Tại Sao Chị Em Cần Phải Siêu âm Kiểm Tra Vòng Tránh Thai định Kỳ?
Có thể bạn quan tâm
Một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của phương pháp đặt vòng tránh thai là có thể dùng được nhiều năm và chi phí thấp. Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai lại xuất hiện những dấu hiệu bất thường như co thắt tử cung, xuất huyết. Đây là lý do tại sao chị em cần phải đi siêu âm kiểm tra vòng tránh thai định kỳ.
Menu xem nhanh:
- 1. Công dụng và cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
- 2. Tại sao chị em cần đi siêu âm kiểm tra vòng tránh thai định kỳ?
- 2.1. Vòng tránh thai lấn vào trong ổ bụng
- 2.2. Đạt được hiệu quả cao nhất
- 2.3. Tránh tình trạng nhiễm trùng
- 2.4. Tránh xảy ra hiện tượng mất vòng tránh thai
- 3. Dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch cần phải kiểm tra và siêu âm ngay
- 3.1. Đau bụng dưới âm ỉ nhiều ngày
- 3.2. Âm đạo chảy máu bất thường
- 3.3. Một số dấu hiệu cảnh báo khác
1. Công dụng và cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ bằng nhựa và được đặt vào tử cung của chị em phụ nữ. Hiện nay, vòng tránh thai hình chữ T và hình cánh cung có quấn đồng là những loại được sử dụng phổ biến nhất.
Sở dĩ việc đặt vòng tránh thai có công dụng tránh thai là bởi vì dụng cụ này có khả năng ngăn cản sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn phôi làm tổ bên trong tử cung của chị em phụ nữ.
Khi đặt vòng tránh thai vào trong tử cung của chị em phụ nữ, nó sẽ gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung và làm thay đổi về sinh hóa nội mạc tế bào. Vì vậy, trứng thụ tinh sẽ không thể làm tổ. Ngoài ra, tác dụng tránh thai còn tùy từng loại vòng chị em sử dụng:
– Vòng tránh thai chứa đồng: Ion đồng có thể làm thay đổi tính chất sinh hóa của dịch nhầy cổ tử cung và làm thay đổi niêm mạc tử cung. Sau khi đặt vòng tránh thai, dụng cụ này sẽ phóng thích liên tục đồng vào buồng tử cung và làm tăng phản ứng viêm, cũng như gây ra tình trạng co cơ tử cung, ngăn chặn trứng thụ tinh làm tổ.
– Vòng tránh thai chứa Progesterone: Progesterone trong vòng tránh thai có công dụng ngăn chặn hoạt động theo chu kỳ của nội mạc tử cung. Bởi vì nồng độ Progesterone cao hơn so với Estrogen khiến cho trứng thụ tinh không làm tổ được tại niêm mạc tử cung. Hơn nữa, Progesterone còn có khả năng gây ức chế rụng trứng và có công dụng tránh thai.
2. Tại sao chị em cần đi siêu âm kiểm tra vòng tránh thai định kỳ?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, những chị em đặt vòng tránh thai nên đi kiểm tra và siêu âm vòng tránh thai định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần vì những lý do sau:
2.1. Vòng tránh thai lấn vào trong ổ bụng
Nếu chị em đặt vòng tránh thai một khoảng thời gian dài mà không đi thăm khám và siêu âm định kỳ thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, vòng tránh thai có thể sẽ xâm lấn từ từ rồi xuyên qua cơ, sau đó đi vào trong ổ bụng, thậm chí là đâm vào ruột.
2.2. Đạt được hiệu quả cao nhất
Để đảm bảo vòng tránh thai vẫn nằm đúng vị trí và phát huy hết hiệu quả, chị em phụ nữ cần phải đi kiểm tra và siêu âm định kỳ. Đây là một trong những lý do hàng đầu chị em cần phải đi siêu âm vòng tránh thai định kỳ.
2.3. Tránh tình trạng nhiễm trùng
Không phải chị em phụ nữ nào cũng phù hợp với phương pháp đặt vòng tránh thai. Đó là lý do tại sao một số chị em sau khi đặt vòng xong sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như đau lưng, đau bụng dưới, ra máu âm đạo, mệt mỏi,… Vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng do đặt vòng tránh thai, chị em cần phải đi kiểm tra và siêu âm vòng tránh thai định kỳ.
