chân bị chấn thương lại được xoa bóp thêm dầu.
“Càng xoa càng đau, càng sưng, càng nóng, tôi càng la hét lớn. Nhưng có một người bạn lại bảo phải đau mới là có tác dụng nên cứ ra sức xoa bóp”, anh Phong kể lại.
Kết quả là anh Phong la hét, cùng chấn thương sưng đấy, nóng và đỏ như một “khúc xúc xích khổng lồ” khi được đưa tới bệnh viện.
Theo bác sĩ Đậu Thế Canh, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TP.HCM, chấn thương phần mềm bao gồm các chấn thương ở cơ, gân và dây chằng (không phải ở xương).
Cụ thể, bong gân có 3 cấp độ gồm: cấp độ 1 là tổn thương nhẹ; mức độ 2 là do sức kéo mạnh hơn làm đứt nhiều sợi collagen; ở cả hai mức bong gân độ 1 và 2 khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng lẻo; mức độ nặng nhất là toàn bộ dây chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau.
Bong gần thường trải qua 3 giai đoạn gồm: viêm tấy (xảy ra trong vòng khoảng 72 giờ sau chấn thương, xuất huyết ngoài mạch, phù nề, đau nhức), phục hồi và tạo hình lại.
“Đối với chấn thương phần mềm thì trong vòng 4 - 6 tuần đầu tuyệt đối không chườm nóng hoặc xoa bóp bằng dầu nóng, vì phương pháp này làm kéo dài giai đoạn viêm tấy, kích thích tình trạng xuất huyết ngoài mạch dẫn đến giai đoạn hồi phục cũng bị ảnh hưởng xấu theo”, bác sĩ Canh giải thích.
Chườm lạnh, chứ không chườm nóng!
Cũng theo bác sĩ Canh, chườm lạnh là một trong những biện pháp tiện lợi cả về tính năng lẫn kinh tế.
Cách chườm đá đúng là đá lạnh nên được giã nhỏ bỏ vào túi nilon hoặc túi hạt đậu đông lạnh, hoặc nếu có điều kiện hơn thì mua túi chườm đá ở hiệu thuốc.
Tại vùng tổn thương đặt sẵn một tấm vải nỉ có tẩm qua nước lạnh (giúp tránh bị bỏng lạnh). Đặt túi chườm đá lên chỗ đặt tấm vải nỉ trong vòng 5-10 phút, ngừng chườm 3-5 phút, cứ như vậy duy trì cho được 30-40 phút. Mỗi lần chườm đá cách nhau 2-3 tiếng.
Trong giai đoạn tạo hình lại thì việc chườm nóng rất có hiệu quả khi kết hợp với việc tập luyện để tránh sự co cứng dẫn đến giảm chức năng của chi thể.
Khi gặp chấn thương phần mềm, nên áp dụng công thức RICE: - Rest (nghỉ ngơi, hạn chế vận động); - Ice (chườm đá); - Compression (băng ép); - Elevation (nâng cao chi thể). |
Từ khóa » Bầm Chân Có Nên Bôi Dầu
-
Xử Trí đúng Cách Khi Bị Sưng Bầm
-
Khi Bị Bầm Tím Có Nên Bôi Dầu - Dược Bình Đông
-
Cách Chăm Sóc Vết Bầm Tím, Bong Gân Và Căng Cơ | Vinmec
-
Hết Bầm Tím Với 1 Trong 6 Mẹo Nhỏ Dễ Làm Sau - Tiền Phong
-
Vết Thương Nhẹ Thành Viết Thương Nặng Vì Xoa Dầu Nóng
-
Chấn Thương Trẹo Chân Có được Bôi Dầu Hay Không?
-
Trẹo Chân Có Nên Bôi Dầu? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Những Phương Pháp Làm Tan Vùng Bầm Tím Và Lưu ý Khi Sử Dụng Mật ...
-
Xử Lý Phù Nề, Vết Bầm Do Chấn Thương Phần Mềm Khi Va Chạm Giao ...
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
11 Cách Làm Tan Vết Bầm Tím Nhanh, đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Chấn Thương Nhẹ Hóa Nặng Vì Xoa Dầu Nóng - Vietlife Clinic
-
8 Mẹo Hay Giúp Làm Giảm Các Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể