Tại Sao Chính Quyền đô Hộ Lại đánh Thuế? - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao chính quyền đô hộ lại đánh thuế?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Tại sao chính quyền đô hộ lại đánh thuế?Kiến thức tham khảo về cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng1. Tiểu sử 2 Bà Trưng2. Nguyên nhân của cuộc khởi Hai Bà Trưng3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩaTrả lời câu hỏi: Tại sao chính quyền đô hộ lại đánh thuế?
Vì các triều đại phong kiến phương Bắc đã áp dụng những chính sách hà khắc đối vs nhân dân ta như: những chính sách về thuế khóa để vơ vét bóc lột về kinh tế, đặc biệt là thuế sắt và thuế muối. Bởi:
- Đánh nặng thuế sắt là để nhân dân ta không có đủ cơ hội để sản xuất vũ khí chống lại chúng.
- Đánh nặng thuế muối là vì muốn nhân dân ta cơ thể ốm yếu, ngu dốt, lạc hậu giúp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, vì muối là thành phần thiết yếu và quan trọng trong bữa ăn.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng chống ác các em nhé!
Kiến thức tham khảo về cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng
1. Tiểu sử 2 Bà Trưng
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái quan Lạc tướng Mê Linh (miền Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn - Ba Vì - Sơn Tây - Hà Nội. Chồng mất sớm, bà Man Thiện một mình nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị; bà dạy cho con nghề trồng dâu, nuôi tằm; dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe và võ nghệ.
Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.
Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn được nhân dân Mê Linh tin phục. Từ lâu, hai chị em bà vẫn căm thù cuộc sống bạo ngược của viên thái thú nhà Đông Hán là Tô Định. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ.
Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách làm cho thế lực của bà - thế lực đối lập với chính quyền do Tô Định là đại biểu - lại càng lớn mạnh. Để tước bớt thế lực của gia đình Trưng Trắc đã lan ra khắp miền đất Vĩnh Phúc, Tô Định đã tìm cách giết chết Thi Sách. Hành vi bạo ngược của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng, mà trái lại càng làm cho bà thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, áp bức của nhà Đông Hán, khôi phục độc lập, "đền nợ nước, trả thù nhà".
Bà Trưng đã đặt nợ nước lên trên thù chồng. Trên dàn thề trước ba quân, bà nêu rõ 4 mục tiêu của cuộc khởi nghĩa:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
2. Nguyên nhân của cuộc khởi Hai Bà Trưng
Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa
Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi Hai Bà Trưng do chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc với sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
Bên cạnh đó cuộc khởi nghĩa cũng có nguyên nhân gián tiếp do Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta. Tuy nhiên việc này lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ. Chính sách bạo ngược này thực ra là chính sách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán với toàn bộ người Âu Lạc, từ lạc tướng cho đến nô lệ.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1:
+ Năm 40, sau Công Nguyên Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Giai đoạn 2:
+ Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
+ Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc (Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu. Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu).
+ Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
+ Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Kết quả
Được nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán tan vỡ đến đấy. Các dân tộc Mán, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông) đều hưởng ứng. Bọn Tô Định, Thứ sử, Thái thú của nhà Đông Hán thấy nghĩa quân nổi lên như vũ bão, đều hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào nổi dậy rộng lớn của quần chúng ở khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa
Nguyên nhân của thắng lợi năm 40 của khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân. Tuy nhiên do nhà Hán quá mạnh và tương quan lực lượng giữa hai bên khác biệt mà sau đó cuộc khởi nghĩa thất bại.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ kiên cường. Bên cạnh đó cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
Từ khóa » Thuế Sắt Và Thuế Muối
-
Tại Sao Nhà Hán đánh Nhiều Loại Thuế Và đặc Biệt Là Thuế Muối Và Sắt
-
Tại Sao Phong Kiến Phương Bắc Lại đánh Nặng Thuế Sắt Và Thuế Muối
-
Phân Tích Lí Do Nhà Hán đánh Thuế Nặng Vào Muối Và Sắt? - Thanh Duy
-
Tại Sao Chính Quyền đô Hộ Lại đánh Thuế Rất Nặng Vào Hai Loại Hàng ...
-
Tại Sao Chính Quyền đô Hộ Lại đánh Thuế Rất Nặng Vào Thuế ... - Hoc24
-
Tại Sao Nhà Hán đánh Nhiều Thứ Thuế ở Nước Ta,đặc Biệt Là ... - Hoc24
-
Vì Sao Nhà Hán đánh Thuế Nặng Vào Muối Sắt - LuTrader
-
Tại Sao Chính Quyền đô Hộ Lại đánh Thuế Rất Nặng Vào Thuế ...
-
Vì Sao Nhà Hán Bắt Dân Ta đóng Nhiều Loại Thuế Nặng Nhất Là Thuế Mu
-
Vì Sao Nhà Hán đánh Thuế Nặng Hai Mặt Hàng Là Sắt Và Muối
-
Tại Sao Nhà Hán đánh Nhiều Loại Thuế Và đặc Biệt Là Thuế Muối Và Sắt ?
-
Tại Sao Chính Quyền Phương Bắc đặt Ra Nhiều Thứ Thuế, đặc Biệt Là ...
-
Tại Sao Phong Kiến Phương Bắc Lại Giữ độc Quyền Thuế Sắt Và đánh ...
-
[PDF] LỊCH SỬ THUẾ VIỆT NAM