Tại Sao Chúng Ta Không Cần Phải Mặc đồ Bảo Hộ Kín để Phòng Lây ...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Trong thời gian qua, hình ảnh nhân viên y tế mặc đồ kín mít từ đầu tới chân trong những phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) màu xanh hoặc trắng để thực hiện nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch. Nhiều trường hợp đã ngất xỉu vì nóng bức và ngột ngạt. Có lẽ ai cũng nhớ hình ảnh các cháu nhỏ bị F0 đi cách ly với bộ đồ quá khổ, lệt bệt trèo lên xe cứu thương. Nhìn các cháu ai cũng thấy thương và xót xa trong lòng.
Trong thời gian qua, hình ảnh nhân viên y tế mặc đồ kín mít từ đầu tới chân trong những phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) màu xanh hoặc trắng để thực hiện nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch. Nhiều trường hợp đã ngất xỉu vì nóng bức và ngột ngạt. Có lẽ ai cũng nhớ hình ảnh các cháu nhỏ bị F0 đi cách ly với bộ đồ quá khổ, lệt bệt trèo lên xe cứu thương. Nhìn các cháu ai cũng thấy thương và xót xa trong lòng.
Khi dịch Covid-19 mới xuất hiện, nhân viên y tế chưa được chích ngừa, thế giới chưa hiểu rõ ràng về con đường lây nhiễm của vi-rút SARS-CoV-2 như thế nào, thì bộ trang phục bảo hộ là vũ khí duy nhất bảo vệ cho nhân viên y tế khi tham gia điều trị và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Sau hai năm chiến đấu với Covid-19, chúng ta ngày càng hiểu nhiều hơn về vi-rút Corona, các nhà khoa học xác định vi-rút Corona lây lan qua các giọt bắn từ người bệnh phát tán ra, rồi xâm nhập vào người lành bởi hai con đường. Con đường thứ nhất là đường trực tiếp, khi người lành hít phải giọt bắn chứa vi-rút vào đường thở sẽ bị mắc bệnh. Con đường thứ hai là con đường gián tiếp, khi bàn tay người lành dính giọt bắn chứa vi-rút, rồi đưa tay lên chạm vào mắt, mũi, miệng của mình rồi bị nhiễm bệnh. Như vậy mắt, mũi, miệng và bàn tay là những con đường chính yếu đem vi-rút Corona xâm nhập cơ thể.
Bộ đồ bảo hộ cá nhân kín mít không chừa một khoảng trống nào của người mặc, nó trở nên thừa thãi khi che chắn những vị trí không phải là đường xâm nhập của vi-rút như da, tóc, bàn chân, ngực, bụng… Mặc khác bộ đồ bảo hộ cá nhân còn gây nhiều bất lợi cho người mặc, như viêm da dị ứng, ngất xỉu vì say nóng, bác sĩ không thể mang ống nghe để khám bệnh, nhân viên y tế không thể đi vệ sinh trong một thời gian dài, ảnh hưởng tới hoạt động của thận, đường ruột.
Theo ý kiến của Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam dựa trên đánh giá rủi ro và phương thức lây truyền vi-rút SARS-CoV-2, việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn hợp lý, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng và nhu cầu xét nghiệm tăng cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế.
Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, từ tháng 6 năm ngoái, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn số 5063/BYT-DP về việc sử dụng PPE khi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 như sau: Nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm giám sát Covid-19 có thể sử dụng bộ quần áo rời phù hợp kích cỡ gồm áo blouse dài tay bao phủ từ cổ đến đầu gối, có dây buộc cố định sau gáy và quanh eo, mũ trùm đầu, bao giày rời. Không nhất thiết mặc bộ bảo hộ liền thân; Người thực hiện lấy mẫu cần thực hiện đúng quy trình sử dụng khẩu trang để đảm bảo độ ôm khít với khuôn mặt; Trong quá trình lấy mẫu sử dụng găng tay y tế.
Trong thời điểm hiện nay, khi toàn bộ nhân viên y tế đã tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19 thì nguy cơ mắc bệnh nặng rất thấp. Do đó, để công việc thuận lợi, đảm bảo sức khỏe của nhân viên y tế khi lấy mẫu hay khám bệnh, chúng ta chỉ cần mang khẩu trang N95, kèm miếng chắn giọt bắn, đeo găng tay, tức là che chắn cẩn thận bốn vị trí mắt, mũi, miệng và bàn tay, là nơi vi-rút có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Như thế đã an toàn mà không cần phải mặc đồ bảo hộ kín mít như trước đây nữa.
Bác sĩ Nguyễn Thành Úc
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Tiền Giang: Hội nghị tổng kết công tác Y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - 31/12/2024 Tiền Giang: Tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 - 31/12/2024 Nhìn lại năm 2024: Đổi mới và sáng tạo, thúc đẩy phát triển y tế trong thời đại số - 31/12/2024 Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành Y tế năm 2025 - 26/12/2024 Chợ Gạo tổng kết công tác Y tế năm 2024 - 25/12/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » Bộ ảnh Bảo Hộ Y Tế
-
Vì Sao Nóng đỉnh điểm Mà Nhân Viên Y Tế ở Bắc Giang Vẫn Phải Mặc ...
-
Bộ Quần áo Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch Y0242
-
Có Những Hy Sinh Không Lời Nào Diễn Tả! - HCDC
-
Quần áo Bảo Hộ Y Tế Giá Rẻ Bán đầy Chợ Mạng - Báo Người Lao động
-
Dịch COVID-19, Cán Bộ Y Tế Không Cần Phải Mặc đồ Bảo Hộ Kín Mít
-
Ngăn Chặn Kịp Thời Trên 8.300 Bộ Quần áo Bảo Hộ Y Tế Không Rõ ...
-
Sử Dụng An Toàn, Hiệu Quả Phương Tiện Phòng Hộ ... - Dịch COVID-19
-
Vì Sao Cán Bộ Y Tế Nhất Thiết Phải Mặc Bộ Bảo Hộ Chống COVID-19?
-
đồ Bảo Hộ - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
COVID-19 Thay đổi, Y Bác Sĩ Có Cần Mặc đồ Bảo Hộ Kín Mít Khi Lấy ...
-
Quần Áo Bảo Hộ Y Tế Nào Được Sử Dụng Rộng Rãi Hiện Nay?
-
Quần Áo Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch 4 Món: Mũ Liền Thân&Bọc Giày
-
Bức Xúc Bộ ảnh Phản Cảm Về đồ Bảo Hộ, Chàng Trai Làm điều ý Nghĩa ...
-
Học Sinh Lớp 10 Cải Tiến Bộ đồ Bảo Hộ Phòng, Chống Dịch Covid-19
-
TỔN THƯƠNG DA LIÊN QUAN ÁO CHOÀNG BẢO HỘ
-
Niềm Tin đến Ngày Không Cần Mặc Bộ đồ Bảo Hộ
-
Địa Chỉ Mua Quần áo Bảo Hộ Y Tế Phòng Dịch Giá Rẻ - Namtrung Safety