2.4. Tránh xảy ra hiện tượng mất vòng tránh thai
Mất vòng tránh thai là sự cố hiếm xảy ra với những loại vòng mới và chị em chưa bao giờ mang thai, biến dạng tử cung, tử cung hở hoặc các trường hợp đặt vòng tránh thai quá sớm sau khi sinh. Vì vậy, để tránh xảy ra hiện tượng mất vòng tránh thai, chị em cần phải đi kiểm tra và siêu âm vòng tránh thai định kỳ.
3. Dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch cần phải kiểm tra và siêu âm ngay
3.1. Đau bụng dưới âm ỉ nhiều ngày
Đau bụng dưới âm ỉ kéo dài hơn 1 tuần không rõ nguyên nhân là biểu hiện cho thấy vòng tránh thai bị lệch dễ nhận biết nhất. Bên cạnh đó, chị em cũng phải lưu ý đặc biệt nếu cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn sau khi quan hệ vợ chồng.
Đáng chú ý là cơn đau bụng dưới khi vòng tránh thai bị lệch khác hoàn toàn so với cảm giác khó chịu ở bụng do cơ thể chị em tạo ra hoặc khi chưa kịp thích nghi với vật thể lạ lúc vừa đặt vòng vào. Bởi vì những cơn đau này sẽ nhanh chóng qua đi và không kéo dài lâu. Khi tử cung của chị em bắt đầu thích nghi với cảm giác có vòng tránh thai thì cơn đau bụng sẽ dần biến mất.
3.2. Âm đạo chảy máu bất thường
Sau khi đặt vòng tránh thai, một số chị em phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng âm đạo chảy máu từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu âm đạo kéo dài đi kèm với cơn đau bụng bất thường và dữ dội, chị em cần phải đi kiểm tra và siêu âm ngay vì nguy cơ lệch vòng tránh thai rất cao.
3.3. Một số dấu hiệu cảnh báo khác
Một số dấu hiệu bất thường khác cảnh báo vòng tránh thai của chị em có thể bị lệch là sốt nhẹ, mệt mỏi,… Nếu đặt vòng tránh thai không đúng kỹ thuật hoặc sai thời điểm, dây vòng dễ bị thò ra bên ngoài. Đây là điều đáng lo ngại vì gây viêm nhiễm và nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là những thông tin chi tiết lý giải tại sao chị em cần phải siêu âm kiểm tra vòng tránh thai định kỳ. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch, chị em cần phải đi khám ngay để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân.
Từ khóa » Siêu âm Kiểm Tra Vòng Tránh Thai
-
Kiểm Tra Vòng Tránh Thai Bằng Cách Nào An Toàn Nhất - Docosan
-
Làm Thế Nào để Kiểm Tra Vòng Tránh Thai Có đúng Vị Trí Không? | Vinmec
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Vòng Tránh Thai Chị Em Cần Nhớ
-
Vì Sao Chị Em Cần Siêu Âm Kiểm Tra Vòng Tránh Thai Định Kỳ
-
Không Kiểm Tra Vị Trí Vòng Tránh Thai, Coi Chừng Rước Họa
-
8 Dấu Hiệu Tuột Vòng Tránh Thai Chị Em Hết Sức Lưu ý - Hello Bacsi
-
Siêu Âm Kiểm Tra Vòng Tránh Thai Ở Đâu An Toàn?
-
9. Sieu Am Va Dat Dung Cu Tranh Thai, GS Michel Collet - SlideShare
-
Dụng Cụ Tử Cung (IUDs) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Siêu âm đầu Dò âm đạo - Những điều Cần Biết
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SIÊU ÂM ĐẦU DÒ
-
Siêu âm: Vòng Tránh Thai Và Các Biến Chứng (Bs. Nguyễn Quang ...
-
Đặt Vòng Tránh Thai Quan Hệ Có Bầu Không? Vì Sao đặt Vòng Vẫn Có ...